Giáo án giảng lớp 2 tuần 4

Môn : Toán $ 16

29 + 5

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết).

 - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng tình huống.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Gv : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.

 Bảng gài.

 Hs : SGK + que tính.

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007 Môn : Toán $ 16 29 + 5 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết). - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng tình huống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Gv : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời. Bảng gài. Hs : SGK + que tính. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. kiểm tra: - Gv kiểm tra bảng cộng 9. - Gọi hs đọc (HTL) bảng cộng 9 ( Gv nhận xét tuyên dương). 3. bài mới: a. Giới thiệu: - Gv nói : các em đã học 9 + 5 hôm nay các em học 29 + 5 ( Gv ghi tựa bài lên bảng). b. Giới thiệu phép cộng 29 + 5 - Gv cầm 29 que tính và hỏi. (2 bó 1 chục que tính và 9 que tính rời ). Ÿ Có bao nhiêu que tính ? ( 29 que tính). - Lấy thêm 5 que tính nữa và hỏi: Ÿ Thêm mấy que tính nữa ? (5 que). - Gv hỏi tiếp : Ÿ Vậy có tất cả bao nhiêu que tính ? ( 34 que tính). - Gv ghi lên bảng 29 + 5 * Thực hành trên que tính. - Gv cùng hs thực hành thao tác tách số. + Có 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính, thêm 5 que tính nữa, tức là thêm 1 que tính vào 9 que tính (rồi bó lại thành 1 bó 1 chục que tính ? và thêm tiếp 4que tính còn lại (2 bó thêm 1 bó thành 3 bó hay 3 chục que tính, 3 chục que tính thêm 4 que tính thành 34 que tính ). Ÿ Vậy 29 + 5 bằng bao nhiêu ?. * Hướng dẫn đặt tính dọc. - Gv gọi hs nêu cách đặt tính dọc, gv ghi lên bảng. Đặt tính: 29 + 5 34 - Gv gọi 1 hs cộng phép tính trên (gọi hs nhận xét,gv nhận xét tuyên dương). - Gv ghi lên bảng: 29 Ÿ 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. + 5 Ÿ2 thêm 1 bằng 3,viết 3. 34 - Gv nói: vậy 29 + 5 = 34 gv ghi lên bảng. 29 + 5 = 34 c. Luyện tập: - Gv gọi hs lên bảng làm bài 1 ( trang 16). - Gv goi hs nhận xét, gv nhận xét tuyên dương - Gv cho hs làm vào bảng con. - Gv cho hs làm vào phiếu bài tập bài 2. (Gv theo dõi hs làm bài). 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Gv hỏi : Ÿ Hôm nay các em học bài gì ?. - Gv tổ chức trò chơi thi đua, gv phổ biến. + 2 em mỗi em nối các điểm để có hình vuông, em nào nối đúng nhanh sẽ thắng. - Gv gọi hs nhận xét. Gv nhận xét chung. * Nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - Vài em đọc (HTL) cộng 9. - Tổ 4 nhắc lại tựa bài. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs cùng thực hành theo gv hướng dẫn. + Lấy 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính lên bàn. + Lấy thêm 5 que tính nữa. + Gộp 9 que tính và 1 que thành 1 bó 1 chục. + Được 3 chục que tính và 4 que tính rời . - Hs trả lời kết quả mà các em đã thực hiện trên bàn: 29 + 5 = 34 - 1 em nêu cách đặt tính dọc. + Viết số 29 trước, số 5 thẳng cột số 9. + Viết dấu + giữa phép tính sau cùng dùng thước gạch ngang phép tính rồi thực hiện cộng. + Lấy số đơn vị cộng với số đơn vị, chục cộng chục. - Hs đọc nối tiếp ( T1, 2). - Đọc ĐT. - 1, 2 hs đọc. - Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài, mỗi lần 2 em. 59 79 69 79 89 + 5 + 2 + 3 + 1 + 6 64 81 72 80 95 - Hs làm vào bảng con. 19 29 29 39 + 8 + 4 + 9 + 7 27 33 38 46 - Hs làm vào phiếu bài tập bài 2. 2/ Đặt rồi tính. a/ 59 b/ 19 c/ 69 + 6 + 7 + 8 . 