B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (18P)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục ĐVĐ
Gv: Yêu cầu học sinh đọc truyện trong SGK.
? Bà Ma ri Qui ri có việc làm nào? việc làm đó thể hiện đức tính gì?
2. Hãy nêu hành động ( việc làm) của Dương Chấn?
Hành động đó Dương Chấn được đánh giá là một con người như thế nào?
3. Hành động của học sinh được đánh giá như thế nào ?
? Cả 3 người có đặc điểm gì chung thái độ của mọi người xung quanh đối với họ như thế nào?
? Học sinh làm bài tập nhanh bài tập 1. Đọc thảo luận
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Bổ sung
I. Đặt vấn đề.
- Bà Mari Qui ri không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
- Dương Chấn sống thanh cao vô tư và không hám lợi.
- Bác Hồ là một người Việt Nam trong sạch, liêm khiết sống thanh cao vô tư và không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư.
Mọi người tin cậy quý trọng.
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thị Mai Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9/2020
Ngày dạy: 21/9/2020
BÀI 2: TIẾT 2 LIÊM KHIẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao cần phải sống liêm khiết.
- Muốn liêm khiết thì cần phải làm gì?
- Hiểu rõ hơn về tính liêm khiết trong con người Bác Hồ
2. Về kỹ năng.
- Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
3. Về thái độ.
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
4. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực riêng
- Tự nhận thức, tự tin điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK - SGV- GDCD 8.
- Giáo viên tìm hiểu thêm những dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
- Sưu tầm một số ca dao, tục ngữ, câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
2. Kiểm tra bài cũ (ghép vào bài mới)
2. Bài mới (44’)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
( !) Mời nhóm 1 lên chuẩn bị tình huống dựa trên tấm gương thực tế :
- Em Hà ở thành phố Hải Phòng nhặt được túi tiền nhờ công an trả lại người bị mất.
- Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật.
( ?) Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? chúng ta cùng học bài hôm nay
Nhóm 1 lên báo cáo
- HS theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét, bổ sung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (18P)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục ĐVĐ
Gv: Yêu cầu học sinh đọc truyện trong SGK.
? Bà Ma ri Qui ri có việc làm nào? việc làm đó thể hiện đức tính gì?
2. Hãy nêu hành động ( việc làm) của Dương Chấn?
Hành động đó Dương Chấn được đánh giá là một con người như thế nào?
3. Hành động của học sinh được đánh giá như thế nào ?
? Cả 3 người có đặc điểm gì chung thái độ của mọi người xung quanh đối với họ như thế nào?
? Học sinh làm bài tập nhanh bài tập 1.
Đọc thảo luận
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Bổ sung
I. Đặt vấn đề.
- Bà Mari Qui ri không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
- Dương Chấn sống thanh cao vô tư và không hám lợi.
- Bác Hồ là một người Việt Nam trong sạch, liêm khiết Þ sống thanh cao vô tư và không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư.
Þ Mọi người tin cậy quý trọng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học
- Nhóm 2 báo cáo nội dung chuẩn bị:
Em hiểu liêm khiết là gì? Cho ví dụ theo cách hiểu của em
* Thảo luận nhóm:
- Hình thức: nhóm 4 HS
- Thời gian: 3’
- Nội dung: Biểu hiện của việc liêm khiết
Ở nhà
Ở trường
Ngoài xã hội
- GV chốt
Gv: Ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống?
Gv: Tác dụng của liêm khiết trong cuộc sống?
Nhóm 2 trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
II. Bài học.
1. Khái niệm.
Là một phẩm chất đặc điểm của con người thể hiện lối sống không hám danh, lợi, nhỏ nhen..
2. Biểu hiện
- Không hám danh, hám lợi
- Không ích kỉ.
3. Ý nghĩa.
- Con người được thanh thản
- Nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người
- Góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp.
4. Tác dụng.
- Phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- Ủng hộ quý trọng người liêm khiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’)
Nhóm 3: kể 1 tấm gương về sự liêm khiết. Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện đó?
-> GV nhận xét, chốt
Nhóm 4: Trình bày những tài liệu đã sưu tầm về nội dung bài học.
Bài tập thêm:
Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nghe, bổ sung
II. Luyện tập:
Bài 2: Không đồng ý tất cả các ý kiến.
