2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu thế nào là tiết kiệm? Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống, tiết kiệm khác với hà tiện ở chỗ nào?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học
3.1 Hoạt động khởi động
GV tổ chức cho học sinh đóng vai một câu chuyện với nội dung như sau:
Bác A là lao công của một trường THCS X. Do hoàn cảnh khó khăn nên ngoài việc chăm sóc cây cối, quét dọn trong trường bác A còn thường xuyên nhặt những chai nước các em học sinh bỏ lại để bán lấy tiền. Em Nhung là học sinh của trường thấy vậy khi có chai lọ các bạn còn thừa để lại đều gom lại và đưa cho bác A. Các bạn cùng lớp biết được đã trêu chọc Nhung, Mỗi lần bác A và Nhung đi nhặt chai nhựa đều cố tình ném ra thật xa để chế giễu.
Câu hỏi: Em nhận xét gì về hành động của các bạn trong tình huống trên?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV kết luận: Hành vi của bạn Nhung thể hiện thái độ lễ phép, yêu thương con người mong muốn hỗ trợ bác A trong hoàn cảnh khó khăn còn hành động của một số học sinh khacs thể hiện thái độ vô lễ, không lịch sự đàng hoàng trong ứng xử hàng ngày. Vậy Lễ độ là gì? Lịch sự tế nhị là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
8 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chủ đề: Giao tiếp có văn hóa (3 tiết) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2020
Ngày dạy: 12/10/2020
CHỦ ĐỀ: GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là lễ độ, lịch sự tế nhị. Nêu được ý nghĩa của lễ độ, lịch sự tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh
2. Về kỹ năng
- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng xử
+ Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với chưa lịch sự tế nhị
+ Biết cư xử lễ độ và lịch sự, tế nhị trong giao tiếp với mọi người xung quanh
3. Về thái độ
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi ứng xử lễ độ với mọi người và yêu mến quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách tham khảo.
- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, bảng nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan sinh động.
- Kỹ thuật dạy học: lấy ý kiến ghi lên bảng, chia nhóm thảo luận.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra vở ghi, sách giáo khoa
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu thế nào là tiết kiệm? Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống, tiết kiệm khác với hà tiện ở chỗ nào?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học
3.1 Hoạt động khởi động
GV tổ chức cho học sinh đóng vai một câu chuyện với nội dung như sau:
Bác A là lao công của một trường THCS X. Do hoàn cảnh khó khăn nên ngoài việc chăm sóc cây cối, quét dọn trong trường bác A còn thường xuyên nhặt những chai nước các em học sinh bỏ lại để bán lấy tiền. Em Nhung là học sinh của trường thấy vậy khi có chai lọ các bạn còn thừa để lại đều gom lại và đưa cho bác A. Các bạn cùng lớp biết được đã trêu chọc Nhung, Mỗi lần bác A và Nhung đi nhặt chai nhựa đều cố tình ném ra thật xa để chế giễu.
Câu hỏi: Em nhận xét gì về hành động của các bạn trong tình huống trên?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV kết luận: Hành vi của bạn Nhung thể hiện thái độ lễ phép, yêu thương con người mong muốn hỗ trợ bác A trong hoàn cảnh khó khăn còn hành động của một số học sinh khacs thể hiện thái độ vô lễ, không lịch sự đàng hoàng trong ứng xử hàng ngày. Vậy Lễ độ là gì? Lịch sự tế nhị là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tình huống biểu hiện lễ độ
Mục tiêu: HS hiểu được cơ bản tình huống biểu hiện lễ độ trong câu truyện và trong cuộc sống
Cách tiến hành: vấn đáp, đặt vấn đề
Sản phẩm đạt được: HS thấy được các đức tính của nhân vật trong câu truyện và liên hệ thực tế
GV yêu cầu học sinh đọc câu truyện em thủy sau đó trả lời những câu hỏi sau
- Em hãy kể lại những việc làm của em Thủy khi khách đến nhà?
