Môn : Toán
KILÔMÉT
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
- Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km)
- Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ Việt Nam.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
kilômét
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
- Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km)
- Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km)
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km):
- GV nói: Các em đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đêximét, và mét. Để đo các khoảng cách lớn , chẳng hạn quãng đường giữa 2 tỉnh, ta dùng 1 đơn vị đo lớn hơn là kilômét.
- GV viết lên bảng: Kilômét viết tắt là km.
1km = 1000m
c/ Thực hành:
Bài 1: Số.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột.
- GV nhận xét sửa chữa.
1km = 1000m 1000m = 1km
1m = 10dm 10dm = 1m
1m = 100cm 100cm = 1dm
Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau:
- GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét.
B 42km · C
23km · 48km
A · · D
a. Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômét ?(23km).
b. Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét? (90km).
c. Quãng đườngtừ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét? (45km).
Bài 3: Nêu số đo.
- GV cho HS làm bài vào vở (nhìn SGK làm bài).
- GV chấm 1 số vở của HS.
Quãng đường
Dài
Hà Nội – Cao Bằng.
285km
Hà Nội – Lạng Sơn .
169km
Hà Nội – Hải Phòng.
102km
Hà Nội – Vinh.
308km
Vinh – Huế.
368km
TP HCM – Cần Thơ.
174km
TP HCM – Cà Mau.
354km
Bài 4: GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét.
Cao Bằng. c) Vinh – Huế.
Hải Phòng. d) HCM – Cần Thơ.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời miệng.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS nộp bài.
- HS trả lời miệng.
Môn : Tập Đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ
- Phân biệt được lời các nhân vật .
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây si già.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
- Chú ý : Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm; Lời của các thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ; Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
- Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc ? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi : Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
- Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- Hướng dẫn : Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3
- Hướng dẫn HS đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
c) Cả lớp đọc đồng thanh
TIẾT 2
2.3. Tìm hiểu bài
- GV đọc lại cả bài lần 2
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trang trại nhi đồng?
- Bác Hồ hỏi các em HS những gì ?
- Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác ?
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan ?
- Chỉ vào bức tranh : Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào ? Em hãy kể lại.
- Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy
- Tuyên dương những HS thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi :
+ Cậu bé đã làm gì không phải với cây si ?
+ Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó ?
+ Qua câu truyện này em hiểu được điều gì ?
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc bài
- Từ : quây quanh, hồng hào, trở lại, lời non nớt, leo lên, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời, nhận lỗi, …; quây quanh, tắm rửa, vâng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mừng rỡ,…
- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc bài đồng thanh.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Câu chuyện được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Một hôm … nơi tắm rửa …
+ Đoạn 2 : Khi trở lại phòng họp … Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- 1 HS khá đọc bài
- 1 HS đọc lại bài.
- 1 HS khá đọc bài
- Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn : Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi.
- 1 HS khá đọc bài
- Luyện đọc câu :
+ Thưa Bác,/ hôm nay cháu không vâng lời cô,// cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác,// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!//cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
-1 HS đọc đoạn 3
- Nối tiếp theo đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS theo dõi bài trong SGK.
- HS đọc
- Các em chạy ùa tới, quay quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp nơi tắm rửa.
- Các cháu có vui không ? /Các cháu ăn có ngon không ? /Các cô có mắng phạt các cháu không ? /Các cháu có thích kẹo không ?
- Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ, … của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
- Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
- Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là rất đáng khen.
- 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
- 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ).
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA M – MẮT SÁNG NHƯ SAO
I/ MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái M hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mẫu chữ M hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao.
- Vở Tập viết 2, tập hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI :
- Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ M hoa và cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ M hoa:
- Chữ M hoa cao mấy li , gồm mấy nét, là những nét nào ?
- Vừa giảng quy trình viết vừa tô trong khung chữ.
- Từ điểm đặt bút của ĐKN 5, ta viết nét móc hai đầu nên trái sao cho hai đầu đều lượn vào trong điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút đến đoạn nét cong ở ĐKN 5, viết tiếp nét móc xuôi trái độ rộng 1 ly, điểm dừng bút trên ĐKN 1. Từ điểm dừng bút của nét 2 lia bút lên doạn nét móc ở ĐKN 5 viết lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, điểm dừng bút ở giao điểm của ĐKN 2 , ĐKD 7.
- Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.
b) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ M hoa trong không trung và bảng con.
- Sửa lỗi cho từng HS.
2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng.
- Mắt sáng như sao là đôi mắt to, đẹp, tinh nhanh. Đây là cụm từ thường được dùng để tả đôi mắt của Bác Hồ.
b) Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ Mắt sáng như sao có mấy chữ, là những chữ nào ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ M hoa và cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Khi viết chữ Mắt ta viết nét nối giữa chữ M và ă như thế nào ?
- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Mắt vào bảng con. Theo dõi và sửa lỗi cho HS.
2.3. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết :
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai.
- Chữ M hoa cao 5, gồm có 3 nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và một nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái.
- Quan sát, theo dõi.
- Viết bảng.
- Đọc : Mắt sáng như sao.
- Cụm từ có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là : Mắt, sáng, như, sao
- Chữ g, h cao 2 li rưỡi.
- Chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Từ điểm cuối của chữ M lia bút lên điểm đầu của chữ ă và viết chữ ă sao cho lòng chữ ă chạm vào điểm cuối của chữ V.
- Dấu sắc đặt trên chữ ă, a
- Bằng 1 con chữ o.
- Viết bảng.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ M, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ M, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Mắt, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Mắt, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao, cỡ chữ nhỏ.
Môn : Toán
milimét
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimét.
- Nắm được được quan hệ giữa cm và milimét, giữa m và milimét.
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm.
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm
- SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
- GV hỏi:
· Em hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học (cm, dm, m, km)
+ 1dm = …?… Bao nhiêu cm ?
+ 10 cm = …?… Bao nhiêu dm ?
+ 1 m = …?… Bao nhiêu dm ? cm ?
+ 1km = …?… Bao nhiêu m ?
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV nói: Hôm nay chúng ta học thêm 1 đơn vị đo độ dài khác các đơn vị đã học, đó là milimét. Milimét viết tắt là mm. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimét (mm):
- GV y/c HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi:
· Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? (10 phần bằng nhau)
- GV giới thiệu trên thước kẻ chia vạch, mm, và cho HS biết độ dài của một phần chính là 1 milimét.
- GV hỏi.
· Qua việc quan sát được, em cho biết 1cm bằng bao nhiêu milimét? (10mm).
GV viết lên bảng.
1cm = 10mm
- GV hỏi.
· 1m bằng bao nhiêu milimét? (1000mm)
- GV viết lên bảng.
1m = 1000mm
- GV gọi HS nhắc lại, cả lớp đọc đồng thanh.
c/ Thực hành:
Bài 1:
- GV cho HS làm bài vào bảng con, mỗi em làm 1 cột. GV gọi 3 HS lên bảng làm. GV nhận xét sửa chữa.
1cm = 10mm 1000mm = 1m
1m = 1000mm 10mm = 1cm
5cm = 50mm
3cm = 30mm
Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây là bao nhiêu milimét?
- GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét.
+ MN : 60mm.
+ AB : 30mm.
+ CD : 70mm.
Bài 3: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm.
- GV cho HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV chấm 1 số vở cho HS.
Giải.
Chu vi hình tam giác là.
24 + 16 + 28 = 68 (mm)
Đáp số: 68 mm
Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm cho thích hợp.
Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10 mm.
Bề dày chiếc thước kẻ dẹp là 2 mm.
Chiều dài chiếc bút chì là 15 cm.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV hỏi lại.
· 1cm = bao nhiêu mm?
· 1m = bao nhiêu mm?
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại.
- Cả lớp đọc.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại, cả lớp đọc đồng thanh. 1cm = 10mm
1m = 1000mm
- HS làm bài vào bảng con.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS xem SGK và trả lời miệng.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên làm.
Môn : Kể Chuyện
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với điệu bộ, cử chỉ, giọng kể phù hợp với nội dung.
- Biết kể chuyện theo lời của bạn Tộ.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể)
- Bảng ghi sẵn gợi ý của từng đoạn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ kể chuyện hôm nay, lớp mình sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, đặc biệt lớp mình sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé.
