Môn : Toán
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN
VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Số 1 nhân với số nào cũng cho kết quả bằng chính số đó. Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính nó.
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
số 1 trong phép nhân
và phép chia
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Số 1 nhân với số nào cũng cho kết quả bằng chính số đó. Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính nó.
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau: (Mỗi em 1 nội dung). Tính chu vi hình tam giác có các cạnh lần lượt:
4cm, 7cm, 9cm.
12cm, 8cm, 14cm.
11cm, 10cm, 9cm.
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu phép nhân có thừa số bằng 1:
- Nêu phép nhân 1 x 2 và y/c HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 1 x 2 = ?
- Tiến hành tương tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
+ Từ các phép tính 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4, các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số.
- Ghi Kl đó lên bảng, y/c HS đọc lại.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1, 3 x 1, 4 x 1.
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của 1 số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân ấy như thế nào?
- Nêu KL: Số nào nhân với 1 cũng bằng số đó. Ghi bảng.
b/ Giới thiệu phép chia cho 1:
- Nêu phép tính 1 x 2 = 2, y/c HS dựa vào phép nhân để lập phép chia tương ứng.
+ Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
- Tiến hành tương tự với 1 x 3, 1 x 4 để rút ra 3 : 1 = 3, 4 : 1 = 4.
- Ghi lên bảng các phép chia vừa tìm được, y/c HS nhận xét về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu KL: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
c/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 :
- Y/c HS tự làm bài sau đó cho 1 em đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài trong VBT.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng, kết luận đáp án đúng, cho điểm HS đồng thời chấm 1 số vở của HS.
Bài 3 :
- BT y/c làm gì?
+ Mỗi biểu thức có mấy dấu phép tính?
+ Vậy khi thực hiện tính, ta phải làm như thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, cho cả lớp làm trong VBT.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- KL đáp án đúng, cho điểm HS và chấm, chữa 1 số vở của HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Y/c HS nhắc lại các kết luận của bài.
- Xem lại các bài tập, học thuộc kết luận, chuẩn bị bài: “Số 0 trong phép nhân, phép chia”.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- Theo dõi và trả lời.
1 x 2 = 1 + 1 = 2
1 x 2 = 2
- Thực hiện y/c để rút ra:
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 =4
- Quát sát các phép nhân. Suy nghĩ và phát biểu: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Đọc lại KL và ghi nhớ.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Khi thực hiện phép nhân của 1 số với 1 thì kết quả chính là số đó.
- Đọc lại và ghi nhớ KL.
- Nêu 2 phép chia:
2 : 1 = 2
2 : 2 = 1
- Đọc các phép chia:
3 : 1 = 3, 4 : 1 = 4
- Nêu nhận xét: Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- Đọc và ghi nhớ KL.
- Tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra bài của bạn theo kết quả của bạn đọc bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài cá nhân.
- Nhận xét bài của bạn:
1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3
2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
- Tính
- Có 2 dấu phép tính.
- Tính từ trái sang phải.
- Làm bài, chữa bài theo đáp án:
4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (lấy điểm)
+ Nội dung : Các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏivề nội dung bài đọc.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
- Ôn luyện cách đáp lời cám ơn của người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học.
2/ KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Chú ý : Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : KHI NÀO ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Khi nào hoa phượng vĩ nở rực ?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi ”Khi nào ?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ? Thời gian hay địa điểm ?
- Vậy ta hãy đặt câu hỏi cho bộ phận nầy như thế nào ?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 HS lên trình bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐÁP LỜI CẢM ƠN CỦA NGƯỜI KHÁC
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảm ơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần có thái độ như thế nào ?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Khi nào ?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta : Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi : Khi nào ?
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về thời gian.
- Đọc : Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè.
- Suy nghĩ và trả lời : Khi hè về.
- Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
- Bộ phận “Những đêm trăng sáng“
- Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
- Câu hỏi : Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ?
- 1 số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
- Đáp án:
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà, bạn không phải cám ơn đâu./ Thôi mà, có gì đâu./…
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ,/..
c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé,/…
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về thời gian.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1)
- Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
- Ôn luyện cách dấu chấm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2/ KIỂM TRA BÀI TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ TRÒ CHƠI MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ BỐN MÙA
- Chia lớp ra thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ ( ở mỗi nội dung cần tìm từ, GV có thể cho HS 1, 2 từ để làm mẫu), sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc.
