Giáo án giảng tuần 24 khối 2

MÔN ĐẠO ĐỨC

 LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI

(Tiết 2)

 I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và từ giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

- Biết sử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.

- Ghi chú: biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

* KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI:

- Thảo luận nhóm.

- Động não.

- Đóng vai.

III/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại.

2.Học sinh: Sách, vở BT.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 24 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2011 MÔN ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và từ giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. - Biết sử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - Ghi chú: biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh. * KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: Thảo luận nhóm. Động não. Đóng vai. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại. 2.Học sinh: Sách, vở BT. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: PP kiểm tra. -Cho 2 HS sắm vai nói chuyện điện thoại: “Bạn Nam gọi điện thoại cho cô giáo cũ để hỏi thăm sức khoẻ” -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động 1: Đóng vai. -PP sắm vai: -GV đề nghị HS thảo luận và đóng vai theo cặp đôi. -Giáo viên đưa ra tình huống: 1. Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ. 2. Một người gọi nhầm số máy nhà Nam. 3. Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác. -Đưa vấn đề: Cách trò chuyện của các bạn qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao? -PP hoạt động: GV đề nghị thảo luận nhóm về cách ứng xử đóng vai của các cặp. -Kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. -PP thảo luận: GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: 1. Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà . 2. Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận. 3. Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo. -Vì sao? -Nhận xét. -Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch. -PP hỏi đáp: Trong lớp có em nào từng gặp các tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó? -Nhận xét, đánh giá. Kết luận chung: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. -Luyện tập. 3.Củng cố, dặn dò: -Giáo dục tư tưởng. -Dặn dò- Học bài. -Nhận xét tiết học -Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại/tiết1 -2 học sinh thực hành sắm vai . -1 em nhắc tựa bài. -Chia nhóm nhỏ thảo luận. -Đóng vai theo cặp. 1. Nhấc máy nghe và nói: A lô, cháu xin nghe. -Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa bà cháu là Nam đây ạ! Hôm nay sức khoẻ của bà thế nào, bà khoẻ không ạ ? 2. Nhấc máy nghe và nói: A lô, tôi xin nghe. -Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa cô cháu là Nam không phải Dũng, có lẽ cô nhầm số rồi ạ. 3. Nhấc máy nghe và nói: A lô, tôi xin nghe. -Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa chú cháu là Tâm đây ạ! Chú làm ơn cho cháu gặp bạn Nam. Vậy hả chú, cháu xin lỗi có lẽ cháu bấm nhầm số rồi. -Thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm cử người trình bày. -Vài em nhắc lại. -Chia nhóm thảo luận. -Đại diện một nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống. -Em lễ phép nói với người gọi điện đến là mẹ không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết có thể thông báo giờ mẹ sẽ về. -Em nói rõ với khách của bố là bố đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại. -Nhận điện thoại, nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình, hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Vài em tự liên hệ. Nhận xét, bổ sung. -Vài em nhắc lại. -Làm vở BT3.4.5 /tr 36-37. -Học bài. Nhận xét bổ sung: MÔN TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b Biết tìm một thừa số chưa biết Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3) II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Viết bảng bài 3. 2. Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: PP kiểm tra : -Tìm y: y x 3 = 27 y x 2 = 18 2 x y = 12 -Nhận xét. 2. Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Hướng dẫn làm bài tập: Hoạt động 1: Luyện tập. Bài 1: -Yêu cầu gì? -Sửa bài, cho điểm. Bài 3: -Yêu cầu làm gì? -Nhận xét, cho điểm. Bài 4: - Gọi 1 em đọc đề. -Gọi 1 em lên bảng làm. -Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào? -Giáo dục. -Dặn dò- Học bài. -Nhận xét tiết học. -Bảng con, 3 em lên bảng. y x 3 = 27 y x 2 = 18 y = 27 : 3 y = 18 : 2 y = 9 y = 9 2 x y = 12 y = 12 : 2 y = 6 -Luyện tập -Tìm x. -Học sinh làm bài. a) x x 2 = 4 b) 2 x x = 12 x = 4 : 2 x = 12 : 2 x = 2 x = 6 c) 3 x x = 27 x = 27 : 3 x = 9 -Viết số thích hợp vào ô trống. -Lần lượt HS đọc tên các dòng trong bảng. -1 em lên bảng làm. Cả lớp làm vở. -1 em đọc đề. -1 em lên bảng Tóm tắt 3 túi : 12 kg 1 túi : ? kg Bài giải Mỗi túi có số kg gạo là 12 : 3 = 4 ( kg ) Đáp số: 4 kg -Hs nêu Nhận xét bổ sung: MÔN: TẬP ĐỌC QUẢ TIM KHỈ I/ MỤC TIÊU: - Đọc rõ ràng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện -Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5) * PTTNTT: Tránh tiếp xúc với các con vật nguy hiểm có thể gây ra thương tích cho cơ thể. * KNS: - Ra quyết định. - Ứng phó với căng thẳng. - Tư duy sáng tạo. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: - Thảo luận nhóm. - Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh: Quả tim Khỉ. 2.Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Kiểm tra bài cũ: PP kiểm tra. -Gọi 3 em đọc bài “Nội quy đảo Khỉ” -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Cá Sấu sống ở dưới nước, Khỉ sống ở trên bờ. Hai con vật này đ từng chơi với nhau nhưng không thể kết thành bè bạn. Vì sao như thế? Câu chuyện Quả tim Khỉ sẽ giúp các em biết được điều đó. b) Luyện đọc: Hoạt động 1: Luyện đoc. -Giáo viên đọc mẫu lần 1 Đọc từng câu: -Kết hợp luyện phát âm từ khó Đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. - Hướng dẫn đọc chú giải - Khi nào ta cần trấn tĩnh? - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét. Gọi 1 em đọc lại bài. -3 em đọc bài và TLCH. -Quả tim Khỉ. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc. Lớp theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. -HS luyện đọc các từ : leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, lưỡi cưa,trấn tĩnh, tẽn tò, lủi mất …. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Một con vật da sần sùi, / dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc,/ trườn lên bãi cát.// Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí/ với hai hàng nước mắt chảy dài. - HS đọc chú giải: dài thượt, ti hí, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò. -Khi gặp việc làm mình lo lắng, sợ hãi, không bình tĩnh được. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). Tiết 2 Hoạt động của gv Hoạt động của hs c) Hướng dẫn tìm hiểu bi: Hoạt động 2: Tìm hiểu bài . -Gọi 1 em đọc. -Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? -Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào? -Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? -Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào? -Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất? -Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu? -Luyện đọc lại: -Nhận xét. * Liên hệ PTTNTT: Tránh tiếp xúc với các con vật nguy hiểm có thể gây ra thương tích cho cơ thể. 3.Củng cố, dặn dò: Gọi 1 em đọc lại bài. -Câu chuyện nói với em điều gì? -Dặn dò – Đọc bài. -Nhận xét tiết học. -1 em đọc đoạn 1-2. -Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn. -Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho Vua Cá Sấu ăn. -Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà. -“Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước” -Cá