2.1. Hướng dẫn kể chuyện :
a) Kể lại từng đoạn truyện theo tranh :
Bước 1 : Kể trong nhóm
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của mỗi bức tranh trong nhóm.
Bước 2 : Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Cho điểm các HS kể tốt.
- Nếu khi kể, HS còn lung túng GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý cụ thể như sau :
Tranh 1
- Bức tranh thể hiện cảnh gì ?
- Bác cùng các thiếu nhi đi đâu ?
- Thái độ của các em nhỏ ra sao ?
Tranh 2
- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
- Ở trong phòng họp, Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện gì ?
- Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác ?
Tranh 3 :
- Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì ?
- Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ ?
b) Kể lại toàn bộ truyện
- Yêu cầu HS tham gia thi kể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Gọi 3 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c) Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời kể của Tộ
- Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”.
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Qua câu chuyện, con học tập bạn Tộ đức tính gì ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 5 HS kể lại chuyện theo vai (người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt)
- HS kể trong nhóm. Khi HS kể, các em khác lắng nghe để nhận xét, góp ý và bổ sung cho bạn.
- Mỗi nhóm 2 HS lên kể.
- Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyên được kể lần 1 (3HS)
- Bác Hồ tay dắt hai cháu thiếu nhi.
- Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,
- Các em rất vui vẻ quây quanh Bác, ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bức tranh vẽ cảnh Bác, cô giáo và các cháu thiếu nhi ở trong phòng họp.
- Bác hỏi các cháu chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt các cháu không, các cháu có thích ăn kẹo không ?
- Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ.
- Bác xoa đầu và chia kẹo cho Tộ.
- Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi.
- Mỗi lượt 3 HS thi kể, mỗi em kể 1 đoạn.
- 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS suy nghĩ trong 3 phút.
- Đứng nhìn Bác chia kẹo cho các bạn, tôi thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan. Khi Bác đưa kẹo cho tôi, tôi không dám nhận chỉ lí nhí nói : “Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu tự thấy mình chưa ngoan nên không được ăn kẹo”. Thật ngạc nhiên, Bác xoa đầu tôi, trìu mến nói : “Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn”. Tôi vô cùng sung sướng. Đó là giây phút trong đời tôi nhớ mãi.
- 3 đến 5 HS được kể.
- Thật thà, dũng cảm.
Môn : Thủ Công
làm con bướm
I/ mục tiêu:
- HS biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm.
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS.
Ii/ chuẩn bị:
- Con bướm mẫu gấp bằng giấy.
- Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- 2 tờ giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây chỉ khoảng 15cm.
- Vở thủ công.
Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu :
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
- GV gọi các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị của các tổ viên của mình và báo cáo.
- GV nhận xét.
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt các câu hỏi định hướng cho HS quan sát: Con bướm được làm bằng gì? Có những bộ phận nào?
- GV gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông để HS nhận xét về cách gấp cánh bướm (nếp gấp cách đều)
c/ GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt giấy.
+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạch 14ô.
+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạch 10ô.
+ Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
Bước 2: Gấp cách bướm.
+ Tạo các đường nếp gấp.
· Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như hình 1 được hình 2.
· Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2, 3, 4 sao cho các nếp gấp cách đều, ta được hình 5 (chú ý miết kĩ các nếp gấp)
+ Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều, theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa (H.6) ta được đôi cách bướm thứ nhất.
+ Gấp tờ giấy hình vuông cạch 10 ô giống như đã gấp tờ giấy hình vuông cạch 14 ô, ta được đôi cách bướm thứ hai (H.7).
Bước 3: Buộc thân bướm.
- GV hướng dẫn HS dùng chỉ duộc chặt 2 đôi cách bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho 2 cánh bướm mở theo 2 hướng ngược chiều nhau (H.8).
* Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.
Bước 4: Làm râu bướm.
+ Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của 2 đâu nan râu bướm.
+ Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H.9).
- GV cho HS cắt giấy và tập gấp cách bướm.
- GV theo dõi, uốn nắn sửa chữa.
4. củng cố – dặn dò:
- Về nhà các em tập gấp lại cánh bướm. Tiết sau các em sẽ thực hành gấp lại.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- Các tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS thực hành gấp cánh bướm.