65 26 77 - Hs trả lời. - 2 em lên bảng thực hiện nối các điểm để có hình vuông. A B M N D C Q P Môn : Đạo Đức $ 4 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (t2) I. MỤC TIÊU: - HS tự nhận biết lỗi và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi. - Biết ủng hộ và cảm phục các bạn biết nhận lỗi, sửa lỗi II.CHUẨN BỊ : III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống. a. Mục tiêu: Giúp hs lựa chọn và thực hành, hành vi nhận và sửa lỗi. b. Cách tiến hành: - Chia lớp 4 nhóm. Phát biểu giao việc cho từng nhóm. + Tình huống 1 : Lan đang trách Tuấn : Bạn hẹn rủ mình đi học mà lại đi một mình. + Tình huống 2 : Em sẽ làm gì nếu nhà đang bừa bãi, chưa dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu ! con đã dọn nhà cho mẹ chưa. Nếu là em, em sẽ làm gì ?. + Tình huống 3 : Tuyết mếu máo cầm quyển sách : Bắt đền Trường đấy làm rách sách tớ rồi? Em sẽ làm gì nếu là trường . + Tình huống 4 : Xuân quên không làm bài tập T.Việt. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà. Nếu là Xuân em sẽ làm gì ? - Gv kết luận các tình huống trên và đưa ra kết luận : khi có lỗi biết nhận lỗi là dũng cảm, đáng khen. 3. Hoạt động 2 : Thảo luận. a. Mục tiêu: Giúp hs hiểu việc bày tỏ ý kiến, thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của cá nhân . b. Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và phát phiếu giao việc. + Tình huống 1 : Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng như không biết làm thế nào ? Theo em Vân nên làm gì Đề nghị yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm có phải là việc làm nên làm không ? Tại sao ? Lúc nào nên nhờ giúp đỡ ? Lúc nào không nên ?. + Tình huống 2 : Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết. Tổ em bị chê, các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. Việc đó đúng hay sai ? Dương nên làm gì ? - Gv kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi nhầm cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mới là bạn tốt. 4. Hoạt động 3 : Tự liên hệ. a. Mục tiêu: Giúp hs đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân . b. Cách tiến hành: - Gv cho 1 số hs lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi. - Gv cùng hs phân tích tìm ra cách giải quyết đúng. * Kết luận chung : Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. 5/ củng cố-dặn dò: * Gv nhận xét tiết học. - Các nhóm nhận phiếu giao việc và đóng vai theo tình huống. - Đại diện các nhóm lên đóng vai theo tình huống. - Cả lớp nhận xét. - Các nhóm thảo luận . - Các nhóm lên trìng bày kết quả thảo luận của nhóm cả lớp nhận xét. - 5 - 6 hs lên kể trước lớp. Môn : Tập Đọc $13 BÍM TÓC ĐUÔI SAM I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ khó : trường, loạng choạng, ngã phịch xuống, ngượng nghịu … - Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : cái nơ, reo lên, làm Hà rất vui, nắm, lúc, đùa dai, … buộc, bống, bím tóc, ngã… - Nghỉ hơi đúng sáu các dấu câu, giữa các cụm từ. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ trong bài : bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình. - Hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện : Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt với các bạn gái. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK (nếu có). - Bảng phụ có ghi các từ, các câu dài, khó cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 HS lên bảng. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - GV nêu : Trong tiết tập đọc này, chúng ta tập đọc bài Bím tóc đuôi sam. Qua bài tập đọc này, các con sẽ biết cách cư xử với bạn bè như thế nào cho đúng để luôn được các bạn yêu quý, tình bạn thêm đẹp. 