Môn : Toán
LÍT
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa).
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l).
- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước, .
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
lít
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa).
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l).
- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
II/ đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước,….
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
- Các em đã học về đơn vị đo đơn vị cân trọng lượng. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học thêm 1 đơn vị dung tích có nghĩa là sức chứa đó là lít. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) :
- GV lấy 2 cái cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu) rót đầy 2 cốc nước đó. GV hỏi.
Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? (cốc to).
Cốc nào chứa được ít nước hơn? (cốc bé).
c/ Giới thiệu ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Đơn vị lít:
+ GV giới thiệu : Đây là cái ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Rót nước cho đầy ca (chai) này, ta được 1 lít nước.
- GV nói : “Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùng…ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l” (viết lên bảng).
- GV gọi vài HS đọc “Một lít, 1l”.
d/ Thực hành :
Bài 1 : Đọc, viết (theo mẫu).
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài 1.
- GV cùng HS nhận xét.
Đọc
Ba lít
Mười lít
Hai lít
Năm lít
Viết
3l
10l
2l
5l
Bài 2 : Tính (theo mẫu).
- GV cho HS làm vào SGK. GV theo dõi HS làm bài.
- Khi HS làm xong, GV gọi 3 em lên sửa bài , mỗi em làm hai bài.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét sửa chữa.
a) 9l + 8l = 17l 15l + 5l = 20l 2l + 2l + 6l = 10l
b) 17l - 6l = 11l 18l - 5l = 13l 28l - 4l - 2l = 22l
Bài 3 : Còn bao nhiêu lít?
- GV cho HS quan sát bài 3, trang 42. GV cho HS ghi phép tính vào bảng con.
- GV cùng HS nhận xét.
b) can dầu có 10l dầu rót sang can hết 2l dầu. Hỏi trong can còn bao nhiêu lít dầu?.
10 l - 2 l = 8 l
c) Tượng tự nư bài b.
20 l – 10 l = 10 l
Bài 4 :
- GV gọi HS đọc bài toán 4.
- GV hỏi.
Bài toán cho biết gì ? (lần đầu cửa hàng bán được 12l nước mắm, lần sau bán được 15 l nước mắm).
Bài toán hỏi gì ? (hỏi cả 2 lần cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm).
- GV gọi 1 HS lên giải. HS còn lại làm vào vở.
- GV nhận xét và chấm 1 số bài làm của HS.
Tóm tắt.
Lần đầu bán : 12l
Lần sau bán : 15l
Cả hai lần bán :…..l ?
Giải
Cả hai lần cửa hàng bán được là.
12 + 15 = 27 (l)
Đáp số : 27 l
3/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
- GV gọi HS đọc lại 1l, 2l .
* GV lưu ý HS.
- Nếu viết riêng pháp tính thì viết.
12l + 15l = 27l
- Nếu là phép tính ứng với câu lời giải thì viết.
12 + 15 = 27 (l)
* GV nhận xét tiết học .
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS đọc, cả lớp đọc ĐT.
- 3 HS lên bảng làm bài 1. Mỗi em làm 1 bài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài 2 vào SGK.
- 3 HS lên sửa bài mỗi em sửa 2 bài
- HS sửa chữa bài làm đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS quan sát bài 3 trang 42 và ghi phép tính vào bảng con.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc bài toán 4.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải. HS còn lại làm vào vở.
- HS đọc.
Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- HS đọc đúng, nhanh bài tập đọc đã đọc. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi tên sẳn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
- Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý :
- Đọc đúng tiếng, đúng từ : 7 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu : 1 điểm
- Đạt tốc độ đọc : 1 điểm
- Trả lời câu hỏi đúng : 1 điểm
- Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện lại và kiểm tra trong tiết sau.
3/ ĐỌC THUỘC LÒNG BẢNG CHỮ CÁI
- Gọi 1 HS khá đọc thuộc.
- Cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.
- Gọi 2 HS đọc lại
4/ ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ NGƯỜI, CHỈ VẬT, CHỈ CÂY CỐI, CHỈ CON VẬT
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập và yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
- Gọi từng nhóm đọc nội dung họat động tích cực.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái.
- 2 HS đọc.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc yêu cầu.
