Giáo án giảng lớp 2 tuần 28

Môn : Tập Đọc

KHO BÁU

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ

- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp

2. Hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ mới : cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu nội dung của truyện : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuọc sống ấm no, hạnh phúc.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Kiểm tra giữa học kì II Môn : Tập Đọc KHO BÁU I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ - Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp 2. Hiểu - Hiểu nghĩa của các từ mới : cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để. - Hiểu nội dung của truyện : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuọc sống ấm no, hạnh phúc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương án ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI - Sau bài kiểm tra giữa kỳ, các con sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối - Treo bức tranh minh hoạbài tập đọc và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? - Hai người đàn ông tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Luyện đọc đoạn 1,2 a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc : Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con. Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng. Hai câu cuối, đọc với giọng chậm. Khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ : + Tìm các từ có âm đầu l/n, … trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia thành 3 đoạn. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 - Trong đọan văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sáng tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc của nhà nông. - Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến,sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức choHS luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này - Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2 - Gọi HS đọc lại đoạn 3. Sau đó theo dõi HS đọc và sửa những lỗi sai nếu các em mắc phải. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để nhận xét . - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm e) Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 2.2. Tìm hiểu bài - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải. - Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân. - Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì ? - Tính nết của hai con trai của họ như thế nào? - Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà ? - Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ? - Theo lời cha, hai người con đã làm gì ? - Kết quả ra sao ? - Gọi HS đọc câu hỏi 4 - Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời - Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Kết luận : Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. - Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì? - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn của câu chuyện. - Qua câu chuyện con hiểu được điều gì ? - Cho điểm HS - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngắt. - Mở SGK trang 83 - Theo dõi và đọc thầm theo. - Tìm các từ và trả lời theo yêu cầu của GV + Các từ đó là : nông dân, quanh năm, hai sương 1 nắng, cuốc bẫm cày sâu, lặn mặt trời, cấy lúa, lúc nào, làm lụng, lâm bệnh nặng, đàng hoàng, hão huyền, trồng lúa, liên tiếp, dặn dò, … + Các từ đó là : quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫy cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để, … - 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Chia thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV : + Đoạn 1 : Ngày xưa … một cơ ngơi đàng hoàng + Đoạn 2 : Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu … các con hãy đào lên mà dùng. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - 1 HS khá đọc bài. - Nghe GV giải nghĩa từ. - Luyện đọc câu : Ngày xưa,/ có 2 vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi trời lặn mặt trời.// - Luyện đọc câu : Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu,/ các con hãy tự hào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng) - 1 HS đọc bài - 1 HS đọc lại đoạn 3 - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (đọc 2 vòng) - Lần lượt HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong lớp tự chỉnh sửa lỗi cho nhau - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. - HS theo dõi bài trong SGK - 1 HS đọc bài - Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẩm cài sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ biết cấy lúa, trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. - Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng - Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. - Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng. - Người cha dặn : Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng. - Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu. - Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa. - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? - HS đọc thầm 1. Vì đất ruộng vốn là đất tốt 2. Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu. Đất được làm kĩ nên lúa tốt 3. Vì hai anh em trồng lúa giỏi. - 3 đến 5 HS phát biểu - 1 HS nhắc lại - Là sự chăm chỉ, chuyên cần - Chăm chỉ lao động chúng sẽ được ấm no hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động, yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới được ấm no, hạnh phúc. Môn : Tập Viết VIẾT CHỮ HOA Y – YÊU LUỸ TRE LÀNG I/ MỤC TIÊU : - Viết đúng, viết đẹp chữ cái Y hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Mẫu chữ Y hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. - Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng. - Vở Tập viết 2, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI : - Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ Y hoa và cụm từ ứng dụng Yêu luỹ tre làng. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa : a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ Y hoa : - Chữ Y hoa cao mấy li ? - Chữ Y hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào? - Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào ? - Điểm dừng bút của nét này nằm ở đâu ? - Hãy tìm điểm đặt bút và dừng bút của nét khuyết dưới. - Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ. b) Viết bảng : - Yêu cầu HS viết chữ Y hoa trong không trung và bảng con. - Sửa lỗi cho từng HS. 2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng : - Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng. - Luỹ tre làng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trên khắp mọi miền đất nước, đến đâu chúng ta cũng có thể gặp luỹ tre làng, vì thế người Việt Nam rrất yêu cây tre, gần gũi với luỹ tre làng. b) Quan sát và nhận xét : - Cụm từ Xuôi chèo mát mái có mấy chữ, là những chữ nào ? - Nêu chiều cao của các chữ trong cụm từ. - Khi viết chữ Yêu ta viết nét nối giữa chữ Y và ê như thế nào ? - Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng : - Yêu cầu HS viết chữ Yêu vào bảng con. Theo dõi và sửa lỗi cho HS. 2.3. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết : - GV chỉnh sửa lỗi. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai. - Chữ Y hoa cao 8 li, 5 li trên và 3 li dưới. - Chữ Y hoa gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết dưới. - Điểm đặt bút của nét móc hai đầu nằm trên ĐKN 5, giữa ĐKD 2 và 3. - Nằm trên ĐKD 5, giữa ĐKN 2 và 3. - HS quan sát chữ mẫu và trả lời : + Đặt bút nằm tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 5. + Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. - Viết bảng. - Đọc : Yêu luỹ tre làng. - Cụm từ có 4 chữ nghép lại với nhau, đó là : Yêu, luỹ, tre, làng. - Chữ l. g cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Từ điểm cuối của chữ Y viết tiếp luôn chữ ê - Dấu ngã đặt trên chữ y, dấu huyền đặt trên chữ a - Bằng 1 con chữ o. - Viết bảng. - HS viết : + 1 dòng chữ Y, cỡ vừa. + 1 dòng chữ Y, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Yêu, cỡ vừa. + 1 dòng chữ Yêu, cỡ nhỏ. + 1 dòng cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng, cỡ chữ nhỏ. Môn : Toán Đơn vị – chục – trăm – nghìn I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. - Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. - Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. Ii/ chuẩn bị: - 10 hình vuông biểu diễn 100 đơn vị. - 20 hình chữ nhật biểu diễn 10 đơn vị. Bộ thiết bị toán. - 1 số hình vuông, chữ nhật biểu diễn 1, 2, 3……9 đơn vị. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. dạy – học bài mới: a/ Giới thiệu: - Hỏi HS: Các em đã được học đến số nào? (100) - Giới thiệu: Từ giờ học hôm nay, các em sẽ được học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vị 1000. Bài đầu tiên về: Đơn vị – chục – trăm – nghìn. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Ôn tập về đơn vị chục và trăm: - Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi: Có mấy đơn vị? - Tiếp tục gắn 2, 3, 4 …..10 ô vuông (như bài học) và y/c HS nêu số đơn vị tương tự như trên. - Hỏi: 10 đơn vị còn gọi là gì? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? - Viết lên bảng 10 đơn vị = 1 chục. - Gắn lên bảng các hinh chữ nhật biểu diễn 1 chục và y/c HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm ở phần đơn vị. - Hỏi: 10 chục bằng mấy trăm? - Viết lên bảng 10 chục = 100. c/ Giới thiệu 1 nghìn: * Giới thiệu số tròn trăm: - Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 dưới hình vuông biểu diễn 100. - Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm? - Giới thiệu: Để chỉ số lượng 200, người ta dùng số 2 trăm, viết 200. Viết 200 lên bảng dưới 2 hình vuông. - Y/c HS viết bảng con số 200. - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, ….9 để giới thiệu các số 300, 400, 500,…900. - Giới thiệu: Những số này gọi là số tròn trăm. * Giới thiệu số 1000: - Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi có mấy trăm? - Giới thiệu: Mười trăm được gọi là 1 nghìn. - Viết lên bảng 10 trăm = 1 nghìn. - Giới thiệu: Để chỉ số lượng 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000 (viết lên bảng). Y/c HS viết và đọc 1 nghìn. - Hỏi:+ 1 chục bằng mấy đơn vị? + 1 trăm bằng mấy đơn vị? + 1 nghìn bằng mấy đơn vị? - Y/c HS nhắc lại các mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. d/ Luyện tập – thực hành: + Đọc và viết số: - Gắn các hình vuông biểu diễn số đơn vị, số chục, số tròn trăm bất kì lên bảng, Y/c HS đọc số và viết số vào bảng con. - Nhận xét, sửa chữa cho từng HS. + Chọn hình phù hợp với số: - Đọc 1 số chục hoặc 1 số tròn trăm bất kì, y/c HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số GV đọc. 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Y/c từng cặp HS thực hiện lại BT b: chọn hình theo số. - Xem lại nội dung bài học. Xem bài: “Các số tròn trăm”. * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - Có 1 đơn vị. - Có 2, 3, 4……10 đơn vị. - 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. 1 chục bằng 10 đơn vị. - Nêu: 1 chục – 10, 2 chục – 20, 10 chục – 100. - 10 chục bằng 100. - Có 1 trăm. - Có 2 trăm. - Viết và đọc 200. - Viết và đọc các số từ 300…900. - Nhắc lại các số tròn trăm. - Có 10 trăm. - Theo dõi. - Đọc: 1 trăm bằng 1 nghìn. - Theo dõi, viết bảng con và đọc số 1000. - 1 chục = 10 đơn vị. - 100 = 10 chục - 1000 = 10 trăm - HS nhắc lại, ghi nhớ. - Thực hiện đọc số và viết số theo hình biểu diễn. - Làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV, sau mỗi lần chọn hình 2 HS ngồi cạnh kiểm tra kết quả của nhau. Môn : Kể Chuyện KHO BÁU I/ MỤC TIÊU : - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết kể chuyện bằng lời của mình, phân biệt giọng của các nhân vật. - Biết nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Bảng ghi sẵn các câu gợi ý. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI : - Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể câu chuyện Kho Báu. 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI : 2.1. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện : a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý : Bước 1 : Kể trong nhóm - Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. - Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. Bước 2 : Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. - Tổ chức cho HS kể 2 vòng. - Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. - Khi HS lúng túng GV có thế gợi ý từng đoạn. Ví dụ : Đoạn 1 : - Nội dung đoạn 1 nói gì ? - Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm như thế nào ? - Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay như thế nào ? - Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được? - Tương tự đoạn 2, 3. b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện - Gọi 3 HS xung phong lên kể lại câu chuyện. - Gọi các nhóm lên thi kể. - Chọn nhóm kể hay nhất. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà tập kể lại truyện và chuẩn bị bài sau. - Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Mỗi HS trình bày 1 đoạn - 6 HS tham gia kể. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần 1 - Hai vợ chồng chăm chỉ. - Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời. - Hai vợ chồng cần cù làm việc chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ. - Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gầy dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. - Mỗi HS kể lại một đoạn. - Mỗi nhóm 3 HS lên thi kể. Mỗi HS kể 1 đoạn. - 1 đến 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Môn : Thủ Công làm vòng đeo tay I/ mục tiêu: - HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. - Làm được vòng đeo tay. - Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra. Ii/ chuẩn bị: - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. - Hình vẽ quy trình làm vòng đeo tay. - Giấy thủ công, dụng cụ cắt, dán. - Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ. Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu : Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. dạy – học bài mới: a/ Kiểm tra: - Kiểm tra dụng cụ, sự chuẩn bị của HS. b/ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay bằng giấy và nêu câu hỏi gợi ý: + Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu? - Gợi ý: Muốn giấy đủ độ dài để làm thành vòng đeo tay vừa tay của em, phải dán nối các nan giấy. c/ Hướng dẫn: - Treo hình vẽ quy trình làm vòng đeo tay lên bảng, giới thiệu từng bước: * Bước 1: Cắt thành các nan giấy, lấy 2 tờ giấy thủ công 2 màu khác nhau cắt thành các nan rộng 1 ô. * Bước 2: Dán nối các nan giấy, dán nối đầu các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài khoảng 50 – 60 ô. * Bước 3: Gấp các nan giấy: + Dán đầu của 2 nan giấy lại. Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan, sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc. + Tiếp tục gấp theo thứ tự trên cho đến hết nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan giấy lại được 1 sợi dài. * Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay, dán 2 đầu của sợi giây vừa gấp được, được vòng đeo tay. c/ Tổ chức thực hiện mẫu: - Y/c HS lên bảng chỉ vào hình vẽ và nêu lại quy trình làm vòng đeo tay. - Y/c HS lấy giấy nháp làm theo quy trình. - Theo dõi quan sát HS làm bài, góp ý chỉnh sửa giúp các em còn lúng túng. - Mời 1 HS lên bảng nói lại quy trình làm vòng đeo tay. 3. củng cố – dặn dò: - Gọi 1 HS lên bảng nói lại quy trình làm vòng đeo tay. - Thực hiện làm ở nhà và chuẩn bị dụng cụ, tiết sau thực hành làm vòng đeo tay trên giấy thủ công. * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - Các tổ trưởng kiểm tra. - Quan sát vòng đeo tay, tham gia nêu ý kiến nhận xét. - Vòng được làm bằng giấy. Có 2 màu khác nhau. - Theo dõi. - Quan sát hình vẽ quy trình làm vòng đeo tay. - Theo dõi hướng dẫn từng bước làm vòng đeo tay. - Lần lượt 2, 3 HS lên bảng nói lại quy trình làm vòng đeo tay. - Thực hiện trên nháp. - 1 em lên bảng nói, cả lớp theo dõi góp ý. Môn : Tập Đọc BẠN CÓ BIẾT I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn tru cả bài, đọc đúng các từ khó : xê-côi-a ; bao-báp ; xăng-ti-mét các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ - Đọc toàn bài với giọng bản tin rành mạch, rõ ràng. 2. Hiểu. - Hiểu các từ mới trong SGK : tuổi thọ, ước tính, Vườn Quốc Gia Cúc Phương. - Hiểu nội dung bài : Cung cấp thông tin về 5 loài cây lạ trên thế giới (cây lâu năm nhất, cây to nhất, cây cao nhất, cây gỗ thấp nhất, cây đoàn kết). Có ý thức tìm đọc mục Bạn có biết trên các báo. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ SGK - Báo nhi đồng, Toán tuổi thơ, … - Bút dạ, giấy khổ to ghi sẵn nội dung. Các cây lạ mà con biết ở……………………………………. 1. Cây cao nhất ………………………………………….. 2. Cây thấp nhất …………………………………………. 3. Cây to nhất ……………………………………………. - Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Kho báu. - Nhận xét và cho điểm HS 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Giới thiệu mục Bạn có biết trên báo Nhi đồng, … và nêu : Chuyên mục này có rất nhiều điều lạvà hấp dẫn. Bài học hôm nay các con sẽ biết một số điều lạ về thế giới loài cây. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1 Chú ý : giọng rành mạch, rõ ràng, nghỉ hơi dài sau tiêu đề, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả để gây ấn tượng. b) Luyện phát âm -Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ : + Tìm các từ có âm đầu l/n trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sữa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Yêu cầu HS đọc từng mục trước lớp và tìm cách luyện đọc các câu dài. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh - Y/c HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. 2.3. Tìm hiểu bài - Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải - Yêu cầu cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi : Nhờ bài viết trên, em biết được điều gì mới ? - Vì sao bài báo lại được đặc tên là: Bạn có biết? - Gọi HS đọc câu hỏi 3 - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm - Chú ý hướng HS vào những cây cối xung quanh ta. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Bình chọn nhóm có bản tin hay nhất - Đọc mục Bạn có biết sẽ có tác dụng gì ? - Tìm một số mục Bạn có biết trong các báo cho HS đọc và hỏi lại nội dung từng tin đó. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà sưu tầm các tin trên mục bạn có biết để kể cho các bạn và người thân nghe. Về nhà chuẩn bị bài sau. - 3 HS đọc nối tiếp, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3 cả bài. - Theo dõi, quan sát - Theo dõi và đọc thầm theo - Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là : lâu năm, nối rễ, chia sẻ, xê-côi-a, bao- báp, xăng-ti-mét. + Các từ đó là: cao nhất, tiệm giải khát, thước kẻ rẽ, chia sẻ, xê-côi-a, bao-báp, xăng-ti-mét. - 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài - Tìm cách luyện đọc và đọc các câu dài. Cây to nhất.// Cây xê-côi-a 6000 tuổi ở Mỹ to đến mức/ người ta đặt được cả một tiệm giải khát trong gốc cây// cây bao-báp 4000 tuổi ở châu Phi cũng to không kém:/ cả một lớp 40 HS nắm tay nhau/ mới ôm được hết thân của nó.// - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5.(đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau - 1 HS đọc bài. - Đọc thầm. - 3 HS trả lời : Em biết trên thế giới có những cây nào sống lâu năm nhất, cây nào to nhất, cây gỗ nào thấp nhất, cây nào đoàn kết nhất, các cây đó mọc ở vùng nào. - Vì đó là những tin lạ mà mội người chưa biết./ vì đó là những tin sẽ gây ngạc nhiên cho mọi người./ Đặt tên như vậy để gợi trí tò mò cho mọi người./ - Hãy nói về cây cối ở làng, phố phường hay trường em - HS làm việc theo nhóm - HS phải nói được : Tên của cây, các chi tiết về độ cao, độ thấp, và to của cây. - HS trình bày kết quả thảo luận - Sẽ biết được nhiều điều mới lạ trên thế giới. - 3 đến 5 HS đọc báo Môn : TNXH một số loài vật sống trên cạn I/ MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết. - Nói tên và nêu lợi ich của 1 số con vật trên cạn. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả, thích sưu tấm tranh ảnh. II/ chuẩn bị: - Ảnh về các con vật trên cạn. - Phiếu ghi tên con vật (trò chơi củng cố). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. khởi động: - Trò chơi: “Con thỏ”. - GV điều kiển trò chơi. Mời 2 HS lên quan sát bắt bạn chơi sai. - Những bạn chơi sai bị phạt hát bài:“Con cò bé bé” 2. dạy – học bài mới: a/ Giới thiệu: - Động vật sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không. Có thể nói động vật sống ở trên mặt đất có số lượng đông nhất. Cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về những loại động vật này qua bài học hôm nay. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Làm việc với tranh ảnh ở SGK: - Y/c HS chia nhóm, quan sát hình ảnh ở SGK (trang 58, 59) và thảo luận theo nội dung: + Nêu tên con vật trong tranh ảnh. + Cho biết chúng sống ở đâu? Chúng ăn gì? + Con vật nào nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc nuôi trong vườn thú? - Y/c HS đứng tại chỗ phát biểu. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS. - Nêu thêm 1 số câu hỏi gợi ý mở rộng: + Tại sao Lạc Đà có thể sống ở sa mạc? + Kể thêm 1 số con vật sống trong lòng đất. - Nêu KL: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, Ngựa, Chó, Gà, Hổ…Có loài vật đào hang sống dưới đất như: Chuột, Thỏ, Giun, Dế…Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên nhất là thú quý hiếm. - Y/c HS cho biết những việc chúng ta phải làm để bảo vệ các loài vật. - Nhận xét, khen những ý kiến hay đúng. c/ Triển lãm tranh ảnh: - Tổ chức chia nhóm HS, y/c HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to, có ghi tên con vật và sắp xếp theo nhóm con vật do nhóm tự chọn: + Sắp xếp theo ích lợi hoặc có hại. + Sắp xếp theo loại thú nuôi trong nhà hoặc thú hoang ở rừng hay nuôi trong vườn thú… - Sau đó các nhóm trình bày k/q lên bảng và báo cáo. - Y/c HS dưới lớp nêu thêm câu hỏi cho bạn trình bày. VD: + Bạn có biết con gà sinh con như thế nào không? + Người ta nuôi dê để làm gì? + Bạn có biết con vật gì không có chân?… - GV theo dõi HS hoạt động. Góp ý chỉnh sửa thêm cho ý kiến của HS. d/ Hoạt động nối tiếp: - Trò chơi: Bắt trước tiếng con vật. + Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ tham gia. + Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt trước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu. + GV nhận xét, đánh giá, khen đội làm đúng hay. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò:Xem lại phần bài học, chuẩn bị bài sau: “Một số con vật sống dưới nước”. - HS nhắc lại tựa bài. - Chia nhóm 4 em, quan sát hình ảnh và thảo luận. Theo các nội dung trên. - Phát biểu cá nhân, bạn nhận xét, góp ý - Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng. - Thỏ, Chuột… - Nghe, nhắc lại và ghi nhớ KL. - Lần lượt phát biểu cá nhân: Không được giết hại, săn bắn trái phép. Nuôi và chăm sóc tốt các loài vật nuôi được trong nhà. Môn : Toán so sánh các số tròn trăm I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - So sánh các số tròn trăm. - Nắm được thứ tự c

File đính kèm:

  • docT28.DOC