Sấu tẽn tò, lủi mất vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối. -Khỉ: tốt bụng, thật thà, thông minh (nhân hậu, chân tình, nhanh trí) -Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác (lừa đảo, gian giảo. xảo quyệt, phản trắc) -2-3 nhóm đọc theo phân vai (người dẫn truyện, Khỉ, Cá Sấu) -1 em đọc lại bài. -Phải chân thật trong tình bạn, không dối trá. Không ai thèm kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối. ….. -Tập đọc bài. Nhận xét bổ sung: Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2011 MÔN: THỂ DỤC ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY -TRÒ CHƠI "KẾT BẠN" I/MỤC TIÊU Giữ được thăng bằng khi đi kiễng gót, hai tay chống hông. Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi Ghi chú: Bỏ đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang II/ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN -Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập. -Phương tiện:Chuẩn bị một còi và kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát, chạy, đích. III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.Phần mở đầu -GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học. - Xoay cổ tay chân, xoay vai,xoay đầu gối và hông do cán sự điều khiển. -Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân trường -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu -Ôn 4 động tác sau cùng của bài thể dục: Mỗi động tác 2*8 nhịp 2.Phần cơ bản: -Đi thường theo vạch kẻthẳng, hai tay chống hông. -Đi thường theo vạch kẻthẳng, hai tay dang ngang -Đi nhanh chuyển sang chạy Lần 1 do GV điều khiển lần 2 do cán sự điều khiển, xen kẻ giữa 2 lần tập, GV cùng HS nhận xét, đánh giá. Có thể mỗi đợt là tổ I và 2 (theo lệnh xuất của GV) sau đó đến tổ 3 và 4. Khi đến vạch đích, xoay vòng sang hai phía đi thường về tập hợp ở cuối hàng để chờ đợt tập sau (chạy theo đội hình nước chảy) - Trò chơi: "Kết bạn" GVnêu tên trò chơi, giải thích cách chơi kết hợp cho một tổ làm trước hteo đội hình hàng dọc. Khi thấy HS đã nắm được cách chơi thì cho các em cùng chơi theo đội hình vòng tròn. 3.Phần kết thúc -Đi đều 2-4 hàng dọc và hát -Môt số động tác thả lỏng -GV cùng HS hệ thống bài -GV nhận xét giờ học,giao bài tập về nhà: Ôn lại các tư thế cơ bản đã học. 1-2 phút 1-2 phút 1 phút 2-3phút 15-20 phút 2-3 phút 4-5 lần 1-2 phút 1-2 phút -Tập hợp lớp 4 hàng ngang,sau đó cho lớp theo vòng tròn X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x GV GV điều khiển 4 hàng ngang cách 1 sãi tay dàn hàng GV điều khiển chờ ở vạch đích Nghe lệnh theo tiếng còi -Tập hợp lớp 4 hàng ngang X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x X x x x x x x x x x GV Nhận xét bổ sung: MÔN TOÁN BẢNG CHIA 4 I/ MỤC TIÊU: - Lập được bảng chia 4. - Nhớ được bảng chia 4 - Biết giải bài toán có một phép tính chia , thuộc bảng chia 4 II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Ghi bảng bài 1-2. 2. Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: PP kiểm tra. -Gọi 2 em lên bảng làm bài . -Tính x : x + 3 = 18 x x 3 = 27 -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Giới thiệu và học thuộc lòng bảng chia 4: Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 4. Hướng dẫn tương tự như bảng chia 3 u Lập bảng chia 4. -Giáo viên cho HS lập bảng chia 4. -Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng chia 4. -Nhận xét. c) Luyện tập – thực hành: Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành . Bài 1: -Yêu cầu HS tự làm bài -Nhận xét Bài 2: -Gọi 1 em nêu yêu cầu. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: -Gọi vài em HTL bảng chia 4. -Dặn dò- Học bài. -Nhận xét tiết học -2 em làm bài trên bảng. Lớp làm nháp. x + 3 = 18 x x 3 = 27 x = 18 – 3 x = 27 : 3 x = 15 x = 9 -Bảng chia 4. -Tự HTL bảng chia 4. -HS thi đọc cá nhân. Tổ. -Đồng thanh. -Tự làm bài, đổi vở kiểm tra nhau. 