I/ Mục têu bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là chữ tín
- Biểu hiện của việc giữ gìn chữ tín như thế nào ?
- Vì sao phải giữ chữ tín ?
2. Thái độ
- Mong muốn rèn luyện vàrèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín
3. Kỉ năng
- HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín
II/ Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại
- Thảo luận nhóm, lớp
- Phương pháp để án
- Đóng vai ( có thể )
III/ Tài liệu phương tiện
- Sách GK, sách GV lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao
- Bài tập tình huống
- Giấy Ao + bút dạ
- Phiếu học tập
IV/ Hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)
2/ Kiểm tra bài cu: (5 phút)
Câu hỏi 1 : Chữa bài tập số 2 SGK trang 10
Câu hỏi 2 : Hằng và mai chơi than với nhau . Trong giờ kiểm tra GDCD . Mai giở tài liệu để chép , Hằng biết nhưng không nói gì . Nếu em là hằng em sẽ xử sử sự như thế nào ?
HS: Trả lời và nhận xét ý kiến của bạn
GV: Bổ sung , đánh giá cho điểm
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV: (Trở lại bài tập kiểm tra miệng) Đặt câu hỏi tiếp
1/ Hãy nhận xét hành vi của Mai và Hằng
HS trả lời: Hai bạn không trung thực
2/ Hành vi của Mai và Hằng có tác dụng gì?
HS trả lời: Làm mất lòng tin với mọi người
GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12660 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Tiết 4 Giữ chữ tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2006
Tiết 4: GIỮ CHỮ TÍN
I/ Mục têu bài học
Kiến thức
- HS hiểu thế nào là chữ tín
- Biểu hiện của việc giữ gìn chữ tín như thế nào ?
- Vì sao phải giữ chữ tín ?
Thái độ
- Mong muốn rèn luyện vàrèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín
Kỉ năng
- HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín
II/ Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại
- Thảo luận nhóm, lớp
- Phương pháp để án
- Đóng vai ( có thể )
III/ Tài liệu phương tiện
- Sách GK, sách GV lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao
- Bài tập tình huống
- Giấy Ao + bút dạ
- Phiếu học tập
IV/ Hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)
2/ Kiểm tra bài cu:õ (5 phút)
Câu hỏi 1 : Chữa bài tập số 2 SGK trang 10
Câu hỏi 2 : Hằng và mai chơi than với nhau . Trong giờ kiểm tra GDCD . Mai giở tài liệu để chép , Hằng biết nhưng không nói gì . Nếu em là hằng em sẽ xử sử sự như thế nào ?
HS: Trả lời và nhận xét ý kiến của bạn
GV: Bổ sung , đánh giá cho điểm
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV: (Trở lại bài tập kiểm tra miệng) Đặt câu hỏi tiếp
1/ Hãy nhận xét hành vi của Mai và Hằng
HS trả lời: Hai bạn không trung thực
2/ Hành vi của Mai và Hằng có tác dụng gì?
HS trả lời: Làm mất lòng tin với mọi người
GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay
b. Bài mới
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Cho HS đọc kĩ phần đặt vấn đề trong SGK. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1:
1/ Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ.
2/ Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử
Vì sao Nhạc Chín Tử làm như vậy?
Nhóm 2:
1/ Một em bé đã nhờ Bác điều gì?
2/ Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?
Nhóm 3:
1/ Người sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
2/ Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với điều đã kí kết?
Nhóm 4:
1/ Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
2/ Trái ngược với những việc làm ấy là gì? Vì sao không được tin cậy và tín nhiệm?
GV: Bổ sung, kết luận và tổ chức cho HS rút ra được bài học
Hoạt động 2: Liên hệ, tìm hiểu biểu hiện của hành vi giữ chữ tín
GV: Đặt câu hỏi phần gợi ý giải các bài tập trong SGK trang 12
Câu 1: Muốn giữ lòng tin của mọi người thì chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao?
Cââu 3: Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín?
Câu 4: Tìm những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày (GV kẻ bài tập lên bảng phụ)
Giữ chữ tín
Không giữ chữ tín
Gia đình
Nhà trường
Xã hội
GV: Đánh giá cho điểm ý kiến xuất sắc
GV: Kết luận và chuyển tiếp
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học giữ chữ tín
GV: Từ các nội dung đã học ở các phần trên chúng ta rút ra thế nào là giữ chữ tín.ự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày và chúng ta biết cách rèn luyện như thế nào?
GV: đặt câu hỏi:
1/ Thế nào là giữ chữ tín?
2/ Ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
3/ Cách rèn luyện chữ tín?
GV: Cho HS trả lời ý kiến cá nhân
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Cho HS giải thích câu ca dao sau:
“Người sao một hẹn mà nên
Trả sao chín hẹn mà quên cả mười”
GV: Nhận xét giúp các em rút ra bài học về rèn luyện chữ tín.
Hoạt động 4: Luyện tập – giải bài tập SGK
GV: Cho HS ghi bài tập
GV: Ghi bài tập lên khổ giấy A0 hoặc bảng phụ
Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào thể hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích vì sao?
1/ Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang học tập tiến bộ, vì thế Minh đã làm bài tập và đưa cho Minh chép.
2/ Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa Trung đi chơi công viên, nhưng vì phải công việc đột xuầt nên Bố không thực hiện được lời hứa.
3/ Nam cho rằng nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sữa chữa, còn làm đến đâu lại là chuyện khác
4/ Lan mượn Trang cuốn sách và hứa 2 hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ lại, khi nào đọc xong thì trả Trang cũng được
5/ Phương bị ốm không đi học. Nga hứa với Bố mẹ phương sẽ sang nhà lấy giấy phép để nộp nhưng mải vui bạn Nga đã quên mất.
