ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – TIẾT 1
I/ Mục tiêu:
- Giúp Hs hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta.
- Thấy lợi ích của môi trường sống trong lành.
- Biết bảo vệ môi trường sống qua việc thực hiện hành vi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở và động viên những người xunh quanh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Một số tranh ảnh về môi trường.
* HS: Thu thập tài liệu.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hs hát bài hát nói về môi trường xung quanh chúng ta.
2.Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 32 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – TIẾT 1
I/ Mục tiêu:
- Giúp Hs hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta.
- Thấy lợi ích của môi trường sống trong lành.
- Biết bảo vệ môi trường sống qua việc thực hiện hành vi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở và động viên những người xunh quanh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Một số tranh ảnh về môi trường.
* HS: Thu thập tài liệu.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hs hát bài hát nói về môi trường xung quanh chúng ta.
2.Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài – ghi tựa:
Giới thiệu bài: Môi trường sống trong lành góp phần rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe của con người. Sống trong một môi trường trong lành là niềm mơ ước của mọi người. Bảo vệ môi trường trong lành là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hôm nay cô và các m sẽ tìm hiểu bài “ Bảo vệ môi trường”.
4. Phát triển các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
* Hoạt động 1: Quan sát và trả lời.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh.
(Tranh về công viên, về quang cảnh trường học, dòng sông ….)
+ Bức tranh vẽ gì? Quang cảnh ở đây như thế nào?
+ Không khí có trong lành không? Vì sao?
+ Sống ở những nơi như thế này em cảm thấy như thế nào?
- Gv chốt lại:
=> Kết luận: Môi trường trong lành làm không khí mát mẻ, dễ chịu. Chúng ta ai cũng có quyền được sống trong bầu không khí trong lành.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường trong lành.
- Gv treo các tranh có môi trường bị ô nhiễm.
(Đường phố dơ, xả rác bừa bãi, phân chó mèo đầy đường).
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ Em có nhận xét gì trước môi trường không trong lành như vậy?
- Gv nhận xét, kết luận:
=> Môi trường bị ô nhiễm ảnh hường lớn tới sức khỏe …. Làm mất vẻ văn minh đô thị gây nhiều bệnh về đường hô hấp….
* Hoạt động 3: Tổ chức cho Hs vui chơi về bảo vệ môi trường.
- Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 em.
- Gv nêu luật chơi.
- Gv làm trọng tài.
- Lần lượt các em của 2 đội sẽ kể lại các việc cần làm để bảo vệ môi trường xung quanh.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Giáo dục tư tưởng: Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người dân.
5.Tổng kết – dặn dò.
- Yêu cầu 1 Hs nhắc lại những việc làm cần để bảo vệ môi trường
- Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ môi trường (tiết 2).
- Nhận xét bài học.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Đại diện mỗi nhóm nhận tranh về thảo luận theo nội dung các câu hỏi Gv yêu cầu.
Đại diện các nhóm lên trả lời và giải thích.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung góp ý.
PP: Thảo luận, thực hành.
Hs quan sát nhận xét.
2 em thảo luận những ý kiến nhận xét của mình trước môi trường bị ô nhiễm.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs tự chọn,
Hs chơi theo hình thức tiếp sức.
Nhận xét bổ sung:
MÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết cách sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết làm phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản
Hs khá giỏi:làm BT4
II. Chuẩn bị
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiền Việt Nam
- Sửa bài 4.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Gv nêu mục tiêu của tiết học
Các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
- Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
- Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
- Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?
- Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài.
Luyện tập
-Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
- Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.
- Túi thứ nhất có 800 đồng.
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
- Mẹ mua rau hết 600 đồng.
- Mẹ mua hành hết 200 đồng.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
- Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt.
Rau : 600 đồng.
Hành : 200 đồng.
Tất cả : . . . đồng?
Bài giải
Số tiền mà mẹ phải trả là:
600 + 200 = 800 (đồng)
Đáp số: 800 đồng.
- Viết số tiền trả lại vào ô trống.