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 16 : 4 = 4 40 : 4 = 10 4 : 4 = 1 28 : 4 = 7. . . -1 em đọc đề. Đọc thầm, phân tích đề. -1 em lên bảng làm bài. Tóm tắt : 4 hàng : 32 học sinh 1 hàng : ? học sinh . Giải Mỗi hàng có số học sinh là: 32 : 4 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh. -Nhận xét. -3-4 em HTL bảng chia 4. -Học thuộc bảng chia4. Nhận xét bổ sung: MÔN KỂ CHUYỆN QUẢ TIM KHỈ I/ MỤC TIÊU: Hs khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện ( BT2) Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện * PTTNTT: Khi tiếp xúc với các con vật nguy hiểm cần phải đề phòng tránh để chúng gây ra thương tích cho cơ thể. * KNS: - Ra quyết định. - Ứng phó với căng thẳng. - Tư duy sáng tạo. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: - Thảo luận nhóm. - Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh “Quả tim Khỉ”. 2.Học sinh: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS phân vai (người dẫn chuyện, Ngựa, Sói) kể lại chuyện “ Bác sĩ Sói” Cho điểm từng em -Nhận xét. 2. Dạy bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2.2. Bài mới: Hoạt động 1: Kể từng đoạn truyện. -Treo 4 tranh và hỏi: 4 bức tranh minh họa điều gì? -Giáo viên ghi bảng: Tranh 1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu. Tranh 2: Cá Sấu vờ mời Khỉ về chơi nhà. Tranh 3: Khỉ trhoát nạn. Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò, lủi mất. -Yêu cầu học sinh nhìn tranh tập kể 4 đoạn của câu chuyện trong nhóm -Nhận xét chọn cá nhân, nhóm kể hay. -Nhận xét, chấm điểm nhóm. Hoạt động 2: Phân vai, dựng lại câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh tự lập nhóm yêu cầu học sinh kể chuyện theo sắm vai -Giáo viên phát cho HS dụng cụ hóa trang (mặt nạ, băng giấy đội đầu của Khỉ, Cá Sấu) -Nhận xét cá nhân, nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất. * Liên hệ PTTNTT: Khi tiếp xúc với các con vật nguy hiểm cần phải đề phòng tránh để chúng gây ra thương tích cho cơ thể. 3. Củng cố, dặn dò: - Khi kể chuyện phải chú ý điều gì? -Câu chuyện nói với em điều gì? - Dặn dò- Kể lại câu chuyện. -Nhận xét tiết học -3 em kể lại câu chuyện “Bác sĩ Sói” -Quả tim Khỉ. -1-2 em nói vắn tắt nội dung từng tranh. -Khỉ kết bạn với Cá Sấu. -Cá Sấu vờ mời Khỉ về chơi nhà. -Khỉ trhoát nạn. -Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò, lủi mất. -Chia nhóm: Kể 4 đoạn của câu chuyện. -Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể. -Đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn. Nhận xét, chọn bạn kể hay. -Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai dựng lại câu chuyện (sử dụng mặt nạ, băng giấy đội đầu của Khỉ, Cá Sấu) -Nhóm nhận xét, góp ý. -Chọn bạn tham gia thi kể lại câu chuyện. Nhận xét. -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.. -Khi bị lừa phải bình tĩnh nghĩ kế thoát thân. -Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. Nhận xét bổ sung: MÔN: CHÍNH TẢ QUẢ TIM KHỈ I/ MỤC TIÊU: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi cóa lời nhân vật, bài viết không quá 5 lỗi - Làm được BT2 b, BT3b II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Viết sẵn đoạn “Quả tim Khỉ” . Viết sẵn BT 2a,2b. 2.Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -Đọc cho học sinh viết những từ các em hay sai. -Nhận xét. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Hướng dẫn học sinh viết chính tả: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết u Nội dung bài viết: -Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết. - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao? u Hướng dẫn trình bày. -Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì? -PP phân tích: u Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó. -Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. -Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. u Viết bài. -Giáo viên đọc cho học sinh viết vở. -Đọc