Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu phần đặt vấn đề
-GV phân vai gọi HS đọc truyện
GV hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi gợi ý:
a)Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền? Thể hiện đức tính gì của Thảo?
b)Em Hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
-GV nêu câu hỏi nhận xét:
?Em có nhận xét gì về Thảo và Hà?
Giáo viên kết luận: Qua câu chuyện trên có khi nào mình cảm thấy giống Hà hay giống Thảo và Hãy rèn luyện để trở thành người biết tiết kiệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
GV đưa thêm Tình huống để rút ra khái niệm tiết kiệm
Tình huống :
Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học vừa có thời gian học tập vừa có thời gian giúp đỡ ba mẹ
? Qua câu chuyện bài học và Tình huống trên
Em hiểu tiết kiệm là gì?
?Biểu hiện của tiết kiệm là gì ?
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2020
Ngày giảng: 5/10/2020
TUẦN 5 – TIẾT 4 –BÀI 3 :
TIẾT KIỆM
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh nắm được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm
2. Kĩ năng : Biết sống tiết kiệm không sống xa hoa lãng phí
3. Thái độ : Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào ? Biết tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
4. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CN TT và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực riêng:
- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội
- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Đọc sách tham khảo, thiết kế giáo án, bài giảng; chuẩn bị đồ dùng (máy chiếu, bảng phụ,)
2. Học sinh:
- Xem trước bài
- Chuẩn bị nội dung được phân công
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sĩ số: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới (44 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Thời gian : 4 phút)
-Một nhóm trình chiếu một đoạn video nói về tính tiết kiệm trong cuộc sống gia đình của em.
Dưa câu hỏi :
?Bạn Nam trong video trên đã có tính tiết kiệm chưa ? Những việc làm nào của bạn được coi là có tiết kiệm ?
->GV dẫn vào bài :
Bác Hồ nói : “Sản xuất mà không đi đôi tiết kiệm thì như gió vào nhà trống” ngoài việc siêng năng kiên trì ta còn phải tiết kiệm trong chi dùng, trong sản xuất Nếu không cuộc sống vaăn nghèo khổ. Vậy tiết kiệm có tác dụng như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ? Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tiết kiệm ?
Quan sát, theo dõi
Suy nghĩ, tìm chi tiết, phát biểu
Lắng nghe
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian : 22 phút)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu phần đặt vấn đề
-GV phân vai gọi HS đọc truyện
GV hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi gợi ý:
a)Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền? Thể hiện đức tính gì của Thảo?
b)Em Hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
-GV nêu câu hỏi nhận xét:
?Em có nhận xét gì về Thảo và Hà?
Giáo viên kết luận: Qua câu chuyện trên có khi nào mình cảm thấy giống Hà hay giống Thảo và Hãy rèn luyện để trở thành người biết tiết kiệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
GV đưa thêm Tình huống để rút ra khái niệm tiết kiệm
Tình huống :
Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học vừa có thời gian học tập vừa có thời gian giúp đỡ ba mẹ
? Qua câu chuyện bài học và Tình huống trên
Em hiểu tiết kiệm là gì?
?Biểu hiện của tiết kiệm là gì ?
Phân vai gồm :
-Mẹ Hà. Mẹ Thảo, Hà, Thảo
Và người dẫn truyện
HS đọc đúng giọng của từng nhân vật
-GV chia lớp thành nhóm 4 HS để thảo luận trả lời câu hỏi :
-Suy nghĩ, đưa ra nhận xét
Lắng nghe
-HS thảo luận để giải quyết tình huống .
Từ đó đưa ra nhận xét, rút ra bài học
-HS suy nghĩ, phát biểu
I.Đặt vấn đề
1. Truyện đọc
« Thảo và Hà »
2. Trả lời câu hỏi
a)
- Không dùng tiềnđể đi chơi
- Dành tiền để mua gạo
->Đức tính tiết kiệm
b)
* Trước:
- Đòi mẹ thưởng tiền để đi liên quan với các bạn
- Cầm tiền chạy ngay đến nhà Thảo
* Sau:
- Thấy được việc làm của Thảo, Hà khócân hận – thương mẹ tự hứa tiết kiệm trong tiêu dùng
-> Nhận xét: Thảo hiếu thảo biết sống và nghĩ cho người khácbiết tiết kiệm
- Hà chỉ biết bản thân chưa biết tiết kiệm
II.Nội dung bài học
1.Khái niệm
Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, đúng mức, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác
2. Biểu hiện
Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian : 10 phút)
-GV gọi HS đọc to bài tập a)
b)-GV yêu cầu HS tìm các hành vi trái với tiết kiệm và chỉ ra hậu quả ?
GV phân tích để HS thấy tiết kiệm khác keo kiệt, bủn xỉn
c) –GV hướng dẫn HS cách sắp xếp thời gian hợp lý, tiết kiệm để đạt được kết quả tốt
-HS thi trả lời nhanh
-Thảo luận theo nhóm 4 HS đưa ra câu trả lời
-HS suy nghĩ, làm bài cá nhân, lập kế hoach và đưa ra ý kiến
a)
-Năng nhặt chặt bị
- Của bền tại người
- Góp gió thành bão
b)
- Lãng phí, phung phí
- Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước
- Thất thoát tài sản nhà nước qua các công trình xây dựng
- Tham ô tham nhũng
*Hậu quả:
- Gia đình thiếu hụt nghèo khổ
- Xã hội – công sức tiền của nhân dânlàm nghèo đất nước
c)
-Sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học hợp lý
- Không chơi bời
.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thời gian : 8phút)
GV đưa Tình huống:
Tình huống 1
Nhà Đức khá giả nhưng anh em Đức vẫn ăn mặc quần áo cũ của ba mẹ và Anh để lại
Tình huống 2
Thường ngày Duơng học bài rất sơ sài, không chịu ôn bài cũ đến ngày thi Duơng phải thức trắng mấy đêm liền để học bài. Ngày thi Duơng bị bệnh không đi thi được
? Theo em, trong các TH trên đâu là thể hiện tính tiết kiệm ? Với TH chưa phải em định khuyên nhân vật trong đó như thế nào ?
->GV nhận xét phần làm của các nhóm.
Giáo viên kết luận: Tiết kiệm là đức tính cần thiết của tất cả mọi người. Vậy mọi người chúng ta phải có ý thức tiết kiệmcó lợi cho bản thân gia đình và xã hội. Ở tuổi các em chưa làm gì ra tiền nền cần quý trọng và sử dụng hợp lý tiền bạc của cải do ba mẹ và người khác làm ra
? Từ nội dung câu chuyện, em hãy tìm hiểu về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ
- Tìm ca dao tục ngữ về tiết kiệm và phê phán lãng phí?
? Sưu tầm các câu chuyện nói về tính tiết kiệm của Bác Hồ?
- Chuẩn bị bài 4: Lễ độ
Đọc truyện em Thủy
Trả lời câu hỏi gợi ý
Tìm biểu hiện Lễ độ và thiếu Lễ độ
Chia lớp làm 4 nhóm : Thảo luận và đưa ra ý kiến, đại diện nhóm lên trình bày kết quả
->Các nhóm sẽ bổ sung nhận xét
Lắng nghe, ghi nhớ
Thảo luận theo nhóm
Lắng nghe, thực hiện
*RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_3_tiet_kiem_nam_hoc_2020.docx