A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự cần thiết phải rèn luyện về cách rèn luyện để trở thành người có tự chủ.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ, đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3- Thái độ:
- Tôn trọng những người biết sống tự chủ, có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc của bản thân.
II- Phương pháp:
- Thảo luận, liên hệ bản thân, tập thể, xã hội.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.
2- Trò:
- Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ Ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5)
- Hỏi: Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của chí công vô tư?
- Đáp: Là phẩm chất đặc điểm của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta không bi quan, chán nản. Vẫn tiếp tục khắc phục những khó khăn đó để học tập và làm việc tốt đó chính là người có tính tự chủ. Vậy để hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa
107 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Ly A Trình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng:
Tiết1. Bài 1: Chí công vô tư
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hện của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư.
2- Kĩ năng:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư; biết tự kiểm tra hành vi của mìnhvà rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3- Thái độ:
- Biết quý trọng và ủng hộnhững việc làm thể hiện chí công vô tư; biết phê phán, phản đối những hành vi tự tư, tự lợi thiếu chí công vô tư.
II- phương pháp:
- Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
- Tạo tình huống, giải quyết, nêu gương.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV lớp 9.
- Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bảng phụ.
2- Trò:
- SGK + vở ghi.
- Chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và bài mới của HS.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (4’)
Chuyện kể về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miến phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi văn Hiền nhà ở thôn Thái bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì- Hà Tây
? Câu chuyện trên nói lên đức tính gì của ông giáo làng?
- HS trả lời.
- GV: Để hiểu được thế nào là chí công vô tư? chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 1: Chí công vô tư
Nội dung bài:
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
GV
GV
GV
GV
HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
*/ Thảo luận:
Nêu việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện điều gì?
Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Mục đích mà bác theo đuổi là gì?
Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của CTHCM?
Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM của đức tính gì?
Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và cần thiêt cho tất cả mọi người thể hiện sự công bằng
Lấy VD việc làm thể hiện chí công vô tư?
Quay lại câu chuyện:
Sự nghiệp và cuộc đời của bác đã tác động tới tình cảm của ND ta như thế nào?
Sống và làm việc như tô hiến Thành và Chủ tịch HCM sẽ có lợi gì cho tập thể và cho XH?
Sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy, đen lại lợi ích cho tập thể và XH
Các bạn trong lớp chúng ta đã biết xử sự chí công vô tư chưa? Vì sao?
Là HS cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư NTN?
Phải nhận thức đúng để phân biệt giữa chí công vô tư và không chí công vô tư
- HS đọc câu danh ngôn trong SGK.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT – HS nhận xét – GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT – HS nhận xét – GV bổ xung.
I- Đặt vấn đề:
1- Khi Tô Hiến Thành ốm:
+ Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
+ Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
- việc làm của THT là xuất phát từ lợi ích chung, là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
2- Bác Hồ:
- Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân đân được ấm no, hạnh phúc.
- Mục đích sống: “ làm cho ích quốc, lợi dân”
- Là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã chọn đời mình cho quyền lợi của DT, của đất nước và hạnh phúc của ND.
-> Chí công vô tư.
II- Bài học:
1- Khái niệm:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
VD: Luôn cố gắng làm việc bằng tài năng, sức lực của mình
- Nhờ phẩm chất cao đẹp đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của ND ta đối với
Bác. Đó là sự tin yêu kính trọng, sự khâm phậc, lòng tự hào và sự gắn bó, gần gũi, thân thiết.
2- ý nghĩa:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng,dân chủ, văn minh. Được mọi người kính trọng, tin cậy.
3-Rèn luyện chí công vô tư:
- Có thái độ ủng hộ người chí công vô tư.
- Phê phán hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng.
III- Luyện tập:
*/ Bài 1 tr – 5:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: d, e. Vì giải quyết công việc công bằng, hợp lý, xuất phát từ lợi ích chung.
- Hành vi không chí công vô tư: a, b ,c, đ.
*/ Bài 2 tr – 5:
- Tán thành với ý kiến: d, đ.
- Không tán thành ý kiến: a, b, c.
a- Vì chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho tất cả mọi người
*/ Củng cố:
? Thế nào là chí công vô tư?
? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
? Để có đức tính chí công vô tư HS cần phải rèn luyện như thhế nào?
III- Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 3, 4 trang 6.
- Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK và trả lời phần gợi ý câu hỏi.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 2.