- 4 nhóm cùng họat động, tìm thêm các từ chỉ người, chỉ vật, cây cối vào đúng cột.
- 1 nhóm đọc bài làm của nhóm, các nhóm khác bổ sung những từ ngữ khác từ của nhóm bạn.
Ví dụ về lời giải
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
bạn bè, Hùng, bố, mẹ, anh, chị …
bàn, xe đạp, ghế, sách vở …
thỏ, mèo, chó, lợn, gà …
chuối, xoài, na, mít, nhãn …
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập Tuần 7 và Tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài.
TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?
- Ôn cách xếp tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3/ ÔN LUYỆN ĐẶT CÂU THEO MẪU AI (CÁI GÌ, CON GÌ) LÀ GÌ ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT 2
- Gọi 2 HS khá đặt câu theo mẫu.
- Gọi 5 đến 7 HS dưới lớp nói câu của mình. Chỉnh sửa cho các em.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
4/ ÔN LUYỆN VỀ XẾP TÊN NGƯỜI THEO BẢNG CHỮ CÁI
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu nhóm 1 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 7, nhóm 2 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc tuần 8.
- Yêu cầu từng nhóm đọc tên các nhân vật vừa tìm được, khi các nhóm đọc, GV ghi lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi xếp tên thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đáp án.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Đặt 2 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?
- Đọc bảng phụ.
- Đọc bài : Bạn Lan là học sinh giỏi
- Thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của GV
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nhóm 1 : Dũng, Khánh.
- Nhóm 2 : Minh, Nam, An.
- Hai nhóm thi đua với nhau, sau 3 phút GV và các thư kí thu kết quả, nhóm nào có nhiều bạn làm đúng hơn là nhóm thắng cuộc.
- An, Dũng, Khánh, Minh, Nam
Môn : Thủ Công
GẤP thuyền phẳng đáy có mui (2T)
I/ mục tiêu:
- Hs biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui, gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- HS hứng thú gấp thuyền.
Ii/ chuẩn bị:
- Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng tờ giấy thủ công, hoặc giấy màu tương đương khổ A4...
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công.
Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu :
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
- Gv gọi các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
- Tiết trước các em đã gấp thuyền phẳng đáy không mui. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp thuyền phẳng đáy có mui. GV ghi tựa bài lên bảng.
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát mẫu thuyền phẳng đáy có mui và nêu câu hỏi về hình dáng, màu sắc của mui thuyền, hai bên mạn thuyền, đáy thuyền.
- GV cho HS quan sát, so sánh thuyền phẳng đáy có mui, thuyền phẳng đáy không mui để rút ra nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 loại thuyền. (Giống nhau về hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền về các nếp, gấp, chỉ khác là một loại có mui ở 2 đầu và một loại không có mui).
- GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy có mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu giúp HS biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
c. GV hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Gấp tạo mũi thuyền.
+ Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên, gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như 1 sẽ được hình 2 miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. Các bước tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
GV gọi HS lên bảng làm lại các thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4.
Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 được hình 3.
+ Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được hình 5.
Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Gấp theo đường dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp hình 6 được hình 7.
+ Lật hình 7 ra mặt sau gấp 2 lần giống như hình 5, hình 6 được hình 8.
+ Gấp theo dấu gấp của hình 8 được hình 9.
+ Lật hình 9 ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được hình 10.
Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
+ Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền, được thuyền giống như hình 11.
- HS thực hiện xong bước này GV hướng dẫn tiếp, dùng ngón tay trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như hình 12 được thuyền phẳng đáy có mui ( H13).
- GV gọi HS 1 lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- GV cùng HS nhận xét.
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
- Về nhà các em thực hành và tập gấp thuyền phẳng đáy có mui.
* Nhận xét tiết học.
- Từng tổ kiểm tra phần chuẩn bị của HS .
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng làm lại các thao tác tiếp các bước gấp thuyền.
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- 1 HS lên thực hiện lại thao tác gấp.
- Cả lớp nhận xét.
Môn : Tập Viết
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 8
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Củng cố, hệ thống hóa vốn từ cho HS qua trò chơi ô chữ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi bài tập học thuộc lòng
- Bảng phụ kẻ ô chơi ô chữ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ ÔN LUYỆN TẬP VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3/ TRÒ CHƠI Ô CHỮ
- Với mỗi ô chữ GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
Ví dụ :
- Yêu cầu HS đọc nội dung về chữ ở dòng 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV ghi vào ô chữ : PHẤN
- Các dòng sau, tiến hành tương tự.