+ Đối với khách
+ Đối với bà?
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử của Thủy trong truyện?
- Cách ứng xử ấy thể hiện đức tính gì?
HS đọc truyện phân tích tình huống và trả lời câu hỏi
1. Truyện đọc
* Cư xử đối với khách
- Chào khách, mời vào nhà
Mời ngồi ghế .
Giới thiệu
Đi pha trà mời khách.
-Tiếp chuyện cùng khách lễ phép, vui vẻ
-Tiễn khách với lời mời, chào, đúng mực, lịch sự
* Cư xử đối với bà
- Giới thiệu khách với bà: Thưa bà
- Đi pha trà mời bà bằng 2 tay. (trước khi mời khách)
- Thuỷ xin phép bà trò chuyện với khách.
* Nhận xét
- Thủy nhanh nhẹn, hiếu khách, tôn trọng bà và khách
- Thủy cư xử lễ phép, đúng mực
à Phẩm chất lễ độ với người lớn
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ độ
Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lễ độ, hiểu được các tình huống thể hiện lễ độ trong cuộc sống
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm, trực quan sinh động, sử dụng tình huống có vấn đề, vấn đáp
Sản phẩm đạt được: Bước đầu hình thành lễ độ cho học sinh
GV dẫn dắt: Từ câu chuyện trển, Thủy đã thể hiện sự lễ phép, đúng mực, cư xử thông minh khi nhà có khách. Ta nói Thủy là người lễ độ. Vậy lễ độ là gì?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV kết luận
GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động thảo luận theo những nội dung như sau:
- NHóm 1: Nêu những biểu hiện lễ độ của học sinh trong nhà trường
- Nhóm 2: Nêu biểu hiện lễ độ của học sinh trong gia đình
- Nhóm 3: Nêu biểu hiện lễ độ ở ngoài xã hội
- Nhóm 4: Nêu những biểu hiện trái với lễ độ
HS thảo luân nhóm theo những nhiệm vụ được giao. Trình bày nội dung ra bảng phụ sau đó cử đại diện lên bảng trình bày
GV kết luận theo những ý chính sau
- Nhóm 1: Lễ phép, kính trọng , biết ơn thầy cô và cán bộ nhân viên trong nhà trường.
Học nghiêm túc, vâng lời, lắng nghe những lời khuyên răn, dạy dỗ của thầy cô giáo. Đoàn kết thân ái hòa nhã với bạn bè.
- Nhóm 2:
+ Kính trọng, vâng lời, ngoan, lễ phép với ông bà cha mẹ.
+ Anh chị em trong gia đình quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
+ Đi xin phép về chào hỏi
- Nhóm 3:
+Biết kính trọng người lớn , nhường nhịn em nhỏ.
+ Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
+ Cư xử đàng hoàng , lịch sự với người xung quanh .
- Nhóm 4: hỗn láo , ngông nghênh, ngang tàn , coi thường người khác như nói chuyện cọc lốc , trống không , nói leo , ngắt lời người khác , cãi người lớn , nói tục chửi thề ..
GV nêu tình huống: Trên xe bus đông người có một cụ già lên xe nhưng không ai nhường chỗ cho cụ, mọi người đều giả vờ như không nhìn thấy. Nếu là em em sẽ làm gì trong trường hợp đó để thẻ hiện sự lễ độ?
HS suy nghĩ và trả lời
GV đặt câu hỏi: Theo em chúng ta cần phải làm gì để trở thành người có lễ độ?
HS suy nghĩ và trả lời
GV kết luận kiến thức
2. Nội dung bài học
- Khái niệm: Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
- Biểu hiện: tôn trọng, quý mến người khác, lễ phép, kính trọng người lớn
- Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh
Hoạt động 3: Tìm hiểu về câu truyện lịch sự, tế nhị
Mục tiêu: HS hiểu được cơ bản tình huống biểu hiện lịch sự, tế nhị trong câu truyện và trong cuộc sống
Cách tiến hành: vấn đáp, đặt vấn đề
Sản phẩm đạt được: HS thấy được các đức tính của nhân vật trong câu truyện và liên hệ thực tế
GV cho học sinh đọc câu truyện tình huống trong sách giáo khoa sau đó đặt câu hỏi
- Các bạn học sinh vào lớp muộn đã có những hành vi gì? Em có nhận xét gì về hành vi đó?