Bài 2: Tự chủ
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự cần thiết phải rèn luyện về cách rèn luyện để trở thành người có tự chủ.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ, đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3- Thái độ:
- Tôn trọng những người biết sống tự chủ, có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc của bản thân.
II- Phương pháp:
- Thảo luận, liên hệ bản thân, tập thể, xã hội.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.
2- Trò:
- Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của chí công vô tư?
- Đáp: Là phẩm chất đặc điểm của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta không bi quan, chán nản. Vẫn tiếp tục khắc phục những khó khăn đó để học tập và làm việc tốt đó chính là người có tính tự chủ. Vậy để hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
?
GV
?
?
GV
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
- H/S đọc phần đặt vấn đề.
- GV nhận xét.
Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
Qua những việc làm đó theo em bà Tâm là người như thế nào?
N đã từ một H/S ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?
Vì sao N lại có kết cục như vậy?
Bà Tâm và N ai là người có tính tự chủ?
Vậy qua tìm hiểu em hiểu thế nào là tự chủ?
Trước mọi sự việc người có tính tự chủ thường bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, gặp khó khăn không sợ hãi, không chán nản. Trong cư sử thường ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự luôn biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình.
Em hãy cho cô biết vì sao chúng ta cần có tính tự chủ?
Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
Có tính tự chủ sẽ giúp chúng ta
- H/S chơi trò chơi tiếp sức:
Tìm những biểu hiện tự chủ và thiếu tự chủ?
Bổ xung.
Lấy ví dụ cụ thể trong HT, lao động
*/ Tình huống:
Hà là H/S lớp 9 hoàn cảnh gia điình rất khó khăn, mẹ đau ốm liên tục nhưng Hà vẫn quyết tâm học. Cuối năm Hà đạt H/S giỏi
Em có nhận xét gì về bạn Hà?
Hà vượt qua được những khó khăn đó là vì bạn Hà có tính tự chủ.
Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào?
Khi có người rủ em làm điều gì đó sai trái em sẽ làm gì?
Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Nhất là H/S cần phải rèn luyện
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Cần tìm ra cách ứng xử tự điều chỉnh hành vi của mình.
Em hãygiải thích câu ca dao trong SGK?
- H/S đọc yêu cầu bài tập.
- H/S làm bài tập- H/S nhận xét -> GV.
Đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Em có nhận xét gì về việc làm của Hằng? Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
Một bạn đang học bài, một bạn đến rủ đi chơi không đi
I- Đặt vấn đề: (13’)
1- Một người mẹ:
- Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Tích cực giúp đỡ những người nhiễm
HIV/AIDS.
- Vận động mọi người không xa lánh họ.
-> Làm chủ được tính cảm, hành vi của mình nên vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
2- Chuyện của N:
- Bạn bè rủ rê hút thuốc
- Thi trượt buồn chán, tuyệt vọng hút thử
- Tham gia trộm cắp
-> Vì không làm chủ được bản thân suy nghĩ và hành vi thiếu cân nhắc.
-> Bà Tâm là người có tính tự chủ.
II- Bài học: (15’)
1- Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.
- Tự chủ vượt qua mọi thư thách, khó khăn và sự cám dỗ
2- ý nghĩa:
Tự chủ giúp chúng ta biết sống đúng đắn, cư xử có đạo lý, có văn hoá. Đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
- Tự chủ: Không nóng nảy, không vội vàng. Chín chắn, tự tin, ôn hoà, kiềm chế, bình tĩnh, mềm mỏng
- Thiếu tự chủ: Vội vàng, nóng nảy, sợ hãi, chán nản, không vững vàng, cáu gắt, hoang mang, gây gổ
- Không làm những việc xấu khi bạn rủ
- Vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả tốt trong học tập.
- Cần phải suy nghĩ trước khi hành động nói với bạn để bạn thông cảm. Khuyên bạn
- Từ chối, phân tích cho bạn, khuyên bạn.
3- Rèn luyện tính tự chủ:
- Suy nghĩ trước khi hành động.
- Tự kiểm tra, điều chỉnh việc làm, thải độ, lời nói, hành động của mình.
-Không tán thành.
-> Đã có quyết tâm dù bị người khác cản trở vẫn vững vàng.
III- Luyện tập: (8’)
*/ Bài 1:
- Đồng ý với những ý: a, b, d, e.
Vì đó chính là những biểu hiện của tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.
Bài 2:
- Phải suy nghĩ khi hành động phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
*/ Sắm vai:
- H/S lên thể hiện.
*/ Củng cố:
?- Thế nào là tự chủ?
?- ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự chủ?