- HS đọc.
- Dòng 1 : Viên màu trắng (hoặc đỏ, vàng, xanh) dùng để viết chữ lên bảng (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ P).
- Phấn
- PHẤN
Lời giải Dòng 1 : PHẤN Dòng 6 : HOA
Dòng 2 : LỊCH Dòng 7 : TƯ
Dòng 3 : QUẦN Dòng 8 : XƯỞNG
Dòng 4 : TÍ HON Dòng 9 : ĐEN
Dòng 5 : BÚT Dòng 10 : GHẾ
- Gọi HS tìm từ hàng dọc.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập Tiết 9, 10.
- Chú ý : Nếu có thời gian GV gợi ý HS cách làm
- PHẦN THƯỞNG
Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra :
- GV ghi lên bảng gọi HS đọc 2l, 3l, 4l, 5l
* GV nhận xét ghi điểm.
3. bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
- GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc.
b/ Luyện tập :
Bài 1 : Tính.
- GV gọi HS lên làm bài 1, mỗi em làm 1 bài. HS còn lại làm SGK.
- GV cùng HS sửa chữa bài tập.
2l + 1l = 3l 15l – 5l = 10l
16l + 5l = 21l 35l – 12l = 23l
3l + 2l – 1l = 4l
16l – 4l + 15l = 27l
Bài 2 : Điền số.
- GV cho HS nhìn vào hình vẽ rồi điền số vào ô trống bài 2.
- GV theo dõi HS làm bài, khi HS làm xong GV gọi HS nhận xét và sửa chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
a) 6l, b) 8l, c) 30l
Bài 3 :
- GV gọi HS đọc đề toán 3, GV hỏi.
Bài toán cho biết gì ? (thùng thứ nhất có 16l dầu, thùng thứ hai ít hơn 2 l dầu).
Bài toán hỏi gì ? (hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?).
- GV gọi HS lên tóm tắt, 1 HS giải. HS còn lại làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV chấm 1 số vở bài làm của HS.
Tóm tắt. 16 l
Thùng 1 :
Thùng 2 : 2l
? l
Tính Giải
16 Thùng thứ hai có là.
- 2 16 – 2 = 14 (l)
14 Đáp số : 14 l dầu
Bài 4 : Thực hành.
- GV lấy 1 can đầy nước. Đổ nước từ can đó sang đầy ca 1l ta được 3 ca thì can hết nước. GV hỏi.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
Vậy cái chứa được mấy lít ?. (cái can chứa được 3 lít nước).
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
* GV nhận xét tiết học .
- 2 HS đọc.
- HS nhắc lại tựa bài.
- 3 HS lên bảng làm bài 1. Mỗi em làm 1 bài.
- HS còn lại làm SGK.
- HS tự sửa chữa bài làm của mình.
-HS làm bài 2 vào SGK.
- HS nhận xét và sửa chữa bài.
- HS nộp bài.
- 1 HS đọc đề toán 3.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS tóm tắt đề toán.
- 1 HS giải bài toán.
- HS còn lại làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét và sửa chữa bài.
- 10 em nộp bài làm.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
Môn : Kể Chuyện
ôn tập giữa học kỳ I
TIẾT 3
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật.
- Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi chép sẵn bài tập đọc Làm việc thật là vui
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng
2/ ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3/ ÔN LUYỆN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VÀ VẬT
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- Treo bảng phụ có ghi chép sẵn bài Làm việc thật là vui.
- Yêu cầu HS làm trong Vở bài tập
- Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật là vui.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
Từ chỉ vật, chỉ người
Từ ngữ chỉ hoạt động
- đồng hồ
báo phút, báo giờ
- gà trống
gáy vang ò … ó … o, báo trời sáng
- tu hú
kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín
- chim
bắt sâu, bảo vẹ mùa màng.
- cành đào
nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
- bé
đi học, quét nhà, nhặt ra
, chơi với em đỡ mẹ
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS
4/ ÔN TẬP VỀ ĐẶT CÂU KỂ VỀ MỘT CON VẬT, ĐỒ VẬT, CÂY CỐI
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 3
- Yêu cầu HS độc lập làm bài.
