Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- Rè kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Một số tờ giấy bạc các loại: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- SGK, vở.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 32, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- Rè kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- Một số tờ giấy bạc các loại: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: Mỗi túi có bao nhiêu tiền.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. 1 em hỏi, 1 em trả lời, mỗi cặp hỏi đáp 1 câu.
- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét tuyên dương.
a) 800 đồng. b) 600 đồng. c) 1000 đồng.
d) 900 đồng. e) 700 dồng.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. GV hỏi.
· Bài toán cho biết gì?
· Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm. GV nhận xét và chấm điểm cho HS.
Tóm tắt Giải
Rau : 600 đồng Mẹ phải trả tất cả là.
Hành : 200 đồng 600 + 200 = 800 (đồng)
Tất cả : ….đồng? Đáp số: 800 đồng
Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống (theo mẫu).
An mua rau hết
An đưa người bán rau
Số tiền trả lại
600 đồng
700 đồng
100 đồng
300 đồng
500 đồng
200 đồng
700 đồng
1000 đồng
300 đồng
500 đồng
500 đồng
0 đồng
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV cho HS làm miệng.
Số tiền
Gồm các tờ giấy bạc loại
100 đồng
200 đồng
500 đồng
800 đồng
1
1
1
900 đồng
2
1
1
1000 đồng
3
1
1
700 đồng
/
1
1
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm thực hành hỏi đáp. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1 HS trả lời.
- HS làm bài vào vở.
- HS làm miệng.
Môn : Tập Đọc
CHUYỆN QUẢ BẦU
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn chuyện
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên
- Hiểu được nội dung của bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quí trọng nòi giống cho HS
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bảo vệ như thế là rất tốt
- Nhận xét cho điểm HS
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong ? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân Dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc
Đoạn 1 : giọng chậm rãi.
Đoạn 2 : giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
Đoạn 3 : ngạc nhiên.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS
- Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc ? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi : Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ?
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp. (Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế)
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
TIẾT 2
e) Cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu lần 2
- Con dúi là con vật gì ?
- Sáp ong là gì ?
- Con dúi làm gì khi hai vợ chồng người đi rừng bắt được ?
- Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao ?
- Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì đã xảy ra ? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3
- Nương là vùng đất ở đâu ?
- Con hiểu Tổ tiên có nghĩa là gì ?
- Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt.
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào ?
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết ?
- GV kể trên 54 dân tộc trên đất nước.
- Câu chuyện noí lên điều gì ?
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Chúng ta làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam ?
- Cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 của bài.
- Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
- Mở SKG trang 116
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc bài.
- Từ : lạy van, ngập lụt, gió lớn; chết chìm, biển nước, sinh ra, đi làm nương, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt, …; khúc gỗ to, khoét rộng, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu, …
- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : Ngày xửa ngày xưa … hãy chui ra
+ Đoạn 2 : Hai vợ chồng … không còn một bóng người.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn
Chú ý các câu sau :
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa)
Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảy ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,…/ lần lượt ra theo,// (giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên)
- Tiếp nối nhau đọc đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.
- Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật .
- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ chuẩn bị cách phòng lụt..
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kính miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Là vùng đất trên đồi, núi.
- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những ngừơi từ bên trong nhảy ra.
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-dê, Ba-na, Kinh, …
- Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng, …
- HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam,/ Chuyện quả bầu lạ,/ Anh em cùng một tổ tiên,/…
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA Q – QUÂN DÂN MỘT LÒNG
I/ MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái Q hoa (kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Quân dân một lòng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mẫu chữ Q hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Quân dân một lòng.
- Vở Tập viết 2, tập hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng viết chữ N hoa (kiểu 2)
- 3 HS lên bảng viết tiếng Người, HS dưới lớp viết bảng con.
- Nhận xét từng HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ Q hoa kiểu 2 và cụm từ ứng dụng Quân dân một lòng.
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ Q hoa (kiểu2) :
- Cho HS quan sát chữ Q hoa (kiểu 2).