- Em đồng ý với cách ứng xử của bạn nào?
- Nếu em là thầy Hùng em sẽ có thái độ như thế nào với hành vi của các hành vi trên?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV nhận xét
1 Truyện đọc
Các bạn không chào: thể hiện sự vô lễ, vào lớp lúc thầy đang nói chuyện là thiếu lịch sự.
- Bạn chào to: thiếu lịch sự, tế nhị.
- Bạn chờ thầy nói hết câu mới bước vào xin thầy: thể hiện sự kính trọng thầyèlịch sự, tế nhị, hành vi đạo đức trong qua hệ thầy – trò.
Đồng ý với ý kiến của Tuyết: là một học sinh ngoan, biết lỗi và xin lỗi thầy vì đã vào muộn và đợi thầy nói hết câu mới xin vào èhành vi lịch sự, tế nhị.
Nhắc nhở các bạn vào muộn không được tái phạm. Phê bình những bạn thiếu tôn trọng thầy và lớp học, tuyên dương Tuyết đã có cách ứng xử lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lịch sự, lễ độ
Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lịch sự tế nhị, hiểu được các tình huống thể hiện lịch sự, tế nhị trong cuộc sống
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm, trực quan sinh động, sử dụng tình huống có vấn đề, vấn đáp
Sản phẩm đạt được: Bước đầu hình thành cách giao tiếp lịch sự, tế nhị cho học sinh
GV nêu tình huống: Một lần Hà được mẹ cho đi chơi công viên, Hà nhìn thấy một em bé bán kẹo cao su mặc chiếc áo vá ở vai. Hà nói trước mặt em đó: “Mẹ ơi chắc em này nghèo quá nên mới mặc áo vá, mẹ cho em ấy tiền mua quần áo đi. Em bé ấy vội vàng chạy đi. Hà không hiểu vì sao lại thế? Em hãy giải thích cho bạn ấy hiểu
HS phân tịch tình huống và đưa ra ý kiến
GV kết luận: Hà muốn giúp em bé nhưng chưa khéo léo trong lời nói. Lời nói của Hà làm cho em bé bị tổn thương
GV đặt câu hỏi: Từ những tình huống nói trên em thấy thế nào là lịch sự, tế nhị?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV phát cho học sinh phiếu bài tập:
- Nếu là em trong các trường hợp dưới đây, em sẽ chọn cách cư xử như thế nào?
+ Bị tạt nước trúng
+ Đang ăn uống có người hỏi chuyện
+ Cha mẹ mắng oan
+ Khách đến nhà chơi nhưng bố mẹ không có nhà
HS làm phiếu bài tập sau đó lên bảng trình bày
GV kết luận
GV nêu nhiệm vụ
- Em hãy nêu hai biểu hiện của lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự tế nhị trong cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày?
- Vì sao em cho rằng đó là hành vi lịch sự tế nhị hoặc thiếu lịch sự, tế nhị?
HS thực hiện nhiệm vụ rồi báo cáo kết quả
GV nêu ví dụ
* Hành vi lịch sự, tế nhị
- Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi
- Biết lắng nghe khi người khác đang nói
- Nói năng nhẹ nhàng, không tranh cãi
* Hành vi thiếu văn hóa
- Hút thuốc lá nơi công cộng
- Nói to trong thư viện
- Nói tục trước mặt người lớn
GV nêu tình huống có vấn đề: Hoa đang nhẩy dây, chợt một nút áo tuột ra, Trang nhìn thấy và cười thật to, còn chỉ tay cho các bạn thấy. Hồng chơi gần đấy thấy vậy đưa mắt nhìn các bạn, ra hiệu không được cười, rồi kéo Hoa ra xa. Hồng ghé vào tai Hoa nói thầm:
+) Áo bạn vừa bị tụt cúc, cài lại đi!