- Gọi HS lần lượt nói câu của mình. HS nối tiếp nhau trình bài bài làm.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyện dương những em nói tốt, đọc tốt.
- Nhắc hs về nhà chuẩn bị tiết 4
- Nhận xét bài trên bảng, đối chiếu với bài làm của mình.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập
- Ví dụ : HS 1 : con chó nhà em trông nhà rất tốt. / HS 2 : bóng đèn chiếu sáng suốt đêm. / HS 3 : cây mít đang nở hoa. / HS 4 : bông hoa cúc bắt đầu tàn. / …
Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 6
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện cách nói lời cám ơn, xin lỗi.
- Ôn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi tên sẳn các bài tập đọc và các bài học thuộc lòng.
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 3
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ ÔN LUYỆN TẬP VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như Tiết 1
3/ ÔN LUYỆN CÁCH NÓI LỜI CẢM ƠN, XIN LỖI
- Yêu cầu HS mở SGK trang 73 và đọc yêu cầu bài tập 3
- Cho HS suy nghĩ và làm việc theo nhóm, 2 HS thành 1 nhóm
- Chú ý : Gọi nhiều cặp HS nói.
- Cho điểm từng cặp HS.
- GV ghi các câu hay lên bảng.
4/ ÔN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Kết luận về lời giải đúng
- Mở sách và đọc yêu cầu.
- HS 1 : Cậu sẽ nói gì khi bạn hướng dẫn cậu gấp thuyền ?
- HS 2 : Tớ sẽ nói : Cảm ơn bạn đã giúp mình biết gấp thuyền.
- HS 2 : Cậu sẽ nói gì khi cậu làm rơi chiếc bút chì của bạn ?
- HS 1 : Tớ sẽ nói : Xin lỗi cậu tớ vô ý.
- HS luyện nói theo cặp. Chú ý HS sau không nói giống HS trước.
- Cả lớp đọc đồng thanh các câu hay.
- Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi chổ trống dưới đây.
- Đọc bài trên bảng phụ.
- 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bạn
… Nhưng chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi Thế về sau mẹ có tìm
,
thấy vật đó không hở mẹ ?
,
… Nhưng lúc mơ con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể hiểu :
- Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, uống nước.
- Để phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn uống, uống sạch, ở sạch.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK trang 20, 21.
- Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. khởi động :
- GV hô khẩu lệnh.
+ Nào đưa bàn tay, trực nhật khám tay, tay ai xinh xinh trắng tinh thì hát mừng, còn tay ai bẩn thì cả lớp chê ngay….
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
- Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột nếu ăn uống không hợp vệ sinh thì sẽ có hại gì?. Qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu. GV ghi tựa bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp về bệnh giun.
+ Mục tiêu :
- Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun.
- HS biết nói giun thường sống trong cơ thể người
- Nêu được tác hại của bệnh giun.
+ Cách tiến hành :
- GV hỏi.
Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa?.
GV giảng : Nếu bạn nào trong lớp đã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo lần lượt câu hỏi.
Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ? (giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như : ruột, dạ dầy, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột).
Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? (giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể ngưòi để sống).
Nêu tác hại do giun gây ra :(người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng thiếu máu, nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắt ống mật…dẫn đến chết người.
- GV cho HS làm VBT bài 1 trang 9. GV nhận xét sửa chữa.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun.
+ Mục tiêu :
- HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 20 và thảo luận trong nhóm theo câu hỏi.
Trứng giun và giun từ trong ruột người bị nhiễm giun ra bên ngoài bằng cách nào?.
Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào?.
- Khi các nhóm thảo luận xong GV gọi đại diện nhóm lên báo cáo và nói và chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20 SGK.
Bước 2 : Làn việc cả lớp.
- GV treo tranh vẽ hình 1 trong SGK trang 20 phóng to lên bảng.
GV tóm tắt ý chính :
+ Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi tiêu bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng quy cách trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất, hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi….
+ Hình vẽ thể hiện trứng giun có thể vào cơ thể bằng các cách sau :
- Không rửa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống …
- Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để ăn uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun.
- Đất trông rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi để bón rau, người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể
- Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn nước uống của người lành làm họ bị nhiễm giun.
* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp : Làm thế nào phòng ngừa bệnh giun?.
+ Mục tiêu :
- Kể ra các biện pháp phòng tránh giun.
- Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc, dép, ăn chín uống nước đã đun sôi, giữa vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
+ Cách tiến hành :
- Trên cơ sở những con đường trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể, GV yêu cầu HS suy nghĩ những cách để trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
- GV gọi HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
* GV tóm ý chính :
+ Để ngăn không cho trứng giun xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống : ăn chín, uống nước đã đun sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn, giữa vệ sinh cá nhân, đặc biệt biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà phòng, thường xuyên cắt ngắn móng tay, khôg để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp.
+ Để ngăn không cho phân rơi rãi hoặc hoặc ngấm vào đất hay nguồn nước cần làm hố xí, đúng quy cáh, hợp vệ sinh giữa cho hố xí luôn sạch sẽ, không để ruồi đậu và sinh sôi nẩy nở ở hố xí, ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho rau màu, không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi không sử dụng loại hố xí không hợp vệ sinh.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV hỏi.
Một năm em tẩy giun mấy lần?.
- GV nói thêm : Các em nên 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát bài “bàn tay sạch”.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi.
- HS tự liên hệ trả lời câu hỏi.
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi lần lượt theo từng câu hỏi của GV nêu.
- Lần lượt đại diện từng nhóm báo cáo.
- HS làm vào VBT bài 1 trang 9.
- HS làm vào vở bài tập.
- Thảo luận nhóm theo câu hỏi của GV đưa ra.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo theo câu hỏi và nói, chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20 SGK.
- 1 HS chỉ, 1 HS nói theo tranh vẽ.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- HS tự trả lời.
Môn : Toán
LUYỆN TẬP chung
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về :
- Kỹ năng tính cộng (nhẩm và viết) kể cả cộng các số đo với đơn vị là kilôgam, hoặc lít.
- Giải bài toán tìm tổng hai số.
- Làm quen với dạng bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
- Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập qua phần : “Luyện tập chung”. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Luyện tập :
Bài 1 : Tính.
- GV cho HS làm vào VBT.
- GV theo dõi HS làm bài khi HS làm xong GV gọi HS lên sửa bài. GV cùng HS nhận xét.
5 + 6 = 11 16 + 5 = 21 40 + 5 = 45 4 + 16 = 20
8 + 7 = 15 27 + 8 = 35 30 + 6 = 36 3 + 47 = 50
9 + 4 = 13 44 + 9 = 53 7 + 20 = 27 5 + 35 = 40
Bài 2 :
- GV cho HS nhìn sách, ghi kết quả vào bảng.
- GV cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
a) 45 kg b) 45l
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV gọi HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài.
- GV cùng HS nhận xét.
Số hạng
34
45
63
17
44
Số hạng
17
48
29
46
36
Tổng
51
93
92
63
80
Bài 4 : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
- GV ghi tóm tắt lên bảng gọi HS đặt đề toán theo tóm tắt. GV nhận xét sửa chữa.
- GV cho HS làm vào vở bài tập 4.
- GV nhận xét và chấm 1số vở bài làm của HS
Tóm tắt
Lần đầu bán : 45 kg gạo.
Lần sau bán : 38 kg gạo.
Cả hai lần bán :…..kg gạo ?.
Tính Giải.
45 Cả hai lần bán được là.
+38 45 + 38 = 83 (kg)
83 Đáp số : 83 kg
Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- GV cho HS tổ chức trò chơi giữa 2 đội A, B. Đội nào khoang vào kết quả đúng nhanh sẽ thắng.
- GV hô hiệu lệnh để 2 đội bắt đầu chơi.
* Túi gạo cân nặng mấy kilôgam.
1kg.
2kg.
3kg.
4kg.
- GV cùng HS nhận xét.
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
* GV nhận xét tiết học .
- Cả lớp hát vui.
- Vài HS đọc lại.
- HS làm vào VBT.
- HS lên sửa bài.
- Cả lớp sửa chữa bài nếu đúng ghi Đ, nếu sai ghi S.
- HS quan sát tranh.
- HS làm vào bảng con.
- HS lên bảng làm bài.
- HS
File đính kèm:
- T9.DOC