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt. Chú ý giọng đọc : + Lời người kể chuyện : chậm rãi, thong thả. + Lời các bạn gái : ngạc nhiên, thích thú. + Lời Hà : hồn nhiên, ngây thơ. + Lời Tuấn cuối bài : lúng túng, ngượng nghịu nhưng chân thành. - Nêu nhiệm vụ luyện đọc đoạn 1, 2. b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn : - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Nghe, phát hiện và yêu cầu các em phát âm lại các từ khó. Từ mắc lỗi do ảnh hưởng của phương ngữ đến khi đúng thì thôi. c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Cho HS đọc, nêu cách đọc của các câu dài, câu khó ngắt giọng rồi cho cả lớp luyện đọc các câu này. - Gọi HS đọc cả đoạn trước lớp. d) Đọc cả đoạn : e) Thi đọc : g) Đọc đồng thanh : 2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2 : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. - Hà đã nhờ mẹ làm gì ? - Khi Hà đến trường, các bạn đã khen hai bóm tóc của em như thế nào ? - Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ? - Tuấn đã trêu Hà như thế nào ? - Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ? - Chuyển đoạn : Khi Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo. Sau đó, chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài. TIẾT 2 2.4. Luyện đọc đoạn 3, 4 a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu hoặc gọi 1 HS khá đọc mẫu. Chú ý phân biệt giọng đọc từng nhân vật. b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn : c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Cho HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng, câu dài. - Yêu cầu 1 vài HS đọc cả đoạn trước lớp. d) Đọc cả đoạn e) Thi đọc giữa các nhóm g) Đọc đồng thanh 2.5. Tìm hiểu đoạn 3, 4 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3. - Hỏi : Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào ? - Theo em, vì sao lời khen của thầy có thế làm Hà vui và không khóc nữa ? (Khi được thầy khen Hà có mừng không, có tự hào về hai tím tóc không ?) - Tan học, Tuấn đã làm gì ? - Từ ngữ nào cho thấy Tuấn rất xấu hổ về đã trêu Hà. - Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 2.6. Thi đọc truyện theo vai : - Yêu cầu HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 HS. Sau đó phổ biến nhiệm vụ. - Theo dõi các nhóm luyện tập trong nhóm. - Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày. - Nhận xét, công bố kết quả. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Bạn Tuấn trong truyện đáng chê hay đáng khen ? Vì sao ? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Tổng kết tiết học. - HS đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi : + HS 1 trả lời câu:Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ? Vì sao đến giờ Dê Trắng vẫn gọi “Bê ! Bê!”? + HS 2 : Nêu nội dung của bài. - Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo. - Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu cho đến hết đoạn 2, đồng thời luyện đọc các từ khó, dễ lẫn đã giới thiệu trong phần Mục tiêu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái cùng lớp reo lên : // “Ái chà chà ! // Bím tóc đẹp quá ! // Vì vây, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, / cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng / ngã phịch xuống đất. // - Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. - HS đọc trước lớp sau đó đọc theo nhóm. - Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh. - Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá. - Vì Tuấn sấn đến, trêu Hà. - Tuấn kéo bím tóc của Hà làm Hà đau. Khi Hà ngã xuống đất Tuấn vẫn còn đùa dai. - HS phát biểu ý kiến không tán thành. Chẳng hạn : Tuấn