III- Hướng dẫn H/S đọc và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 4 trang 8.
- Chuẩn bị bài 3.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 3.
Bài 3: dân chủ và kỉ luật
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội; ý nghĩa của việc tự giác thực hiện dân chủ, kỉ luật.
2- Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật. Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội tốt hay chưa tốt. Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3- Thái độ:
- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy tính dân chủ trong học tập, hoạt động xã hội, trong lao động ủng hộ, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật. Góp ý, phê phán những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật.
II- Phương pháp:
- Thảo luận, phân tích, đóng vai, giải quyết tình huống.
- Kích thích, gợi ý các em tìm những ví dụ cụ thể về tính phát huy dân chủ và kỉ luật.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm các sự kiện, tính huống về dân chủ, kỉ luật và không dân chủ, kỉ luật.
2- Trò:
- Học và làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của người có tính tự chủ?
- Đáp: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được bản thân suy nghĩ, tính cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn bình tĩnh, tự tin biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Trong mọi việc nếu phát huy dân chủ của mọi người thì phát huy được trí tuệ của quần chúng, tạo ra sức mạnh trong hoạt động chung, khắc phục được những khó khăn gặp phải
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
?
GV
?
GV
?
?
?
?
?
GV
?
GV
?
- H/S đọc truyện- GV nhận xét.
Vào đầu năm học lớp 9A đã làm những việc gì?
Ông giám đốc công ty đã có những việc làm như thế nào?
Qua quá trình triển khai công việc ông giám đốc cho ta thấy ông là người như thế nào?
Em có nhận xét gì về việc làm của lớp 9A?
“Chuyện của lớp 9A” thể hiện tính dân chủ, chuyện ở một công ty chưa có tính dân chủ.
Vậy em hiểu thế nào là dân chủ?
Trong quá trình bàn luận, lớp 9A có xảy ra sự lộn xộn, xung đột không? Tại sao?
Không lộn xộn đó chính là có kỉ luật.
Vậy em hiểu thế nào là kỉ luật?
( H/S đi học muộn là vi phạm kỉ luật.)
Trong chương trình lớp 8 chúng ta đã được học ở bài nào có đề cập đến tính kỉ luật?
*/ Thảo luận: ( Trò chơi tiếp sức)
Những biểu hiện cả tính dân chủ và kỉ luật; những biểu hiện trái với dân chủ và kỉ luật?
Nhận xét.
Nếu các bạn lớp 9A không có ý thức xây dựng kế hoạch của lớp và không tuân theo qui định chung của tập thể thì việc xây dựng kế hoạch có thành công không?
Vậy dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Việc phát huy tính dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A đã đạt được kết quả như thế nào?
Không có tính dân chủ và kỉ luật như “Chuyện ở một công ty” thì kết quả sẽ ra sao?
Qua hai câu chuyện
Theo em dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân em sẽ làm gì để thực hiện tính dân chủ và kỉ luật?
Lấy ví dụ cụ thể?
( Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội )
Ai sẽ là người thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có tính dân chủ, kỉ luật?
Cần rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào?
- H/S đọc yêu cầu bài tập- H/s làm bài tập.
Nội dung nào thể hiện tính dân chủ? Vì sao?
Kể việc làm thể hiện tính dân chủ và tôn trọng kỉ luật ở trường, lớp?
I- Đặt vấn đề: (12’)
1- Chuyện lớp 9A:
- Triệu tập cán bộ lớp
- Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Các bạn sôi nổi thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
- Đề xuất các chỉ tiêu cụ thể.
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.
- Tình nguyện tham gia các hoạt động.
2- chuyện ở một công ty:
- Ông giám đốc:
+ Cử một đốc công theo dõi công việc hàng ngày.
+Không chấp nhận ý kiến đóng góp của công dân.
-> Tự giải quyết công việc, độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng,không có tính dân chủ.
- Mọi thành viên trong lớp đều được tham gia đóng góp ý kiến vào công việc chung của lớp.
-> Thể hiện tính dân chủ.
II- Bài học: (15’)
1- Khái niệm:
a- Dân chủ:
- Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần, giám sát những công việc chung của tập thể, của xã hội.
-> Không lộn xộn, không xung đột, có nề nếp, tuân theo qui định.
b- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
-> Pháp luật và kỉ luật.
Dân chủ- kỉ luật
Trái với dc- kl
- Cả lớp thảo luận.
- Mọi người cùng bàn bạc, cùng quyết.
- Mọi người đều được phát biểu ý kiến.