Nhận xét bổ sung:
MÔN TẬP ĐỌC
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu
- Đọc mạch lạ toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5)
Hs khá giỏi trả lời được CH4
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
TIẾT 1
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây và hoa bên lăng Bác
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây và hoa bên lăng Bác
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn toàn bài.
b) Luyện phát âm
- Trong bài có những từ nào khó đọc?
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài.
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế)
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh
Hát.
- 2 HS đọc tiếp nối, và Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
- Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
- Mở SGK trang 116.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 2 hs đọc bài.
- Từ khó: khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu,…
- Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
- Câu chuyện 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa … hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng … không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Chú ý các câu sau:
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa)
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng).
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
TIẾT 2
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Con dúi là con vật gì?
- Sáp ong là gì?
- Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
- Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
- Nương là vùng đất ở đâu?
- Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?
- Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?
- GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc.
- Nhận xét tiết học.
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
- Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
-Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
-Là vùng đất ở trên đồi, núi.
-Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,…
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./…
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhận xét, bổ sung:
Thứ ba, ngày 12 tháng 4 năm 2011
MÔN THỂ DỤC
CHUYỀN CẦU – TRÒ CHƠI
“NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
II. Địa điểm- Phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân và chuẩ bị cờ cho trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi!”, cùng hs chuẩn bị đủ quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng vận động
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác, mỗi động tác 2 x 8 nhịp, do gv hoặc cán sự điều khiển.
2. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người:
- Đội hình như bài 61. Tập 5 – 6 phút, sau đó dành 3, 4 phút cuối để tổ chức thi giữa các tổ ( mỗi tổ một cặp đại diện) xem tổ nào đón và chuyền cầu được nhiều lần nhất.
- Trò chơi :“ Nhanh lên bạn ơi!” 2 – 3 lần
+Lần 1, chơi thử;lần 2, 3 chơi chính trhức có phần thắng thua và thưởng phạt. Có thể tổ chức theo đội hình hình vuơng (chú ý hướng kẻ ô vuông phía bên trong) hoặc hàng ngang.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát:
- Một số động tác thả lỏng
Gv cùng hs hệ thống bài
- Gv nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 – 2’
1 – 2’
1’
8 – 10’
2 – 3’
1 – 2’
1’
1’
a
Nhận xét bổ sung:
MÔN TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
Phân tích các số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng
Hs khá giỏi: làm BT2, BT4
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
- Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
900 đồng = 200 đồng + . . .đồng + 200
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2:(hướng dẫn hs khá giỏi làm)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng:
389
- Hỏi: Số liền sau 389 là số nào?
- Vậy ta điền 390 vào ô tròn.
- Số liền sau 390 là số nào?
- Vậy ta điền 391 vào ô vuông.
- Chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Bài 4:(hướng dẫn hs khá giỏi làm)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Vì sao con biết được điều đó?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
Bài 5:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Bài tập yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống.
- Là số 399
- Là số 391
- Đọc số: 389, 390, 391.
.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
- Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông.
- Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
- Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
Tóm tắt:
Bút chì: 700đ
Bút bi : 300đ
? đồng
Bài giải
Giá tiền của bút bi là:
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng.
Nhận xét bổ sung:
MÔN KỂ CHUYỆN
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2)
Hs khá giỏi: biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3)
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng viết sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Chiếc rễ đa tròn
- Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Gv nêu mục tiêu của tiết học
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý
Bước 1: Kể trong nhóm
- Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét sau mỗi lần HS kể.
Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
Đoạn 1
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
- Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
Đoạn 2
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh vật xung quanh ntn?
- Tại sao cảnh vật lại như vậy?
- Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Đoạn 3
- Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
- Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
- Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
- Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
- Yêu cầu 2 HS nhận xét.
- Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Dặn HS về nhà kể lại truyện.
- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn.
- 1 HS kể toàn truyện.
- Chuyện quả bầu
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng/ Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
- Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, …
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 2 HS khá kể lại.
Nhận xét bổ sung:
MÔN CHÍNH TẢ
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT.