đùa ác, như vậy là bắt nạt bạn. Tuấn không tôn trọng Hà. Tuấn không biết cách chơi với bạn. - Luyện đọc các từ khó, như : ngượng nghịu; các từ dễ lẫn như : nói, đẹp, lắm, nước mắt, nín, xin lỗi, lúc nãy, … ngước mắt, mắt, khóc, xin lỗi, đối xử, … - Tìm cách đọc và luyện đọc câu : Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm ! // Tớ xin lỗi / vì lúc nãy / kéo bím tóc của bạn. // - Nối tiếp nhau đoạn 3, 4. - Tổ chức đọc bài theo nhóm. - Thi đọc các nhân, đồng thanh - Cả lớp đọc bài. - Đọc thầm đoạn 3 - Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp. - Vì lời khen của thầy đã giúp Hà trở nên tự tin, tự hào về bím tóc của mình. Em không còn buồn vì bị Tuấn trêu nữa. - Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà. - Tuấn gãi đầu ngượng nghịu. - Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái. - Các nhóm tự phân vai : Người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, Thầy giáo, 3 - 4 bạn đóng vai bạn cùng lớp với Hà. - Luyện đọc trong nhóm. - Đọc theo vai. - Bạn vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Đáng chê vì Tuấn đã nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn biết nhận ra lỗi của mình và xin lỗi Hà. - Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè đặc biệt là các bạn gái. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007 Môn : Toán $ 17 49 + 25 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 ( đặt tính). - Củng cố về phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5 đã học. Củng cố tìm tổng của hai số hạng đã biết. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Gv : 7 thẻ que tính (1 thẻ 1 chục) và 14 que tính rời. Bảng gài que tính. Hs : SGK , viết, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. bài mới: a. Giới thiệu: - Các em đã học về 29 + 5 hôm nay cô sẽ hướng dẫn bài 49 + 25 ( Gv ghi tựa bài lên bảng). b. Giới thiệu phép cộng 49 + 5 - Gv lấy 4 chục que tính và 9 que tính rời và hỏi. Ÿ Cô có tất cả bao nhiêu que tính ? ( 49 que tính). - Gv gài 49 que tính lên bảng và lấy thêm 2 chục que tính và 5 que tính rời hỏi. Ÿ Cô có Thêm bao nhiêu que tính ? (có thêm 25 que tính) gài lên bảng. - Gv hỏi tiếp : Ÿ Vậy Cô có tất cả bao nhiêu que tính ? ( 74 que tính). - Gv nêu phép tính : 49 + 25 - Gv vừa gài que tính lên bảng vừa ghi vào cột chục, đơn vị. Chục Đơn vị 4 + 2 7 9 5 4 * Thực hành trên que tính. - Gv cầm 4 chục que tính và 9 que tính, thêm 2 chục và 5 que tính rời. 9 que tính và lấy 1 que tính ở 5 que gộp lại thành 1bó 1 chục que tính. Được tất cả 7 chục que tính và 4 que tính. Như vậy 49 que tính thêm 25 que tính thành 74 que tính. 49 +25 Gv ghi lên bảng. * Gv hướng dẫn hs thực hiện tính dọc. - Gv gọi hs nêu cách đặt tính dọc, gv ghi lên bảng. 49 Ÿ 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. + 25 Ÿ 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1bằng 7, viết 7 74 * Bài tập: - Gv gọi hs lên bảng làm bài tập 1. Mỗi em làm 1 bài. - Gv gọi hs nhận xét.Sau cùng nhận xét chung và tuyên dương. - Gv cho hs làm vào bảng con. - Nhận xét sửa chữa. * Thảo luận nhóm đôi. - Gv cho hs thảo luận nhóm đôi phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập 2. - Khi các nhóm làm bài tập xong, gv gọi hs sửa bài. - Gv gọi hs nhận xét.Sau cùng nhận xét và tuyên dương. - Gv gọi hs đọc bài toán 3. - Gv gọi hs nêu tóm tắt bài toán gv gọi hs nhận xét. - Gv hỏi. Ÿ Bài toán cho biết gì ?. Ÿ Bài toán hỏi gì ?. - Gv cho hs giải vào vở, 1 hs lên bảng giải, 1 em tóm tắt. Tóm tắt: Lớp 2A : 29 học sinh Lớp 2B : 25 học sinh Cả hai lớp :…… học sinh ? Tính Giải 29 Số học sinh cả hai lớp có là. + 25 29 + 25 = 54 (học sinh) Đáp số : 54 học sinh - Gv thu bài chấm 1số vở bài làm của hs. - Gv nhận xét qua bài làm. 