Làm bài tập trong sách BT tình huống
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
Cho HS xem một đoạn video, yêu cầu các em ghi nhanh lại các hành vi thể hiện việc giữ chữ tín của Bác
HS theo dõi và phát hiện
Một lần đi công tác qua địa bàn huyện T thuộc tỉnh N, mặc dù Bác đã dặn đồng chí phục vụ chuẩn bị chu đáo cơm nắm mang theo như thường lệ, song lãnh đạo huyện cứ tha thiết mời Bác dùng một bữa cơm do huyện tiếp đãi. Từ chối mãi cũng ngại vì Bác sợ mọi người hiểu lầm Bác xa rời dân nên người đã nhận lời sau khi dặn mọi người hết sức tiết kiệm, không được bày vẽ và người vẫn không quên mang cả món cơm nắm muối vừng vào để mọi người cùng ăn. Chuyện đã qua một thời gian, một hôm, đồng chí văn thư của Bác nhận được một công văn xin tiền của huyện nọ với lý do trang trải kinh phí bữa ăn của buổi tiếp Bác hôm Bác đi công tác với số tiền gấp vài ba lần so với thực tế (chắc họ nghĩ để tiếp Bác, Trung ương sẽ không từ chối bất cứ điều gì). Không thể giấu Bác, đồng chí văn thư đã lo mọi việc trước khi trình Bác công văn. Đọc xong, Bác lặng lẽ đứng dậy lấy trong tủ gỗ ra một gói nhỏ bọc cẩn thận bằng giấy báo và ni lông, đưa cho đồng chí văn thư và nói: “Đây là số tiền Bác dành dụm tiết kiệm được. Chú hãy mang đến huyện và đưa tận tay cho họ, nói Bác trả tiền cho bữa ăn đãi Bác và cảm ơn họ đã mời. Nếu số tiền này đủ thì thôi, nếu chưa đủ, các chú cho Bác vay tạm và trừ dần vào tiền lương của Bác, đến khi nào đủ thì thôi.” Bác cho chuyện tiếp Bác không liên quan gì đến việc công và kiên quyết không được lấy tiền của công để thanh toán.
Sau lần đó, cho dù đi công tác ở đâu, lãnh đạo địa phương mời đến thế nào, Bác đều khéo léo và kiên quyết từ chối. Bác biết, mọi người mời Bác chân tình và mong muốn được ăn cùng Bác, nhưng . Bác dặn đồng chí phục vụ mỗi lần đi công tác đều phải nắm cơm ở nhà mang đi. Trên đường tính toán đến giờ ăn dừng lại chỗ nào đó giữa đường, Bác cháu ăn với nhau. Đến nơi nói với địa phương Bác ăn cơm rồi, Bác thích thế, đỡ phiền bữa cơm, mất thì giờ của mọi người. Bác nói: “Người ta dọn ra một bữa sang. Bác cháu mình có khi chẳng ăn và chẳng ăn hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng đấy. Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều động người làm mất thời gian. Thế là tự mình, Bác lại bao che cho cái chuyện xôi thịtNhư thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc.” Tại nơi ở của mình, những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng vào tiền công quỹ.
Kháng chiến thành công, Người từ chối đề nghị của Trung ương dành Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây làm Phủ Chủ tịch - nơi ở cho mình, mà chỉ đồng ý ở trong một ngôi nhà sàn khiêm tốn. Dự đại tiệc ở thủ đô nước Pháp nhưng Người vẫn nhớ dành quả táo cho em bé ăn xin nơi góc đường. Người kêu gọi cả nước nhường cơm sẻ áo cho thương binh, gia đình liệt sỹ, Người xung phong gửi 1 áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của bản thân mình. Trong thư gửi Báo Vệ Quốc quân tháng 3-1947, Người nêu 12 điều, trong đó có: "Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường". - Đó chính là thực hành liêm khiết.
-> Mỗi câu chuyện tuy chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ và rất đỗi bình dị, thân quen, nhưng lại phản ánh chân thực, sinh động về tính cách của một Con Người hết lòng vì nước, vì dân.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (1’)
- Về nhà học bài - làm bài tập.
- Chuẩn bị bài ( tôn trọng người khác)
Thực hiện
* Rút kinh nghiệm
..
..
..
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_2_liem_khiet_nam_hoc_202.docx