- Làm được BT2b, BT3b
Hs khá giỏi làm được cả BT2, BT3
II. Chuẩn bị
GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ(3’) Cây và hoa bên lăng Bác.
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
- Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Gv nêu mục tiêu của tiết học
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung
- Gv đọc đoạn chép
- Yêu cầu HS đọc đoạn chép.
- Đoạn chép kể về chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Những chữ đầu đoạn cần viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
- Chữa lỗi cho HS.
d) Đọc cho hs chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
Hs khá giỏi làm cả BT
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
* Chọn BTb cho hs làm
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Cho điểm HS.
Bài 3: Trò chơi
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
- Tổng kết trò chơi.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- 3 HS đọc lại
- Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
- Có 3 câu.
- Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
- Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- HS viết: Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
- Nghe viết bài vào vở
- Sửa lỗi
- Điền vào chỗ trống l hay n.
- Làm bài theo yêu cầu.
a) Bác lái đò Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông.
b) v hay d
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng
Ca dao
- 2 HS đọc đề bài
- HS trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức.
a) nồi, lội, lỗi.
b) vui, dài, vai.
Nhận xét bổ sung:
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời và các vì sao ban đêm
Hs khá giỏi: Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
II. Chuẩn bị
Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
Tranh vẽ trang 67 SGK.
Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mặt Trời.
- Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
- Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
- Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
- GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Mặt Trời và phương hướng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH:
- Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
+ Hình 1 là gì?
+ Hình 2 là gì?
+ Mặt Trời mọc khi nào?
+ Mặt Trời lặn khi nào?
- Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
- Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK.
- Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
+ Phương Đông ở đâu?
+ Phương Tây ở đâu?
+ Phương Bắc ở đâu?
+ Phương Nam ở đâu?
- Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
v Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất.
- Giải thích: Hoa tiêu – là người chỉ phương hướng
Phổ biến luật chơi:
- Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
GV cùng HS chơi.
GV phát các bức vẽ.
GV yêu cầu các nhóm HS chơi.
- Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
v Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu.
- Phổ biến luật chơi:
+1 HS làm Mặt Trời.
+1 HS làm người tìm đường.
+4HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
- GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều.
- Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
Gọi 6 HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
- Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời:
+ Nêu 4 phương chính.
+ Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết?
- Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn)
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
- Không thay đổi.
- Trả lời theo hiểu biết.
(Phương Đông và phương Tây)
- HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
- HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
+1 HS làm Mặt Trời.
+1 HS làm người tìm đường.
+4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Nhận xét bổ sung:
Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2011
MÔN TẬP ĐỌC
TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu thơ theo thể tự do
- Hiểu nội dung: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp (trả lời các CH trong SGK; thuộc 2 khổ cuối bài thơ)
Hs khá giỏi học thuộc cả bài thơ
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài thơ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Chuyện quả bầu
- Gọi 3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài tập đọc Chuyện quả bầu
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Trong giờ Tập đọc này, các con sẽ được làm quen với những ngày đêm vất vả để giữ gìn vẻ đẹp cho thành phố qua bài thơ Tiếng chổi tre.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho hs đọc lại
b) Luyện phát âm
- Luyện phát âm các từ sau:
+ Ve ve, lặng ngắt, như sắt, như đồng, gió rét, đi về…
- Yêu cầu mỗi HS đọc 1 dòng thơ.
c) Luyện đọc bài theo đoạn
- Yêu cầu HS luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp đọc đồng thanh
Nhận xét
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào?
- Những hình ảnh nào cho em thấy công việc của chị lao công rất vất vả?
- Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.
- Nhà thơ muốn nói với con điều gì qua bài thơ?
- Biết ơn chị lao công chúng ta phải làm gì?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
- GV cho HS học thuộc lòng từng đoạn.
- GV xoá dần chỉ để lại những chữ cái đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng.
- Gọi HS đọc thuộc lòng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng.
- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiếng chổi tre.
File đính kèm:
- LOP 2 TUAN 32 CKNKTKNSBVMT.doc