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Gv hỏi : Ÿ Hôm nay các em học bài gì ?. Ÿ Khi đặt tính phải đặt tính như thế nào ?. - Về nhà các em học bài và xem trước bài luyện tập. * Nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - Vài em nhắc lại tựa bài. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs làm theo thực hành trên que tính. + 69 que tính lấy thêm 1 que tính được 7 chục que tính còn lại 4 que rời. Vậy 49+25=74. - Hs nhắc lại 49 + 25 = 74. + Viết số 49 trước sau đó viết số 25 dưới 49. Số 4 thẳng cột số 2, số 9 thẳng cột với số 5 ghi dấu + giữa phép tính sau cùng dùng thước gạch ngang và tính. - Hs lên bảng làm bài 1, mỗi em làm 1 bài. - Hs nhận xét qua bài làm. 39 69 19 29 39 49 + 22 + 24 +53 +56 + 19 +18 61 93 72 85 58 67 - Hs làm vào bảng con. 19 89 59 69 + 17 + 4 + 3 + 6 37 93 62 75 -Thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm nhận phiếu bài tập 2 và cùng làm. - 1 cặp lên sửa bài, 1em đọc,1em ghi. - Hs nhận xét qua bài làm của bạn. Số hạng 29 9 49 59 Số hạng 18 34 27 29 Tổng 47 43 76 88 - Hs đọc bài toán 3. - 1hs nêu tóm tắt bài toán. - 1hs nhận xét qua bài toán. - Hs trả lời. + Bài toán cho biết,lớp 2A có 29 hs, lớp 2B có 25 hs. + Bài toán hỏi : Cả 2lớp có bao nhiêu hs ?. - 1hs tóm tắt, 1hs lên giải - Hs còn lại giải vào vở. - Hs nộp bài làm. - Hs trả lời. - Hs trả lời. Môn: Thể dục $ 7 HỌC ĐỘNG TÁC CHÂN TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ I. MỤC TIÊU: Ôn 2 động tác vươn thở và tay. y/c thực hiện được động tác chính xác, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau nhanh hơn giờ trước. - Làm quen với động tác chân của bài thể dục phát triển chung. Y/c thực hiện động tác tương đối chính xác. - Ôn trò chơi " kéo cưa lừa xẻ". Y/c biết cáh chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM: Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học - Chạy nhẹ nhàng - Tổ chức khởi động - Kiểm tra bài cũ 2 - 3 HS NX . 2. Phần cơ bản. * Học động tác chân - GV nêu động tác sau đó vừa giảng giải vừa làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. - GV hô cho lớp tập 3 lần - Tập theo tổ, đại diện tổ lên tập.. - Ôn 3 động tác vươn thể, tay và chân 2 lần * Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ - GV phổ biến trò chơi - HS chơi GV QS sửa sai. - c. Phần kết thúc. - Hs cúi người thả lỏng 5 - 6 lần. - GV hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Kết thúc GV hô giải tán - HS hô khoẻ. Môn : Chính Tả $ 7 bím tóc đuôi sam I/ mục tiêu - Chép lại chính xác đoạn Thầy giáo nhìn hai bím tóc … em sẽ không khóc nữa trong bài Bím tóc đuôi sam. - Trình bày đúng hình thức đoạn văn hội thoại. - Viết đúng một số chữ có âm đầu r/ d/ gi; có vần yên/iên; vần ân/âng. ii/ đồ dùng dạy – học - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn cần chép. - Nội dung các bài tập chính tả. iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó của tiết trước và yêu cầu HS viết lên bảng. HS dưới lớp viết ra nháp. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ chính tả này, các con sẽ tập chép đúng đoạn 3 trong bài Bím tóc đuôi sam. Sau đó, làm các bài tập chính tả phân biệt vần iên/yên, ân/âng, phân biệt các âm đầu r/d/gi. 2.2. Hướng dẫn tập chép : a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép : - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép. - Trong đoạn văn có những ai ? - Thầy giáo và Hà đang nói với nhau về chuyện gì ? - Tại sao Hà không khóc nữa ? b) Hướng dẫn cách trình bày : - Yêu cầu HS lần lượt đọc các câu có dấu hai chấm, các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. - Hỏi : Ngoài dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, trong đoạn văn còn có các dấu câu nào ? - Dấu gạch ngang đặt ở đâu ? c) Hướng dẫn viết từ khó : - Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn các từ khó (tùy theo đặc điểm HS lớp mình mà GV xác định cho phù hợp. VD : hãy tìm đọc các từ trong bài có âm đầu là n hoặc l). - Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc. - Chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có. d) Chép bài. e) Soát lỗi. g) Chấm bài. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả a) Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng. - Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền. b) Lời giải Bài 2 yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên. Bài 3 a. da dẻ, cụ già, ra cào, cặp da. b. vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân. 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp, không mắc lỗi động viên các em còn mắc lỗi cố gắng hơn. - Dặn dò HS về nhà viết lại những lỗi sai của mình. - Nghe GV đọc và viết theo. + Nghiêng ngả, nghi ngờ, nghe ngóng, trò chuyện, Dê Trắng, Bê Vàng, … + Nghiêng ngả, nghi ngờ, nghe ngóng, cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, mở cửa, Dê Trắng, Bê Vàng, … - 2 HS lần lượt đọc đoạn cần chép. - Thầy giáo và Hà - Về bím tóc của Hà - Vì thầy khen bím tóc của Hà rất đẹp. - Nhìn bảng và đọc bài. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang. - Đặt ở đầu dòng (đầu câu). - Tìm và đọc các từ theo yêu cầu của GV. + Thầy giáo, xinh xinh, nước mắt, nín … + bím tóc, vui vẻ, khóc, tóc, ngước khuôn mặt, cũng cười … - 2 HS viết trên bảng lớp, còn lại HS dưới lớp viết nháp. - Đọc yêu cầu. - Làm bài - Nhận xét bài bạn trên bảng, kiểm tra bài mình. - Đọc bài. Môn : Kể Chuyện $ 4 BÍM TÓC ĐUÔI SAM I/ MỤC TIÊU : - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện. - Nhớ và kể được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình. - Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai. - Nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh minh họa đoạn 1, 2 phóng to (nếu có). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 3 HS lên bảng, phân vai cho 3 HS này và yêu cầu các em kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ theo cách phân vai. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Trong tiết tập đọc trước, chúng ta được học bài gì ? - Nêu tên các nhân vật có trong chuyện. - Câu chuyện cho chúng ta bài học gì ? - Nêu : Trong giờ kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ cùng kể lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện : a) Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh : - Treo tranh minh họa và yêu cầu HS dựa vào tranh, tập kể trong nhóm. Khuyến khích các em kể bằng lời của mình. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. - Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể. - Chú ý : Với HS yếu không tự kể được, GV đặt câu hỏi gợi ý cho các em. Chẳng hạn : - Hà nhờ mẹ làm gì ? - Hai bím tóc đó như thế nào ? - Các bạn gái đã nói thế nào khi nhìn thấy bím tóc của Hà ? - Tuấn trêu chọc Hà thế nào ? - Việc làm của Tuấn đã dẫn đến kết quả gì ? b) Kể lại đoạn 3 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 trong SGK. - Hỏi : Kể bằng lời của em nghĩa là thế nào ? Em có được kể y nguyên như trong SGK không ? - Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp. Trong khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi để giúp đỡ các em. 2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai. Kể lần 1: - GV làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS. - Yêu cầu HS nhận xét. Kể lần 2 : - Gọi HS xung phong nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai, sau đó yêu cầu thực hành kể. - Yêu cầu HS nhận xét từng vai. - Nếu còn thời gian, GV cho một số nhóm thi kể chuyện theo vai. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS có cố gắng, nắc nhở các em còn chưa cố gắng, động viên các em còn chưa mạnh dạn. - Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. - Nhập vai và thực hành kể chuyện theo vai. - Bài : Bím tóc đuôi sam. - Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn học sinh. - Khuyên chúng ta không nghịch ác với bạn bè. Phải đối xử tốt với các bạn gái. - Kể lại chuyện trong nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể đoạn 1, 2. - Nhận xét lời bạn kể theo các tiêu chí đã hướng dẫn như ở tiết kể chuyện tuần 1. - Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc. - Hai bím tóc nhỏ, mỗi bên lại buộc một chiếc nơ xinh xinh. - Các bạn nói : Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá! - Tuấn sấn đến kéo bím tóc của Hà xuống. - Hà ngã phịch xuống đất và òa khóc vì đau, vì bị trêu. - Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà bằng lời của em. - Là kể bằng từ ngữ của mình, không kể y nguyên sách. - Một vài em kể bằng lời của mình. Chẳng hạn : Nước mắt đầm đìa, Hà chạy vội đến chỗ thầy và kể lại mọi chuyện cho thầy nghe. Thầy nhìn hai bím tóc của Hà và khen : “Tóc của em đẹp lắm, em đừng khóc nữa!”. Được thầy khen, Hà thích lắm, quên luôn chuyện của Tuấn, em không khóc nữa mà vui vẻ cười với thầy. - HS khác theo dõi bạn kể và nhận xét. - Một số HS khác nhận vai Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn trong lớp và kể cùng GV. - Nhận xét về từng vai diễn theo các tiêu chí đã giới thiệu trong giờ kể chuyện tuần 2. - HS tự nhận vai người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn và kể lại chuyện trước lớp. - Nhận xét các bạn tham gia kể. Môn : Thủ Công $ 4 Gấp máy bay phản lực (T2) * Phần mục tiêu và chuẩn bị ở tiết 1 : a/ Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực: - Gv yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác gấp máy bay phản lực đã học ở tiết 1. - Gv tổ chức cho hs thực hành Gv theo dõi hs gấp, lưu ý hs gấp cho phẳng. - Khi hs gấp xong, gv chọn một số máy bay phản lực gấp đẹp để tuyên dương. * Gv nhận xét đánh giá qua sản phẩm của hs : b/ Gv tổ chức cho hoc sinh phóng máy bay : - Gv lưu ý hs giữa trật tự, vệ sinh, an toàn khi phóng máy bay. 4. củng cố-dặn dò: - Gv nhận xét qua kết quả học tập và tinh thần, thái độ của hs trong giờ học. - Tiết sau các em cần chuẩn bị : Giấy , giấy nháp bút màu, thước kẻ, keo…để học bài . ” Gấp máy bay đuôi rời ” - Vài em nhắc lại thao tác gấp máy bay phản lực. Bước 1 : Gấp tạo mũi thân, cánh máy bay phản lực. Bước 2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Hs thực hành gấp. - Cần miết các đường mới gấp cho phẳng. - Hs nộp sản phẩm đẹp. - Hs phóng máy bay. Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2007 Môn : Tập Đọc $ 15 TRÊN CHIẾC BÈ I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ : làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, săn sắt, trong vắt, nghênh cặp chân, hoan nghênh, băng băng, … - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ : ngao du thiên hạ, bèo sen, đen sạm, bái phục, lăng xăng. - Hiểu nội dung bài : Qua cuộc đi chới trên sông đầy thú vị, tá

File đính kèm:

  • docT4.DOC