Đáp án :
- HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 12
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, …
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn,…
Hoa cúc, …
Hoa mận, hoa gạo, hoa sữa, …
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo,…
Nhãn, sấu, vải, xoài, …
Bưởi, na, hồng, cam,…
Me, dưa hấu, lê,…
Thời tiết
Ấm áp, mưa, phùn, …
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiều, lũ lụt, …
Mát mẻ, nắng nhẹ, …
Rét mướt, gió mùa đông bắc giá lạnh, ...
- Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ, đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài.
- Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rãi khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên
4/ LUYỆN CÁCH DÙNG DẤU CHẤM
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi 1 HS đọc làm bài, đọc cả dấu chấm.
- Nhận xét và chấm điểm 1 số bài của HS.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
Môn : Tập Viết
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn : Toán
số 0 trong phép nhân
và phép chia
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Không có phép chia cho 0.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau:Tính:
4 x 4 x 1
5 : 5 x 5
2 x 3 : 1
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0:
- Nêu phép nhân 2 x 0 và y/c HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 0 x 2 = ?
- Tiến hành tương tương tự với 0 x 3 và 0 x 4.
- Hỏi: Từ các phép tính trên, em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số.
- Viết KL lên bảng, y/c HS đọc lại.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 0, 3 x 0, 4 x 0.
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của 1 số nào đó với 0, thì kết quả có gì đặc biệt?
- Y/c HS nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
b/ Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:
- Nêu phép tính 0 x 2 = 0, y/c HS dựa vào phép nhân để lập phép chia tương ứng có số bị chia là 0.
- Tiến hành tương tự để có 0 : 5 = 0.
- Y/c HS nhận xét về thương của các phép chia có số bị chia là 0.
- Nêu KL: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Chú ý: Không có phép chia cho 0.
c/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1, 2 : Tính
- Y/c HS tự làm bài sau đó cho 1,2 em đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3 :
- BT y/c làm gì?
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, y/c cả lớp làm vào VBT.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS và chấm, chữa 1 số vở của HS.
Bài 4 :
- Hỏi: Mỗi biểu thức có mấy dấu tính?
+ Khi thực hiện tính phải làm như thế nào?
- Y/c 3 HS lên bảng, cả lớp làm trong VBT.
- Nhận xét, chữ bài, chấm điểm cho HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Y/c HS nhắc lại các phần kết luận của bài.
- Học thuộc các kết luận, xem lại các bài tập. Xem bài: “ Luyện tập”.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- Trả lời: 0 x 2 = 0 + 0 = 0
- 0 x 2 = 0
- Thực hiện theo y/c để rút ra:
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 3 vậy 0 x 3 = 0
0 x 4 = 0 + 0 + 0 + 0 = 0 vậy 0 x 4 =0
- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- Đọc ghi nhớ KL.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi
2 x 0 = 0, 3 x 0 = 0, 4 x 0 = 0
- Kết quả bằng 0.
- Đọc ghi nhớ KL.
- Suy nghĩ trả lời:
0 : 2 = 0
- Nêu: Các phép chia có số bị chia là 0 sẽ có thương là 0.
- Nhắc lại và ghi nhớ KL.
- Làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra kết quả của nhau.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài.
- Nhận xét sửa bài của bạn:
- Có 2 dấu phép tính.
- Tính từ trái sang phải.
- Làm bài, sau đó sửa bài:
2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 0
5 : 5 x 0 = 5 x 0 = 0
Môn : Kể Chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 6
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi.
- Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
- 4 lá cờ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
-Nêu mục tiêu tiết học.
2/ KIỂM TRA LẤY ĐIỂM HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ TRÒ CHƠI MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ MUÔNG THÚ
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi : Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1 : GV đọc lần lượt từng câu đố về tên từng con vật. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước thì được quyền trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không có điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 2 : Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ 2 điểm, đội giải câu đố được cộng thêm 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố giải đố được cộng thêm 2 điểm. Đội bạn trừ đi 1 điểm. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của con vật bất kì.
- Tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
4/ KỀ VỀ MỘT CON VẬT MÀ EM BIẾT
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý : HS có thể kể lại một câu chuyện mà em biết về con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của con vật mà em biết.
- Tuyên dương những HS kể tốt.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.
- Chia đội theo hướng dẫn của GV.