-Lớp trưởng quyết định mọi việc.
- Chống đối người thi hành công vụ.
- Không nghe ý kiến của mọi người
-> Không thành công.
2- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ để mọi người phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung.
- kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
-> Tập thể lớp xuất sắc toàn diện.
-> Sản xuất giảm sút, công ty thua lỗ.
3- ý nghĩa:
Dân chủ và kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động; tạo cơ hội cho mọi người phát triển, có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, hoạt động xã hội.
- Chấp hành nội qui tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch lớp
-> Tất cả mọi người.
4- Rèn luyện :
- Mọi người cần tự giác chấp hành tính dân chủ và kỉ luật.
- Phát huy tính dân chủ.
III- Luyện tập: (7’)
*/ Bài 1:
- Tính dân chủ: a, c, d.
- Hoạt động thiếu dân chủ: b.
- Hoạt động thiếu kỉ luật: đ.
*/ Bài 2:
- H/S kể -> GV nhận xét.
*/ Củng cố:
?- thế nào là dân chủ và kỉ luật?
?- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
?- ý nghĩa, trách nhiệm của công dân về dân chủ và kỉ luật?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 3, 4 trang 11.
- chuẩn bị bài 4.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4.
Bài 4: bảo vệ hoà bình
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu được giá trị của hoà bình, hậu quả tai hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.
2- Kĩ năng:
- Rèn cho H/S kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động vì hòc bình chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức. Biết cư xử với bạn bè, mọi người hoà nhã, thân thiện.
3- Thái độ:
- Giáo dục cho H/S có lòng yêu hào bình và ghét chiến tranh.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Liên hệ điều tra tìm hiểu thực tế.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, bài hát ngợi ca hào bình, ngăn chặn chiến tranh.
- Chuẩn bị bảng phụ.
2- Trò:
- Học và làm bài tập bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm ra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Hãy nêu trách nhiệm của công dân đối với dân chủ và kỉ luật?
- Đáp:
+ Tự giác chấp hành kỉ luật.
+ Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Chiến ranh thế giới đã trôi qua rất lâu nhưng hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng, nặng nề với bao mất mát đau thương, chết chóc, bệnh tật, thất học Do vậy nhân loại luôn đề ra mục tiêu ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hào bình vì cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc của mọi người. Để giúp các em hiểu được về chiến tranh, hoà bình, vì sao phải bảo vệ hoà bình, trách nhiệm, hành động như thế nào để bảo vệ hoà bình. Tiết học
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
GV
GV
?
GV
GV
?
GV
?
GV
GV
?
?
- H/S đọc thông tin trong phần I, quan sát tranh trong SGK.
Qua thông tin em hãy nêu hậu quả do chiến tranh để lại như thế nào?
Qua những hậu quả của chiến tranh nhân dân thế giới đã đứng lên bảo vệ hoà bình với những hành động: Mít tinh, biểu tình, tiến hành phản đối chiến tranh xâm lược.
*/ Thảo luận:
Vì sao phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh?
Em có suy nghĩ gì khi xem hai bức tranh trên?
Khẳng định lòng yêu hoà bình tinh thần đoàn kết quốc tế. Như vậy chúng ta đã thấy được sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh. Hoà bình đem lại cuộc sống bình yên Chiến tranh là thảm hoạ đau thương, chết chóc những thông tin trên đã chứng tỏ điều đó.Những đau thương mất mát trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của hoà bình.
Vậy em hiểu thế nào là hoà bình?
Hoà bình có nghĩa là không có sự xâm lước của kẻ thù trong đất nước, đất nước bình yên nhân dân được tự đi lại làm ăn, hợp tác với các quốc gia, dân tộc. Đó là khát vọng của toàn nhân loại
Theo em thế nào là bảo vệ hoà bình?
Bằng cách thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.
Nhân dân Hà Nội biểu tình nhằm mục đích gì?
Bởi chiến tranh là thảm hoạ nên mọi người đều lên án , phản đối để bảo vệ hoà bình Tuy nhiên có chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa Phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa
Trước những cuộc chiến tranh đối mỗi quốc gia, dân tộc, nhân loại phải có trách nhiệm gì?
Cho H/S chơi trò chơi tiếp sức.
Tìm những biểu hiện của lòng yêu hoà bình và chưa yêu hoà bình?
Vận động ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình, ổn định thế giới, không dùng vũ lực.