- Chữ Q hoa bao gồm những nét nào ?
- Chữ Q hoa cao mấy li ?
- Vừa nói vừa tô trong khung chữ
Chữ Q hoa cao 5 li gồm một số nét viết liền. Điểm đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5 viết nét cong trên lượn cong sang phải xuống sát đường kẻ 1, sau đó đỏi chiều bút viết lượn ngang từ trái sang phải, cắt thâm nét cong phải tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, điểm dừng bút ở đường kẻ 2.
b) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Q hoa trong không trung và bảng con.
- Sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng.
- Con hiểu cụm từ Quân dân một lòng nghĩa là gì? (nếu HS không nói được thì GV giảng )
b) Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ Quân dân một lòng gồm mấy tiếng, là những tiếng nào ?
- So sánh chiều cao của chữ Q và u ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ Q?
- Cách nối chữ Q sang các chữ bên cạnh bằng cách nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Quân vào bảng con. Chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết :
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Quan sát.
- Nét cong phải và nét lượn ngang.
- Cao 5 li.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết vào bảng con.
- Đọc : Quân dân một lòng.
- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc.
- Cụm từ có 4 tiếng : Quân, dân, một, lòng.
- Chữ Q cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li.
- Chữ l, g.
- Nối từ nét hất của chữ Q sang các chữ bên cạnh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng 1 con chữ o.
- Viết bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ Q, cỡ vừa.
+ 2 dòng chữ Q, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Quân, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Quân, cỡ nhỏ.
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng : Quân dân một lòng, cỡ chữ nhỏ.
Môn : Toán
luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh củng cố về.
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Xác định của một nhóm đã cho.
- Giải bài toán với quan hệ “nhiều hơn” một số đơn vị.
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm mỗi em làm 1 hàng. GV nhận xét sửa chữa.
Đọc số
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Một trăm hai mươi ba.
123
1
2
3
Bốn trăm mười sáu.
416
4
1
6
Năm trăm linh hai.
502
5
0
2
Hai trăm chín mươi chín.
299
2
9
9
Chín trăm bốn mươi.
940
9
0
Bài 2: Viết số.
- GV gọi HS lên bảng làm, GV nhận xét.
389 390 391 298 299 300
899 900 901 988 999 1000
Bài 3: GV cho HS làm bài vào vở.
> 875 > 785 321 > 289
< 697 < 699 900 + 90 + 8 < 1000
= 599 < 701 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4: Hình nào được khoanh vào số hình vuông.
- Hình a.
Bài 5:
Tóm tắt Giải
Bút chì : 700đồng. Giá tiền 1 chiếc bút bi là.
Bút bi hơn : 300đồng. 700 + 300 = 1000 (đ)
Bút bi :…...đồng? Đáp số: 1000 đ
- GV chấm 1 số vở cho HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
-HS nhắc lại tựa bài.
- Lần lượt HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- HS nộp vở.
Môn : Kể Chuyện
CHUYỆN QUẢ BẦU
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện lại nội dung của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới.
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể)
- Bảng ghi sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Câu chuyện Chuyện quả bầu nói lên điều gì?
- Hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện để hiểu rõ hơn về nội dung của câu chuyện.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý
Bước 1 : Kể trong nhóm
- GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý
- Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2 : Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể.
- Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý
Đoạn 1
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
- Con dúi dã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì ?
Đoạn 2
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Cảnh vật xung quanh như thế nào ?
- Tại sao cảnh vật lại như vậy ?
- Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Đoạn 3
- Chuyện gì đã xảy ra với hai vợ chồng ?
- Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí ?
- Nghe tiếng nói kì lạ, hai vợ chồng đã làm gì?
- Những người nào được sinh ra từ quả bầu ?
c) Kể lại toàn bộ truyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu
- Phần mở đầu nêu lên điều gì ?
- Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.
- Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
- Yêu cầu 2 HS nhận xét.
- Cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại truyện và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn
- 1 HS kể toàn truyện
- Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, có chung tổ tiên.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS trình bày 1 đoạn truyện.
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp mật ong, hết bảy ngày mới được chui ra
- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong nước biển.
- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.
- Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu
- Người Khơ-mú, người Thái, người Mông, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, …
- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 2 HS khá kể lại.
Môn : Thủ Công
làm đèn lồng
I/ MỤC TIÊU :
- HS biết cách làm đền lồng.
- HS làm được đèn lồng bằng giấy.
- Thích làm đồ chơi, yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
Ii/ chuẩn bị:
- Đèn lồng mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu.
- Quy trình làm đèn lồng có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ gián.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
b/ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu đèn lồng mẫu, định hướng quan sát cho HS về các bộ phận của đèn lồng (thân đèn, đai đền, quai đèn)
- GV tháo đèn mẫu để thân đèn trở về tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Nhận xét cách cắt các đường thẳng cách đều để làm thân đèn.
c/ GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt 1 hình chữ nhật dài 18 ô, rộng 10 ô để làm thân đèn
- Cắt 2 nan giấy màu khác dài 20 ô rộng 1 ô để làm đai đèn và 1 nan dài 15 ô, rộng 1 ô để làm quai đèn.
Bước 2: Cắt, dán thân đèn.
- Gấp đôi tờ giấy làm thân đèn theo chiều dài (mặ kẻ ô ra ngoài). Cắt theo các đường kẻ cách mép giấy phía trên 1 ô (H.1a)
- Mở tờ giấy vừa cắt ra, gấp đôi ngược lại để mặt màu ra ngoài và miết lấy nếp gấp (H.1b)
- Dán 2 nan giấy dài 20 ô lên mặt màu sát hai mép giấy theo chiều dài để làm đai đèn (H.2)
- Bôi hồ vào phần thừa của đai đèn (mặt kẻ ô) và dán vào đầu bên kia của đai đèn, ta được thân đèn (H.3)
Bước 3: Dán quai đèn
- Dán 2 đầu nan giấy 15 ô vào phía trong thân đèn (mặt màu ra ngoài để làm quai đèn (H.4))
d/ GV cho HS tập cắt giấy và gấp, cắt thân đèn
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
Môn : Tập Đọc
QUYỂN SỔ LIÊN LẠC
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Đọc giọng nhẹ nhàng, cảm động, phân biệt được lời của từng nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.
- Bài tập đọc khuyên các em phải kiên trì, cố gắng học tập.
- Hiểu tác dụng của quyển sổ liên lạc là để ghi nhận xét của GV về kết quả học tập, những ưu, khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên, giúp đỡ các con. Từ đó giáo dục cho HS có ý thức giữ gìn quyển sổ liên lạc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể)
- Quyển sổ liên lạc của HS.
- Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chuyện quả bầu
- Nhận xét cho điểm HS
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh và hỏi : Bức tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
- Đưa ra quyển sổ liên lạc và hỏi : Quyển sổ liên lạc dùng để làm gì ?
- Để biết thêm cô giáo ghi nhận xét gì vào sổ liên lạc của bạn nhỏ. Lớp mình cùng học bài hôm nay
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý:
+ Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ : ai cũng bảo, bố làm gì, tháng nào, Trung ngạc nhiên, trang sổ nào.
+ Câu hỏi của Trung : Giọng ngạc nhiên
+ Câu trả lời của bố ở cuối bài : giọng trầm buồn.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
- Hỏi : Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Ai cũng bảo … viết thêm ở nhà.
+ Đoạn 2 : Một hôm … nhiều hơn
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau cho mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Gọi 3HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
- Bố Trung được mọi người khen vì điều gì ?
- Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung làm gì?
- Vì sao tháng nào cô giáo nhắc Trung làm điều đó?
- Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung để làm gì ?
-Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?
- Yêu cầu từng HS mở sổ liên lạc của mình ra.