- Giải đố. Ví du :
Vòng 1 :
1/ Con vật này có bờm được mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử)
2/ Con gì thích ăn hoa quả ? (khỉ)
3/ Con gì có cổ dài nhất ? (hươu cao cổ)
4/ Con gì chung thành với chủ ? (chó)
5/ Nhát như … ? (thỏ)
6/ Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột ? (mèo) …
Vòng 2 :
1/ Cáo được mệnh danh là con vật như thế nào ? (tinh ranh)
2/ Nuôi chó để làm gì ? (trông nhà)
3/ Sóc chuyền cành như thế nào ? (khéo léo, nhanh nhẹn)
4/ Gấu trắng có tính gì ? (tò mò)
5/ Voi kéo gỗ như thế nào ? (rất khỏe, nhanh, …) …
- Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Môn : Thủ Công
Làm đồng hồ đeo tay
Tiết 2
I/ chuẩn bị:
- Đồng hồ đeo tay mẫu bằng giấy thủ công.
- Hình vẽ quy trình các bước làm đồng hồ.
- Giấy thủ công, dụng cụ cắt dán.
Ii/ các hoạt động dạy học:
1. Nhắc lại quy trình làm đồng hồ:
- GV treo hình vẽ quá trình lên bảng.
- Lần lượt gọi vài HS lên bảng nói lại quá trình làm đồng hồ. Theo 4 bước:
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
+ Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ.
+ Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
2. HS thực hành làm đồng hồ:
- GV tổ chức cho HS làm theo nhóm 4 em. Nêu y/c mỗi em phải hoàn thành 1 đồng hồ.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS và y/c các nhóm giúp đỡ nhau. Chú ý:
+ Nếp gấp phải sát, miết kĩ.
+ Khi gài dây đeo phải bóp nhẹ mặt đồng hồ để gài cho dễ.
- Tổ chức cho từng nhóm lên trình bày sản phẩm, y/c cả lớp nhận xét.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
3. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kinh nghiệm thực hành và sản phẩm của HS.
- Tiết sau mang giấy thủ công, dụng cụ cắt dán làm bài: Làm vòng đeo tay.
Môn :Tập Đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TIẾT 5
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1)
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : ”Như thế nào ? ”
- Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học.
2/ KIỂM TRA TIẾT HỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : NHƯ THẾ NÀO ?
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Câu hỏi : ”Như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Mùa hè, hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở như thế nào ?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi ” Như thế nào ? ”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi một số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
4/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH CỦA NGƯỜI KHÁC
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời khẳng định và phủ định của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời khẳng định (a, b) và phủ định (c), 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Câu hỏi “Như thế nào ? ” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Khi đáp lại lời khẳng định hay phủ định của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi ”Như thế nào ? ” và cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
- Bài tập yêu cầu chúng ta : Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào ? ”
- Câu hỏi “Như thế nào ? ” dùng để hỏi về đặc điểm.
- Đọc : Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực 2 bên bờ sông .
- Đỏ rực.
- Suy nghĩ và trả lời : Nhởn nhơ.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Chim đậu trắng xóa trên các cành cây.
- Bộ phận ”trắng xóa”.
- Câu hỏi : Trên những cành cây, chim đậu như thế nào ?/ Chim đậu như thế nào trên những cành cây ?
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Đáp án :
b) Bông cúc sung sướng như thế nào ?
Đáp án :
a) Ôi, thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ? Con sẽ chờ để xem nó ./ Cảm ơn ba ạ./ ...
b) Thật à? Cảm ơn cậu đã báo với tớ tin vui này./ Ôi, thật thế hả? Tớ cảm ơn bạn, tớ mừng quá./ Ôi, tuyệt quá. Cảm ơn bạn./…
c) Tiếc quá, tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./ Thưa cô, tháng sau chúng em sẽ cố gắng để đọat giải nhất./ Thầy (cô) đừng buồn. Chúng em hứa tháng sau sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./…
- Câu hỏi “Khi nào ? ” dùng để hỏi về đặc điểm.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
Môn : TNXH
Loài cây sống ở đâu?
I/ MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết:
- Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to.
- Bộ sưu tầm ảnh các con vật.
- Giấy khổ to (5tờ) hồ dán.
- Thẻ từ ghi sẵn.
- HS: Tự sưu tầm và mang theo các con vật trong tranh ảnh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. KIỂM TRA:
3. dạy bài mới:
a/ Khởi động:
- GV cho cả lớp hát vui bài: “Chú chim nhỏ dễ thương”.
- GV hỏi.
· Loài vật có thể sống ở những đâu?
- GV nói: Loài vật có thể sống ở khắp mọi nơi. Qua bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. GV ghi tựa bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.
b/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nhận ra loài vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, các nhóm quan sát tranh trong SGK và nói về những gì các em nhìn thấy trong hình và trả lời các câu hỏi trong SGK: 1 em hỏi, 1 em trả lời và ngược lại.