Đọc lời trích trong SGK. (tham khảo)
Đó là toàn nhân loại, còn riêng Việt Nam ta được thể hiện như thế nào ta tìm hiểu
Dân tộc ta đã có thái độ như thế nào đối với chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
Trải qua và chịu đựng bao nhiêu mất mát, đau thương nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình
- H/S đọc tư liệu tham khảo “ Văn kiện đai hội ĐCSVN”
Để bảo vệ hoà bình chúng ta phải làm gì?
Là H/S em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình và bảo vệ hoà bình?
Tích cực học tập, tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động vì hào bình, chống chiến tranh do nhà trường, lớp địa phương tổ chức
- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình?
Tìm một số biểu hiện hành động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do trường, lớp, nhân đại phương tổ chức?
I- Đặt vấn đề: (13’)
- CTTG I: 1 triệu người chết.
- CTTG II: Khoảng 60 triệu người chết.
- Từ năm 1900 đến năm 2000 chiến tranh làm: 2 triệu trẻ em chết
6 triệu trẻ em bị thương
20 triệu trẻ em sống bơ vơ
-> Vì:
+ Chiến tranh là hảm hoạ vô cùng tàn khốc nó gây ra cho con người bao đau thương, chết chóc, mất mát.
+ Hoà bình là khát vọng đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.
-> Bảo vệ hoà bình cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người. Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
-> Nói lên sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh, ngay cả bệnh viện và trường học đều bị tàn phá.
- Hai bức tranh thể hiện sự phản đối, lên án chiến tranh của nhân dân thủ đô Hà Nội ủng hộ nhân dân Irắc.
II- Bài học: (16’)
1- Khái niệm:
a- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
b- Bảo vệ hoà bình là gìn giữu cuộc sống xã hội bình yên, không để sảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
-> Phản đối chiến tranh bảo vệ hoà bình. Tinh thần đoàn kết quốc tế, vì hoà bình thế giới.
2- Trách nhiệm của nhân loại:
- Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình.
- Thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Yêu hoà bình
Chưa yêu hoà bình
-Đoàn kết các dân tộc.
-Biểu tình chống chiến tranh.
-Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
-Tham gia các hoạt động vì hoà bình.
-Thờ ơ với người gặp nạn.
-Bắt mọi người phải phục tùng.
-Phân biệt đối xử giàu nghèo, dân tộc.
-Không tham gia bảo vệ hoà bình.
3- Thái độ của nhân dân ta:
- Yêu chuộng hoà bình.
- Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lý trên thế giới.
4- Hoạt động bảo vệ hoà bình:
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người.
- Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
III- Luyện tập: (7’)
*/ Bài 1:
- Lòng yêu hoà bình: a, b, d, e.
*/ Bài 2:
- Chữ kí ủng hộ những người bị nhiễm chất độc màu da cam đòi công lí.
- NDVN tổ chức mít tinh phản đối chiến tranh.
*/ Củng cố:
- Khái quát nội dung chính của bài.
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 3, 4 trang 19.
- Chuẩn bị bài 5.
-----------------------------------------
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 5.
Bài 5: tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc, ý nghĩa, biết thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2- Kiến thức:
- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước.
3- Thái độ:
- Có thái độ ủng hộ chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
II- Phương pháp:
- Thảo luận, điều tra thực tiễn.
- Xây dựng đề án.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Sưu tập báo, câu chuyện về tình đoàn kết hữu nghị.
2- Trò:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Thế nào là bảo vệ hoà bình? Tìm hai ví dụ thể hiện lòng yêu hào bình của bản thân em? Thái độ của nhân dân ta về bảo vệ hoà bình?
- Đáp: Là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên không để xảy ra chiến tranh, hay xung đột vũ trang.
VD: Đoàn kết với bạn bè các dân tộc.
Thái độ yêu chuộng hoà bình, tích cực
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Để hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta. Tiết học hôm nay chúng ta cùng
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
GV
?
?
GV
?
GV
?
GV
GV
?
GV
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
- H/s đọc thông tin, sự kiện trong SGK.
- H/S quan sát ảnh.
Qua thông tin em có nhận xét gì về số liệu Việt Nam tổ chức hữu nghị và quan hệ ngoại giao với các nước?
*/ Thảo luận:
Quan sát ảnh và số liệu trên thông tin em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước trên thế giới?
Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Lấy ví dụ?
Việt Nam- Lào là 2 nước anh em cùng kề vai sát cánh núi liền núi, sông bên sông
Đảng và nhà nước ta quan hệ với các nước nhằm
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_ly_a_tri.doc