Giáo án giảng tuần 20 khối 2

ĐẠO ĐỨC

TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)

I. Mục tiêu

 - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.

- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là thật thà, được mọi người quý trọng.

- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

* ĐĐHCM: GD hs phải chân thật, thật thà là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.

* KNS:

- Kĩ năng xác định kĩ năng.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống khi nhặt được của rơi.

II. Các phương pháp / kĩ thuật tích cực có thể sử dụng trong bài:

- Thảo luận nhóm.

- Động no.

- Đóng vai.

- Xử lý tình huống.

III. Chuẩn bị

- GV: SGK. Trò chơi. Phần thưởng.

- HS: SGK. Vở bài tập.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 20 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN: 20 Thời gian Tiết Môn Tên bài dạy Đồ dùng dạy học Hai Ngày:10/01 1 2 3 4 5 CC Đ.Đức Toán TĐọc TĐọc Trả lại của của rơi (2) Bảng nhân 3 Ông Mạnh thắng thần gió Ông Mạnh thắng thần gió - VBT ĐĐ - Bộ ĐD - Tranh minh họa - Bảng phụ ghi từ luyện đọc Ba Ngày:11/01 1 2 3 4 5 TDục Toán KC CTả TNXH Trò chơi: BMBD, NLBƠ Phép nhân Ông Mạnh thắng thần gió N-V: Gió An toàn khi đi trên các PTGT - Còi, cờ - Chấm tròn - Tranh minh hoạ sgk - Bảng phụ ghi đoạn chính tả - Tranh minh họa SGK Tư Ngày:12/01 1 2 3 4 TĐọc Toán LTVC MT Mùa xuân đến Bảng nhân 4 Từ ngữ vế thời tiết- Đặt TL.. Vẽ túi xách - Bảng phụ ghi từ luyện đọc - Chấm tròn - Tranh minh họa Năm Ngày:13/01 1 2 3 4 T.Dục Tviết Toán TCông RLTTCB- TC: Chạy … Chữ hoa: Q Luyện tập Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng (2) - Còi - Mẫu chữ Q - Bảng phụ - Mẫu thiệp CM Sáu Ngày:14/01 1 2 3 4 5 CTả Toán TLV Hát SH NV: Mưa bóng mây Bảng nhân 5 Tả ngắn về bốn mùa Ôn tập: Trên con đường… - Bảng phụ ghi đoạn chính tả - Chấm tròn - Bảng phụ - Băng nhạc, máy nghe Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 ĐẠO ĐỨC TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT) I. Mục tiêu - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là thật thà, được mọi người quý trọng. - Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. * ĐĐHCM: GD hs phải chân thật, thật thà là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. * KNS: - Kĩ năng xác định kĩ năng. - Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống khi nhặt được của rơi. II. Các phương pháp / kĩ thuật tích cực có thể sử dụng trong bài: Thảo luận nhóm. Động no. Đóng vai. Xử lý tình huống. III. Chuẩn bị GV: SGK. Trò chơi. Phần thưởng. HS: SGK. Vở bài tập. IV. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Trả lại của rơi. - Nhặt được của rơi cần làm gì? - Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu: - Thực hành: Trả lại của rơi (Tiết 2) 3.2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. - GV đọc (kể) câu chuyện. - Phát phiếu thảo luận cho các nhóm. PHIẾU THẢO LUẬN 1. Nội dung câu chuyện là gì? 2. Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao? 3. Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao? - GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS. b. Hoạt động 2: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. - Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. - GV nhận xét, đưara ý kiến đúng cần giải đáp. - Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. - Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi. c. Hoạt động 3: Thi “Ứng xử nhanh” - GV phổ biến luật thi: + Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên điền lại cho cả lớp xem. Sau khi xem xong, các đội ngồi dưới có quyền giơ tín hiệu để bổ sung bằng cách đóng lại tiểu phẩm, trong đó đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Ban giám khảo (là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào trả lời nhanh, đúng. + Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc. - Mỗi đội chuẩn bị tình huống. - Đại diện từng tổ lên diễn, HS các nhóm trả lời. - Ban giám khảo chấm điểm. - GV nhận xét HS chơi. - Phát phần thưởng cho đội thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò: * Liên hệ GD ĐĐHCM: GD hs phải chân thật, thật thà là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. - Chuẩn bị: bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Cả lớp HS nghe. - Nhận phiếu, đọc phiếu. - Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung. - Đại diện một số HS lên trình bày. - HS cả lớp nhận xét về thái độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể. - HS nghe, ghi nhớ. - HS tham gia trò chơi. TOÁN BẢNG NHÂN 3 I. Mục tiêu - Lập được bảng nhân 3. - Nhớ được bảng nhân 3. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). - Biết đếm thêm 3. II. Chuẩn bị GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau: Tính: 2 cm x 8 = ; 2 kg x 6 = 2 cm x 5 = ; 2 kg x 3 = - Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu: - Trong giờ toán này, các em sẽ được học bảng nhân 3 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan. 3.2. Dạy học bài mới: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 3. - Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - Ba chấm tròn được lấy mấy lần? - Ba được lấy mấy lần? - 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3x1=3 (ghi lên bảng phép nhân này) - Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần? - Vậy 3 được lấy mấy lần? - Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần. - 3 nhân với 2 bằng mấy? - Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. - Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có 3 bảng nhân 3. - Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10. - Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này. - Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. b. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Tổ chức sửa bài cho HS. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài - Hỏi: Một nhóm có mấy HS? - Có tất cả mấy nhóm? - Để biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm phép tính gì? - Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét và cho điểm bài làm của HS. Bài 3: - Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Tiếp sau đó là 3 số nào? - 3 cộng thêm mấy thì bằng 6? - Tiếp sau số 6 là số nào? - 6 cộng thêm mấy thì bằng 9? - Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3. - Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. 4. Củng cố – Dặn dò: - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học. - Chuẩn bị: Luyện tập. - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3. - Hát - 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở nháp. 2 cm x 8 = 16 cm; 2 kg x 6 = 12 kg 2 cm x 5 = 10 cm; 2 kg x 3 = 6 kg - Nghe giới thiệu - Quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 3 chấm tròn. - Ba chấm tròn được lấy 1 lần. - Ba được lấy 1 lần. - HS đọc phép nhân 3: 3 nhân 1 bằng 3. - Quan sát thao tác của GV và trả lời: 3 chấm tròn được lấy 2 lần. - 3 được lấy 2 lần. - Đó là phép tính 3 x 2 - 3 nhân 2 bằng 6. - Ba nhân hai bằng sáu. - Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV. - Nghe giảng. - Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 3 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân. - Đọc bảng nhân. - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm. - Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - Đọc: Mỗi nhóm có 3 HS, có 10 nhóm như vậy. Hỏi tất cả bao nhiêu HS? - Một nhóm có 3 HS. - Có tất cả 10 nhóm. - Ta làm phép tính 3 x 10 - Làm bài: Tóm tắt 1 nhóm : 3 HS. 10 nhóm : . . . HS? Bài giải Mười nhóm có số HS là: 3 x 10 = 30 (HS) Đáp số: 30 HS. - Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Số đầu tiên trong dãy số này là số 3. - Tiếp sau số 3 là số 6. - 3 cộng thêm 3 bằng 6. - Tiếp sau số 6 là số 9. - 6 cộng thêm 3 bằng 9. - Nghe giảng. - Làm bài tập. - Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu. TẬP ĐỌC ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. Mục tiêu - Đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên-nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. * KNS: - Giao tiếp: ứng xử có văn hóa. - Ra quyết định. - Kiên định. II. Các phương pháp / kỹ thuật tích cực có thể được sử dụng trong bài: Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ. III. Chuẩn bị GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. HS: SGK. IV. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Thư Trung thu - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu: - Treo tranh và giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Ong Mạnh thắng Thần Gió để biết tại sao một người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng được một vị thần có sức mạnh như Thần Gió. - Ghi tên bài lên bảng. 3.2.Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. b) Luyện phát âm: - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm). - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn: - Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai? - Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn? - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Hỏi: Đồng bằng, hoành hành có nghĩa là gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. - Trong đoạn văn có lời nói của ai? - Vậy khi đọc chúng ta cũng phải thể hiện được thái độ giận giữ ấy. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2. - Gọi 1 HS đọc đoạn 3. - Để đọc tốt đoạn này các con cần phải chú ý ngắt giọng câu văn 2, 4 cho đúng. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 - GV đọc mẫu đoạn 4. - Giảng: Trong đoạn văn này có lời đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh. Khi đọc lời của Thần Gió, các em cần thể hiện được sự hống hách, ra oai (GV đọc mẫu), khi đọc lời của ông Mạnh cần thể hiện sự kiên quyết, không khoan nhượng (GV đọc mẫu). - Gọi 1 HS đọc đoạn cuối bài. - Hỏi: Đoạn văn là lời của ai? - Giảng: Đoạn văn này kể về sự hoà thuận giữa Thần Gió và ông Mạnh nên các con chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. - Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài. - Gọi HS đọc lại đoạn 5. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm đôi và theo dõi HS đọc theo nhóm. 3.3. Hoạt động 2: Thi đua đọc - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 4. Củng cố – Dặn dò: - Chuẩn bị: Tiết 2. - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài. - Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: lồng lộn, ăn năn, mát lành,ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả,… - 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh. - Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn: + Đoạn 1: Ngày xưa … hoành hành. + Đoạn 2: Một hôm … ngạo nghễ. + Đoạn 3: Từ đó … làm tường. + Đoạn 4: Ngôi nhà … xô đổ ngôi nhà. + Đoạn 5: Phần còn lại. - 1 HS đọc bài. + Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. Hoành hành có nghĩa là làm nhiều điều ngang ngược trên một vùng rộng, không kiêng nể ai. - HS đọc lại đoạn 1 theo hướng dẫn của GV. - 1 HS đọc bài. - Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió. - Luyện đọc câu: - Thật độc ác! (Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh) - HS đọc đoạn 2. - 1 HS khá đọc bài. - HS tìm cách ngắt sau đó luyện ngắt giọng câu: + Ong vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.// + Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// - HS đọc bài theo yêu cầu. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn. - 1 HS khá đọc bài. - Đoạn văn là lời của người kể. - Theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc. - Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu: Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// - Một số HS đọc bài cá nhân. - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng). - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS đọc. ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIO (TT) Hoạt động của GV Hoạt động của lớp 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Tiết 1 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3. - Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? - Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì? - Ngạo nghễ có nghĩa là gì? - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể) - Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn? - Gọi HS đọc phần còn lại của bài. - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? - Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh? - An năn có nghĩa là gì? - Ong Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? - Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió? - Ong Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai? - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? b. Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. - Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 4. Củng cố – Dặn dò: - Hỏi: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Chuẩn bị: Mùa xuân đến. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc. - Hát - HS đọc bài. - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả. - Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ong dẫn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường. - Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay. - 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp. - Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay. - Thần Gió rất ăn năn. - An năn là hối hận về lỗi lầm của mình. - Ong Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông. - Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó. - Ong Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. - Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên. - 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện. - Thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió… - Thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh… Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011 THỂ DỤC ĐỨNG KIỂNG GÓT HAI TAY CHỐNG HÔNG. TRỊ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU I. Mục tiêu: - Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang. - Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai bàn tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao chếch chữ V). - Biết cách chơi và tham gia chơi được II. Địa điểm - phương tiện: -Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh. An toàn nơi tập - Phương tiện: Chuẩn bị một cịi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng vận động Phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng vỗ tay, hát - Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông. - Đi thường theo vịng trịn v hít thở su. * Trị chơi 2. Phần cơ bản: * Ôn đứng kiểng gót, hai tay dang ngang *Ôn đứng kiểng gót, hai tay chống hông - Ôn phối hợp hai động tác - Trị chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau 3. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay hát - Cúi người thả lỏng: 5 – 10 lần. - Nhảy thả lỏng: 4 – 5 lần. * Trị chơi - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. 1 – 2’ 1 – 2’ 1 – 2’ 5’ 5’ 6’ 8’ 5 - 10lần 2’ 2’ 2’ 2’ €€€€€ €€€€€ € -nt- -nt- €€€€€ €€€€€ € -nt- -nt- -nt- -nt- TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Thuộc bảng nhân 3. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3) II. Chuẩn bị GV: Viết sẵn nội dung bài tập 5 lên bảng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a.Giới thiệu: - Trong giờ toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 3. b.Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng: 3 x 3 - Hỏi: Chúng ta điền mấy vào ô trống? Vì sao? - Viết 9 vào ô trống trên bảng và yêu cầu HS đọc phép tính sau khi đã điền số. Yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập, sau đó gọi 1 HS đọc chữa bài. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - Tiến hành tương tự như với bài tập 3. 4. Củng cố – Dặn dò: - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3 - Dặn dò HS học thuộc bảng nhân 2, 3. - Chuẩn bị: Bảng nhân 4. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tốt, thuộc bảng nhân. Nhắc nhở HS còn chưa chú ý học bài, chưa học thuộc bảng nhân. - Hát - 2 HS lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống. - Điền 9 vào ô trống vì 3 nhân 3 bằng 9. - Làm bài và chữa bài. - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và phân tích đề bài. - Làm bài theo yêu cầu: Tóm tắt 1 can : 3 l 5 can : . . .l? Bài giải 5 can đựng được số lít dầu là: 3 x 5 = 15 (l) Đáp số: 15 l - HS làm bài. Sửa bài. Tóm tắt 1 túi : 3 kg gạo 8 túi :……kg gạo? Bài giải Số kg gạo 8 túi có là: 3 x 8 = 24 (kg) Đáp số: 24 kg - HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3 KỂ CHUYỆN ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. Mục tiêu - Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (BT1). - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tư. * KNS: - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề. - Kiên định. II. Các phương pháp/kỹ thuật tích cực có thể được sử dụng trong bài: Trình by ý kiến c nhn. Thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị GV: 4 tranh minh họa câu chuyện trong sgk (phóng to nếu có thể). HS: SGK. IV. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Chuyện bốn mùa. - Gọi 6 HS lên bảng, phân vai cho HS và yêu cầu các con dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu: - Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Ong Mạnh thắng Thần Gió và đặt tên khác cho câu chuyện này. - Ghi tên bài lên bảng. 3.1 Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Treo tranh và cho HS quan sát tranh. - Hỏi: Bức tranh 1 vẽ cảnh gì? - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì? - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Quan sát 2 bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Nội dung đó là gì? - Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3. - Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Một số nhóm có 4 em, một số nhóm có 3 em và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm: + Các nhóm có 4 em kể chuyện theo hình thức nối tiếp nhau. Mỗi em kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi tranh. + Các nhóm có 3 em kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. 3.2. Hoạt động 2: Đặt tên khác cho câu chuyện - Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tên gọi mà mình chọn. - Nhận xét các tên gọi mà HS đưa ra. Nêu cho HS giải thích vì sao con lại đặt tên đó cho câu chuyện? 4. Củng cố – Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Nhận xét tiết học. - Hát - 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - Theo dõi và mở sgk trang 15. - Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Ong Mạnh thắng Thần Gió. - Quan sát tranh. - Bức tranh 1 vẽ cảnh Thần Gió và ông Mạnh đang uống rượu với nhau rất thân thiện. - Bức tranh 2 vẽ cảnh ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà. - Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện. - Bức tranh 4 minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Đó là Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay. - Thần Gió ra sức tìm cách để xô đổ ngôi nhà của ông Mạnh nhưng phải bó tay, ngôi nhà của ông Mạnh vẫn đứng vững trong khi cây cối xung quanh bị đổ rạp. - 1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 4, 2, 3, 1. - HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Các nhóm thi kể theo hai hình thức trên. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con người đã thắng gió ntn? / Ong Mạnh và Thần Gió / Ong Mạnh và Thần Gió đã kết bạn với nhau ntn? / Chuyện Thần Gió và ngôi nhà của ông Mạnh… CHÍNH TẢ GIÓ I. Mục tiêu - Nghe-viết chính xác bài CT; biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. - Làm được BT2 a/b, hoặc BT3 a. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ : Thư Trung thu - Yêu cầu HS viết các từ sau: cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi,… - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu: - Trong giờ học chính tả này, các con sẽ nghe cô (thầy) đọc và viết lại bài thơ Gió của nhà thơ Ngô Văn Phú. 3.2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết - Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ. - Bài thơ viết về ai? - Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ. b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài viết có mấy khổ thơ? - Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? - Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì? c) Hướng dẫn viết từ khó - Hãy tìm trong bài thơ: + Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi; + Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. - Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. d) Viết bài - GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần. e) Soát lỗi - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi. g) Chấm bài - Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 5 em làm xong đầu tiên được tuyên dương. Bài 3/a - Hướng dẫn HS chơi trò chơi đố vui: Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một cặp chơi. Các HS oẳn tù tì để chọn quyền đố trước. HS đố trước đọc 1 trong các câu hỏi của bài để bạn kia trả lời. Nếu HS đố cũng không tìm được thì hai bạn cùng nghĩ để tìm và từ này không được tính điểm. Mỗi từ tìm đúng được 10 điểm, bạn nào có nhiều điểm hơn là người thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò: - Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng. - Nhận xét tiết học. - Hát - 4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp. - HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng. - 3 HS lần lượt đọc bài. - Gió thích chơi thân với mọi nhà: gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả lê, trèo bưởi, trèo na. - Bài viết có 2 khổ. - Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ. - Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng với nhau, hết 1 khổ thơ thứ nhất thì các một dòng rồi mới viết tiếp khổ thơ thứ hai. + Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi: gió, rất, rủ, ru, diều. + Các chữ

File đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 20 CKNKTKNSBVMT.doc
Giáo án liên quan