+ Hình nào cho biết:
Loài vật sống trên mặt đất?
Loài vật sống dưới nước?
Loài vật bay lượn trên không?
Loài vật đó trên gì? Nó sống ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV lần lượt treo từng ảnh phóng to lên bảng, sau đó GV gọi lần lượt từng cặp lên trình bày. 1em hỏi, 1em trả lời.
- GV gọi lớp nhận xét. GV nhận xét từng nhóm và tuyên dương các nhóm.
+ Hình 1: Đàn chim đang bay trên bầu trời. (bay lượn trên không).
+ Hình 2: Đàn Voi đang đi trên đồng cỏ, 1 chú Voi con đi bên cạnh mẹ thật dễ thương. (sống trên cạn)
+ Hình 3: Một chú Dê bị lạc đàn đang ngơ ngác. (sống trên cạn)
+ Hình 4: Những chú Vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ (vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước)
+ Hình 5: Dưới biển có nhiều loài cá, tôm, cua (sống dưới nước)
- GV giới thiệu cho HS xem hình con cá Ngựa thật.
- GV hỏi.
· Loài vật có thể sống ở đâu?
GVKL: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.
c/ Hoạt động 2: Triển lãm.
* Mục tiêu:
- HS củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của động vật.
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- GV cho các nhóm trưởng y/c các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm cho cả nhóm xem.
- GV cho các nhóm phân thành 3 nhóm và dán vào giấy khổ to, nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn, nhóm bay lượn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và nêu các con vật và nói các con vật đó sống ở đâu.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chung.
GVKL chung: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bào vệ chúng.
- Cả lớp hát vui.
- HS tự trả lời.
- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS thảo luận nhóm đôi. Các nhóm nhìn sách các tranh và thảo luận theo y/c của GV.
- Lần lượt từng nhóm lên trình bày1 em hỏi, 1 em trả lời. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- Thảo luận nhóm 4. Các thành viên dán các con vật vào nhóm thích hợp.
- Đại diện nhóm trưởng lên dán kết quả của nhóm.
- Lớp nhận xét.
Môn : Toán
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Tự lập bảng nhân và chia cho 1.
- Củng cố về phép nhân có thừa số là 1 và 0. phép chia có số bị chia là 0.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT: Tính:
4 x 0 : 1
5 : 5 x 0
0 x 3 : 1
* Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 :
- Y/c HS tự nhẩm kết quả, sau đó nối tiếp nhau đọc từng phép tính.
- Y/c cả lớp đọc bảng nhân và chia cho 1.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình.
- Hỏi: 1 số cộng với 0 cho kết quả như thế nào?
+ Vậy 1 số khi nhân với 0 thì kết quả ra sao?
+ Khi thực hiện phép chia 1 số nào đó cho 1 thì kết qủa như thế nào?
+ Kết quả của phép chia có số bị chia là 0 sẽ bằng bao nhiêu?
Bài 3 :
- Chọn 2 đội lên bảng, tổ chức cho HS thi nối nhanh kết quả với phép tính. Đội nào nối nhanh đúng sẽ thắng cuộc.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhắc lại những kết luận về: “Số 1 trong phép chia và phép nhân”. “Số 0 trong phép chia và phép nhân”.
- Xem lại các BT. Xem bài: Luyện tập chung.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- Đọc phép tính và kết quả. Cả lớp nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Làm bài, nghe bạn đọc bài, nhận xét và sửa chữa.
- Cho kết quả bằng chính số đó.
- Kết quả là 0.
- Kết quả sẽ là chính số đó.
- Sẽ bằng 0.
- 2 đội lên chơi, mỗi đội 3 em, cả lớp theo dõi nhận xét.
Môn : Chính Tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 8
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi Đố chữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- 4 ô chữ như SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2/ KIỂM TRA LẤY ĐIỂM HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ CỦNG CỐ VỐN TỪ VỀ CÁC CHỦ ĐIỂM ĐÃ HỌC
- Chia lớp ra thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Nhóm xong đầu tiên được 3 điểm, nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10 phút. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.
- Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.
Đáp án :
S
Ơ
N
T
I
N
H
Đ
Ô
N
G
B
Ư
U
Đ
I
Ệ
N
T
R
U
N
G
T
H
U
T
H
Ư
V
I
Ệ
N
V
I
T
H
I
Ề
N
S
Ô
N
G
H
Ư
Ơ
N
G
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết
Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 7
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : ”Vì sao ?”
- Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ KIỂM TRA
File đính kèm:
- T27.DOC