Môn : Tập Đọc
XEM TRUYỀN HÌNH
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : chật ních, phát âm viên, háo hức, bình phẩm
- Hiểu được nội dung của bài : Bài nói lên sự vui mừng, háo hức của những người dân lần đầu tiên được xem truyền hình. Từ đó, cho chúng tathấy được lợi ích, vai trò của truyền hình trong cuộc sống.
- Có ý thức xem truyền hình để bồi dưỡng kiến thức
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn từ, các câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Nhận xét, cho điểm HS
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo bức tranh và hỏi : Mọi người trong tranh đang làm gì?
- Trong giờ tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiều về tình cảm của những người dân lần đầu tiên được xem truyền hình, qua đó các con cũng thấy được lợi ích của vô tuyến truyền hình trong cuộc sống.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc :
+ Giọng người kể : vui, nhẹ nhàng.
+ Giọng Liên : tỏ ra hiểu biết.
+ Giọng cô phát thanh viên : rõ ràng, thong thả.
+ Giọng bà con xem ti vi : ngạc nhiên, vui thích.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, tr, ch, r, … trong bài
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi, nếu có.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh cách ngắt câu, giọng đọc của HS cho đúng.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Gọi1 HS khá đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
- Nhà chú La có gì mới ?
- Chú La mời mọi người đến nhà mình để làm gì ?
- Tâm trạng của bà con ra sao ?
- Tối hôm ấy, mọi người được xem gì trên ti vi ?
- Hằng ngày con thích xem chương trình gì trên ti vi ? Chương trình đó có gì hay ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài
- Vô tuyến truyền hình cần với con người như thế nào ?
- Xem vô tuyến có tác dụng gì ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem những chương trình phù hợp với trẻ em và có ích cho học tập.
- 3 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Mọi người trong tranh đang xem ti vi.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV :
+ Các từ đó là : chú La, truyền hình, chật ních, trong trẻo, lễ kỉ niệm, reo vui, nổi lên, …
+ Các từ đó là : chú La, truyền hình, vô tuýen, háo hức, bình phẩm, ăn bắp nướng.
- Từ 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn :
+ Đoạn 1 : Nhà chú La … về xã nhà.
+ Đoạn 2 : Chưa đến … trẻ quá.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện đọc các câu:
+ Chưa đến 7 giờ,/ nhà chú La đã chật ních người,// Ai cũng háo hức chờ xem/ cái máy phát hình xã mình thế nào.//
+ Đây rồi !// giọng cô phát thanh viên trong trẻo://”Vừa qua,/ xã Hoa Ban đã tổ chức lể kĩ niệm sinh nhật Bác/ và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kính đồi trọc.”//
+ Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên : “A,/ núi Hồng//! Kìa,/ Chú La,/ đúng không? Chú La trẻ quá!”//
- 1 HS đọc đoạn 2
- 1 HS đọc đoạn 3
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Đọc bài theo yêu cầu.
- Chú La mới mua ti vi.
- Chú La mời mọi người đến xem ti vi đưa tin về xã nhà.
- Bà con háo hức chờ xem.
- Mọi người được xem cảnh xã nhà tổ chức lễ sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông, thấy cảnh núi Hồng, thấy chú La, sau đó họ xem phim.
- 5 đến 7 HS được phát biểu.
- Đọc bài theo vai, 1 HS dẫn chuyện, 1 HS đóng vai Liên, 1 HS đóng vai cô phát thanh viên, cả lớp đóng vai dân làng.
- Làm cho mọi người ở khắp mọi nơi biết tin tức về nhau.
- Nâng cao hiểu biết, giải trí, …
Môn : TNXH
nhận biết cây cối và các con vật
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể.
- Nhớ lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật.
- Biết được có những cây cối và con vật vừa sôngs đợc ở dưới nước, vừa sống được ở trên không.
- Có ý thức bảo vệ của cây cối và các con vật.
II/ đồ dùng dạy – học:
- Hình vẽ trong SGK trang 62, 63.
- Phiếu bài tập.
- SGK + VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ Hoạt động 1:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS quan sát tranh trang 62, 63 và trả lời câu hỏi vào trong phiếu học tập bằng cách đánh dấu “X” vào các cột theo yêu cầu.
+ Hãy chỉ và ghi ra: Cây nào s
File đính kèm:
- T30.DOC