Hoa hơi đỏ mặt:
+) Cảm ơn bạn!
Em nhận xét như thế nào về hành vi của các bạn trong tình huống trên
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV phân tích:
- Hành vi của các bạn: Không lịch sự tế nhị
- Hành vi của bạn Hồng: Lịch sự, tế nhị
GV đặt câu hỏi: Theo em, lịch sự tế nhị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
HS suy nghĩ và trả lời
GV kết luận
2. Nội dung bài học
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc
- Tế nhị là sự khéo léo, sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa
- Lịch sự tế nhị, thể hiện lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định trung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh
Hoạt động 5: Tổng hợp nội dung của lễ độ, lịch sự, tế nhị
Mục tiêu: HS thấy được sự liên kết giữa lễ độ và lịch sự, tế nhị. Hiểu được cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày
Cách tiến hành: Nêu tình huống có vấn đề, vấn đáp
Sản phẩm đạt được: Học sinh biết cách giao tiếp có văn hóa với mọi người xung quanh
GV nêu tình huống: Theo em, lễ độ và lịch sự, tế nhị có khác nhau hay không? Vì sao
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV nhận xét: Lễ độ và lịch sự, tế nhị là những phạm trù nói về các cách ứng xử của con người một cách có văn hóa. Chúng không khác nhau mà bổ sung cho nhau. Con người có lễ độ, biết tôn trọng người khác sẽ tự điều chỉnh hành vi trở nên lịch sự, tế nhị trong các tình huống khác nhau. Ngược lại, người nào biết cư xử lịch sự tế nhị lâu dần sẽ hình thành nên lễ độ với mọi người
GV nêu tình huống: Bố bạn A là liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, một mình mẹ bạn A nuôi dưỡng chăm sóc. Mỗi khi đến lớp A luôn bị các bạn trêu đùa là không có cha. Lúc đầu A cảm thấy rất buồn và giận giữ, nhưng nghĩ đến mẹ vất vả và tự hào cha mình là một anh hùng liệt sĩ nên A luôn ngoan ngoãn học tập, rèn luyện lễ phép với thầy cô giáo. Các thầy cô đều yêu quý A vì tính cách này
Câu hỏi:
Em có suy nghĩ gì về tình huống trên. Trong tình huống này ai là người đã cư xử lễ độ và lịch sự, tế nhị? Vì sao?
GV kết luận
3.3. luyện tập
Bài tập 1: Những biểu hiện nào thể hiện tính lịch sự, tế nhị?
Quần áo xộc xệch khi tiếp khách.
Lắng nghe người khác nói chuyện với mình.
Biết cảm ơn, xin lỗi trước người khác.
Ngoáy tai, mũi, ngáp, không che miệng khi nói chuyện với người khác.
Nói quá to.
Nhường nhịn, giúp đỡ em nhỏ.
Ngồi gác chân lên cao trong giờ học.
Bài tập 2: Hãy điền vào chỗ chấm thái độ lịch sự hoặc không lịch sự
a, Nói xấu bạn
b, Chờ người khác nói xong mình mới nói
c, Hóng chuyện khi bố mẹ tiếp khách
d, Ngồi gác chân lên ghế trong giờ học
3.4 vận dụng
Nhà Nam nghèo, nhiều ngày trời mưa liên tục Nam phải mặc áo vá đi học. Vừa vào lớp Lan cười rất to và nói: Nam hôm nay mặc mốt gì lạ vậy? Em có đồng ý với cách cư xử của Lan hay không? Nếu em cũng có mặt trong trường hợp đó em sẽ chọn cách ứng xử như thế nào?
3.5 Tìm tòi mở rộng
Em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào khi đang chơi ở nhà bạn thì gia đình nhà bạn lại có khách?
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chu_de_giao_tiep_co_van_hoa.docx