- Trong sổ liên lạc cô giáo đã nhận xét những gì ?
- Con làm gì để thầy cô vui lòng ?
- Sổ liên lạc có tác dụng gì?
- Con phải giữ gìn sổ liên lạc như thế nào?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai bố Trung và vai Trung) và trả lời câu hỏi : Câu chuyện cho em bài học gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn học tập và rèn luyện để trang sổ liên lạc luôn có những lời khen ngợi của cô giáo (thầy giáo) và luôn giữ gìn sổ liên lạc thật cẩn thận.
- 3 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 của bài.
- Bức tranh vẽ hai bố con. Họ đang nói chuyện về quyển sổ liên lạc.
- Dùng để ghi nhận xét của GV với cha mẹ HS về tình hình học tập của em.
- HS theo dõi và đọc thầm theo.
- HS đọc bài.
- Từ : sổ liên lạc, lắm hoa tay, lời thầy, ngụêch ngoạc, luyện viết, …; quyển sổ, chăm ngoan, học giỏi, nguệch ngoạc, băn khoăn, …
- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh
- HS đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Phân chia đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng câu :
Trung băn khoăn : //
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ?//
Bố bảo : //
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều./ Chữ mới được như vậy. //
- Thế bố có được khen không ? //
Giọng bố buồn hẳn : //
- Không,/ Năm bố học lớp ba,/ thầy đi bộ đội rồi hi sinh.//
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chia sửa lỗi cho nhau.
- Đọc và theo dõi bài.
- Vì bố Trung lắm hoa tay, làm gì cũng khéo, viết chữ đẹp.
- Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải luyện viết thêm ở nhà.
- Vì chữ của Trung còn xấu.
- Để Trung biết ngày còn nhỏ chữ của bố cũng rất xấu. Nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ của bố rất đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều thì chữ của Trung cũng rất đẹp.
- Vì thầy giáo của bố đã hi sinh.
- Mở 1 trang trong sổ liên lạc.
- Từ 3 đến 5 HS đọc sổ liên lạc của mình
- Cố gắng sửa chữa những khuyết điểm.
- Ghi nhận xét của thầy cô để HS tự cố gắng, sữa chữa khuyết điểm.
- Phải giữ gìn cẩn thận,/ Giữ nó như một kỷ niệm.
- Phải luôn cố gắng tập viết thì chữ mới đẹp.
Môn : TNXH
mặt trời và phương hướng
I/ mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương đông.
- Cách xác định phươnmg hướng bằng Mặt Trời.
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
- Các tấm bìa.
- SGK + VBT.
Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương đông.
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS mở SGK trang 66, đọc và trả lời câu hỏi:
· Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào.
· Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào?
- GV nói: Người ta quy ước, trong không gian có 4 phương chính là( Đông, Tây, Nam, Bắc)
· Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? (Người ta cũng quy ước: Phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt Trời lặn là phương Tây)
c/ Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời”.
* Mục tiêu:
- HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
- GV y/c HS quan sát hình 3 trong SGK trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
+ Mặt Trời mọc ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì: Tay trái của ta sẽ chỉ phương Tây, trước mặt ta là phương bắc, sau lưng ta là phương Nam.
Bước 3: Chơi “trò chơi” tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- GV gọi 7 HS lên tham gia trò chơi, 1 bạn là người đứng làm trục. 1 bạn đóng vai Mặt Trời, bốn bạn khác, mỗi bạn là 1 phương, 1 HS còn lại làm quản trò.
- GV và lớp theo dõi trò chơi. GV nhận xét tuyên dương.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Mở SGK trang 66.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Môn : Toán
luyện tập chung
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh củng cố về.
- So sánh và sắp thứ tự các số có ba chữ số.
- Thực hiện cộng, trừ (nhẩm, viết) các số có ba chữ số (không nhớ).
- Phát triển trí tưởng tượng (qua xếp hình).
Ii/ đồ dù
File đính kèm:
- T32.DOC