lại. Chấm vở, nhận xét. c) Hướng dẫn hs làm bài tập: Hoạt động 2: Bài tập. Bài 2: -Yêu cầu gì? -Hướng dẫn sửa. -Nhận xét, chốt lời giải đúng - chúc mừng, chăm chút, lụt lội, lục lọi. Bài 3: -Yêu cầu gì? -Nhận xét, chỉnh sửa. -Chốt lời giải đúng a/ Tên con vật bắt đầu bằng s : sói, sẻ, sứa, sư tử, sóc, sò, sao biển, sên, sơn ca, sáo, sếu, sam …….. b/ Tiếng có vần uc/ ut : rút, xúc, húc. 3.Củng cố, dặn dò: -Tuyên dương HS viết bài đúng, đẹp và làm bài tập đúng. -Dặn dò – Sửa lỗi. -Nhận xét tiết học -3 em lên bảng. Lớp viết bảng con. -Chính tả (nghe viết): Quả tim Khỉ. -2-3 em nhìn bảng đọc lại. -Cá Sấu, Khỉ vì đó là tên riêng của nhân vật trong truyện / Bạn, Vì, Tôi, Từ viết hoa vì đó là những chữ đứng đầu câu…… -Lời Khỉ:”Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?” được đặt sau dấu hai chấm, gạch đầu dòng. -Lời Cá Sấu: “Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.” được đặt sau dấu gạch đầu dòng. -HS nêu từ khó: Khỉ, Cá Sấu, hoa quả, chả ai chơi, kết bạn. -Viết bảng con. -Nghe đọc, viết vở. -Dò bài. -Điền uc/ ut. -3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con. -Nhận xét. -Chia nhóm, nhóm trưởng ghi ra giấy. -Đại diện nhóm lên dán bảng. -Đại diện nhóm đọc kết quả. Nhận xét. -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. Nhận xét bổ sung: MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÂY SỐNG Ở ĐÂU? I/ MỤC TIÊU: - Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước. - Ghi chú: Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác ( tầm gửi) dưới nước. * BVMT: - Biết cây cối, con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí. - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của cây cối, con vật. - Có ý thức bảo vộ môi trường sống cảu loài vật. II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh sưu tầm tranh ảnh về các loài cây ở các môi trường khác nhau. 2.Học sinh: Sách TN&XH, Vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: PP hỏi đáp: -Kể những công việc của từng người trong gia đình em? -Những người dân trong khu phố em làm những ngành nghề gì? Kể ra tên các ngành nghề mà em biết? -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động 1: Thảo luận. -PP trực quan –hoạt động : -Tranh: -Yêu cầu HS nói về nơi sống của cây cối trong từng hình. -PP hỏi đáp: Cây có thể sống ở đâu? * Liên hệ GDBVMT: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. Hoạt động 2: Triễn lãm. -PP hoạt động nhóm: -Trực quan: Tranh ảnh về cành, lá cây thật. -GV phát giấy bút. Giáo viên đặt tên cho mỗi nhóm: -Nhóm cây sống dưới nước, Nhóm cây sống trên cạn. -Ghi nhận, chốt ý đúng. -Nhận xét. -Nhận xét, chấm điểm nhóm. * Liên hệ GDBVMT: Có ý thức bảo vộ môi trường sống cảu loài vật. 3.Củng cố ,dặn dò: -Giáo dục tư tưởng - Dặn dò – Học bài. - Nhận xét tiết học -Bố: kĩ sư, mẹ : thợ thêu, anh: hsinh -Buôn bán, công nhân, thợ điện, thợ may, thợ xây, bác sĩ, …... -Cây sống ở đâu? -Quan sát hình trong SGK. -Chia nhóm thảo luận -Đại diện nhóm trình bày. -Cây sống ở khắp nơi. -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đưa ra những tranh ảnh hoặc cành, lá cây thật đã sưu tầm cho cả nhóm xem. -Chia 2 nhóm thảo luận nhóm nói tên các loài cây và nơi sống của chúng. -Nhóm trưởng ghi ra giấy, sau đó lên dán bảng. -Đại diện nhóm lên trình bày. -Vài em đọc lại. -Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm. -Các nhóm đi xem sản phẩm của nhóm, nhận xét lẫn nhau -Học bài. Nhận xét bổ sung: Thứ tư, ngày 16 tháng 02 năm 2011 MÔN: TẬP ĐỌC VOI NHÀ I/ MỤC TIÊU: - Đọc rõ ràng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích giúp con người. (trả lời được các CH trong SGK) * PTTNTT: Đề phòng các con vật nguy hiểm khi tiếp xúc với chúng. * KNS: - Ra quyết định. - Ứng phó căng thẳng. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI: Đặt câu hỏi. Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh “Voi nhà”. Anh ngoài sách. 2.Học sinh: Sách Tiếng việt. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 em đọc bài “Quả tim Khỉ” -Nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết thêm câu chuyện thú vị về một chú voi nhà với sức khỏe phi thường đã dùng vòi kéo chiếc ô tô khỏi vũng lầy giúp con người. b) Luyện đọc: Hoạt động 1: Luyện đọc. - Bức tranh vẽ cảnh gì? -GV đọc mẫu lần 1 -Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu: Đọc từng đoạn: Chia 3 đoạn: Đoạn đầu: từ đầu ……. qua đêm. Đoạn 2: Gần sáng …phải bắn thôi. Đoạn 3: còn lại. -Luyện đọc ngắt nhịp: -Ghi các câu. -Chú ý đọc nhịp chậm rãi -Hướng dẫn đọc các từ chú giải : -Giảng thêm: hết cách rồi: không còn cách nào nữa, chộp: dùng cả hai bàn tay lấy nhanh một vật. Quập chặt vòi: lấy vòi quấn chặt vào. -Nhận xét. Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc trong nhóm. -Nhận xét. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. -Vì sao những người ngồi trong xe phải ngủ đêm trong rừng? -Mọi người lo lắng như thế nào khi con voi đến gần xe? -Nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không? -Con voi đã giúp họ như thế nào? -Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà? * Liên hệ GDPTTNTT: Đề phòng các con vật nguy hiểm khi tiếp xúc với chúng. Luyện đọc lại: -Tổ chức cho học sinh thi đọc lại truyện -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 em đọc lại bài. -Qua bài em học được điều gì? - Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Nhận xét tiết học. -4 em đọc “Qủa tim Khỉ” và TLCH. -Voi nhà. -Chú voi nhà quập vòi vào đầu chiếc ô tô để kéo nó ra khỏi vũng lầy, một vài người nấp trong bụi cây phía xa đang lo lắng nhìn ra. -Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc. -HS nối tiếp đọc từng câu trong bài. -Luyện đọc từ khó: thu lu, xe, rét, lùm cây, lừng lững, lo lắng. -Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn. -HS luyện đọc ngắt nhịp : -Nhưng kìa,/ con voi quập chặt vòi vào đầu xe/ và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// Lôi xong,/ nó huơ vòi về phía lùm cây/ rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.// -HS nêu nghĩa của các từ chú giải: voi nhà khựng lại, rú ga, vục xuống vũng, thu lu, lừng lững. -Vài em nhắc lại. -HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài. -Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn, cả bài) -Đồng thanh. -Vì xe bị sa xuống vũng lầy, lhông đi được. -Mọi người sợ con voi đập tan xe, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn xe, Cần ngăn lại. - Không nên bắn vì đó là loài thú quý hiếm, cần bảo vệ. Nổ súng cũng nguy hiểm, vì voi có thể tức giận,, hăng máu xông đến chỗ nó đoán có người bắn súng. -Voi quập chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lấy -Vì voi nhà không dữ tợn, phá phách như voi rừng mà hiền lành, biết giúp người….. -HS thi đọc truyện. -Nhận xét -1 em đọc bài. -Phải biết chăm sóc nuôi dạy các con vật có ích. -Tập đọc bài. MÔN TOÁN MỘT PHẦN TƯ I/ MỤC TIÊU: Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư”, biết đọc, viết ¼ Biết thực hành chioa một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Các tấm bìa hình vuông, hình tròn. 2.Học sinh: Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: * Cho HS làm phiếu. -Có 15 chiếc kẹo. Hỏi 1/3 số kẹo đó có mấy chiếc kẹo ? -Nhận xét. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Giới thiệu “ Một phần tư”( ¼) Hoạt động 1: Giới thiệu “Một phần tư” - HS quan sát hình vuông. -Giáo viên hướng dẫn tương tự 1/3 -Nhận xét. - Để thể hiện một phần tư hình vuông, hình tròn, người ta dùng số “Một phần tư”, viết ¼ Nhận xét c) Luyện tập – thực hành: Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: -Gọi 1 em đọc đề. -Nhận xét. Bài 3 : -Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu HS làm bài. -Vì sao em biết hình a đã khoanh một phần tư số con

File đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 24 CKNKTKNSBVMT.doc