GV: Cho HS trả lời từng câu một
GV: Bổ sung, nhận xét cho điểm
Lưu ý: giải thích cho HS hiểu về hành vi của Minh vừa không giữ lời hứa, vừa không trung thực
HS: Các nhóm thảo luận ghi ý kiến vào bảng phụ của nhóm
HS: Cử đại diện nhóm lên bảng trả lời. Cả lớp theo dõi
Nhóm 1:
1/ Nước Lỗ phải cống nạp một cái đỉnh quí cho nước Tề. Nước Lỗ làm đỉnh giả mang sang
2/ Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử. nhưng ông không chịu mang sang vì cái đỉnh giả đó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông
Nhóm 2:
1/ Một em bé ở pắc Bó đòi Bác mua cho một cái vòng bạc. Bác đã hứa và Bác đã giữ lời hứa đó. Bác đã làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín
Nhóm 3:
1/ Những việc làm của người sản xuất và kinh doanh
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa; giá thành; mẫu mã; thời gian; thái độ
- Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin với khách hàng và hàng hóa sẽ không tiêu thụ được
2/ Kí kết hợp đồng phải
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết
- Nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gia, uy tín, đặc biệt là lòng tin giữa hai bên
Nhóm 4.
1/ Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực
2/ Làm qua loa, đại khái. Gian dối, sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín
Bài học ý nghĩa:
- Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình
- Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và tôn trọng
HS: Cả lớp nhận xét ý kiến 4 nhóm
HS: Trả lời câu hỏi và liên hệ
Câu1: Mọi người làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói gian,làm dối.
Câu 2: Theo em giữ lới hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tín còn nhiều biểu hiện khác nữc như là kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy.
Câu 3: Bố mẹ hứa đi chơi nhà ông bà ngoại vào chủ nhật nhưng không may mẹ bị ốm, Bố đi cônh tác đột xuất
Câu 4: Các biểu hiện
(ghi vào cột)
* Gia đình
- Chăm học, chăm làm
- Đi học về đúng giờ
- Không dấu điểm kém với Bố mẹ
* Nhà trường
- Thực hiện đúng nội quy
- Hứa sữa chữa khuyết điểm và cố gắng sữa chữa
- Nộp bài đúng thời gian quy định
- Cô giáo chủ nhiệm giao cho Minh làm lớp trưởng
* Xã hội
- Hàng hóa sản xuất, kinh doanh chất lượng tốt
- Thực hiện đúng kí kết hợp đồng
- Hứa giúp đỡ người già, cô đơn
HS: Làm việc độc lập
HS: Trả lời
HS; Cả lớp nhận xét ý kiến của bạn
HS: Đọc lại một lần nữa cho cả lớp cùng nghe
HS: Cả lớp ghi bài vào vở
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Trả lời
HS: Cả lớp đọc lại 1 lần các câu hỏi
HS: Trả lời
Đáp án:
1/ - Việc làm hộ bài của Minh là sai
- vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm Quang lười và ỷ lại
2/ - Bố Trung không phải là người không biết giữ lời hứa vì có công việc đột xuất
- Vì bố Trung không cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại
3/ - Ý kiến của Nam là sai
- Vì đã nhận lỗi và hứa sữa lỗi thì phải thực hiện và quyết tâm làm được mới tiến bộ
4/ Việc làm của Lan là sai
- Vì Lan đã sai hẹn không giữ đúng lời hứa
5/ Việc làm của Nga là sai
- Vì Nga không giữ đúng lời hứa với Bố mẹ Phương
II. Nội dung bài học
1/ Thế nào là giữ chữ tín:
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tín của mọi người với mình, biết trọng lời hứa
2/ Ý nghĩa của việc giữ chữ tín:
- Sẽ được mọi người tin cậy, tín nghiệm của người khác với mình
- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau
3/ Cách rèn luyện:
- Làm tốt nghĩa vụ của mình
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Giữ lời hứa
- Đúng hẹn
- Giữ được lòng tin
4/ Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng: (3 phút)
GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai
GV: Chia thành nhóm (6 đến 8 HS)
GV: Nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống: “Cách ứng xử thể hiện việc giữ chữ tín”
HS: Tự phân vai, xây dựng kịch bản lời thoại
HS: Các nhóm nêu chủ đề của mình
Nhóm 1: Chuyện xảy ra ở nhà bạn Hằng
Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó
Nhóm 2: Chuyện xảy ra vào giờ kiểm tra miệng.
Cô giáo hỏi lớp về những ai không làm bài tập, ai không mang vở. Cả lớp không ai giơ tay. Đến lúc cô gọi lên bảng thì mới biết Hằng không làm bài tập, Mai quên vở ghi
Nhóm 3: Tại của hàng bán quần áo, một khách hàng dặn và đưa trước một số tiền để mua một bộ quần áo, hẹn ngày mai đem tiền đủ đến lấy. Nhưng có mật người trả cao hơn nen chị bán hàng đã bán món hàng đó.
HS: Nhận xét cách cư xử và bình chọn nhóm hay nhất
GV: Nhận xét và kết thúc bài
HS: Đọc lại phần bài học
* Hướng dẫn học ở nhà: (3 Phút)
- Về nhà học nội dung bài hcọ đã ghi và làm bài tập 2,3,4 SGK. Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về giữ chữ tín
- Chuẩn bị học bài mới: đọc phần đặt vấn đề bài “Pháp luật và kỉ luật”. Trả lời các câu hỏi để thảo luận.
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 04.doc