Tập đọc: Quà của Bố (Trang 106)
- Duy Khán -
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc toàn bài to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng có nhiều dấu câu và những câu văn dài.
- Đọc bài mới với giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Nội dung: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của người bố gửi gắm trong những món quà đơn sơ dành cho các con.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa
- Học sinh: Làm bài ở nhà.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo viên giỏi môn Tập đọc: Quà của Bố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2
Ngày soạn: 25/11/2013
Ngày dạy: 27/11/2013
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh
ĐVCT: Tiểu học Việt Hùng số 2
Tập đọc: Quà của Bố (Trang 106)
- Duy Khán -
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc toàn bài to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng có nhiều dấu câu và những câu văn dài.
- Đọc bài mới với giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Nội dung: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của người bố gửi gắm trong những món quà đơn sơ dành cho các con.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa
- Học sinh: Làm bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn 3, 4 bài: “Bông hoa Niềm Vui”.
- Theo em Chi có đức tính gì đáng quý?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV đưa tranh trình chiếu trên màn hình.
- Bức tranh vẽ gì nào?
- Đó là món quà rất đặc biệt bố dành cho các con. Để biết món quà có ý nghĩa ntn? Hôm nay lớp mình cùng đi tập đọc bài “Quà của bố” của nhà văn Duy Khán được trích trong tập truyện “Tuổi thơ im lặng”. Bây giờ cô cung cấp thêm cho chúng ta biết thêm thông tin về tập truyện này.
Tuổi thơ im lặng là tên hồi kí xuất bản năm 1986 đồng thời là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn gốc Bắc Ninh. Ông sinh năm 1934 mất năm 1993 quê xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thành phố Bắc Ninh). Tập truyện đã làm say mê tâm hồn nhiều thế hệ tuổi thơ Việt Nam và quê hương chúng ta thật tự hào có một nhà văn nổi tiếng như vậy.
2. Luyện đọc
- Y/c HS mở sách trang 106
- GV đọc mẫu
* Để đọc tốt bài này cô cùng các em luyện đọc từng câu nhé. GV cho HS đọc nối tiếp từng câu
- Qua lần đọc đầu tiên cô thấy ở địa phương ta các em thường phát âm nhầm lẫn ở một số từ ngữ sau. Lớp mình chú ý lên màn hình và nhẩm cho cô: Niềng niễng
- Khi đọc từ này em chú ý phát âm phụ âm nào?
- Khi đọc phụ âm n các em chú ý đọc hơi thẳng đầu lưỡi. Đọc cho cô.
- Giáo viên ghi từ: lạo xạo.
- Khi đọc từ này em cần chú ý gì?
- Giáo viên cho 2hs đọc lại.
* Đọc nối tiếp câu lần 2 (lần này các em chú ý đọc tốt hơn nhé)
* Đọc đoạn: Để tiện cho việc luyện đọc cô chia bài làm hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mắt thao láo
+ Đoạn 2: Còn lại
- Sau đây cô mời hai bạn đọc nối tiếp 2 đoạn của bài
- Các em chú ý lên màn hình cô có câu văn, các em nghe xem cô ngắt và nghỉ hơi ở đâu nhé.
Hấp dẫn nhất là những con dế / lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, gáy vang nhà và chọi nhau phải biết
- Gv kết luận: Khi đọc câu này đến dấu : em chú ý nghỉ hơi lâu hơn một chút và ngắt hơi sau cụm từ con dế để người nghe thấy rõ nghĩa hơn.
Cô mời 2 em đọc lại
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS đọc chú giải
- Qua nghe các em đọc cô thấy các em đọc bài tiến bộ rất nhiều. Để giúp nhau đọc bài tốt hơn cô tổ chức cho lớp mình đọc bài theo nhóm đôi (2 bạn 1 nhóm) trong thời gian 1 phút.
- Thời gian đọc nhóm không nhiều nhưng qua quan sát cô thấy các em đọc bài rất tích cực nhưng cô vẫn muốn nghe các nhóm đọc bài.
* NX các nhóm đọc
Tại sao các nhóm đọc tốt hơn.
* Đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
- Vừa rồi cô thấy lớp mình đọc bài tương đối rõ rang và đều. Để hiểu nội dung bài đọc muốn nói gì cô cùng các em chuyển sang phần tìm hiều bài.
- Đọc thầm cả bài:
Cho cô biết bố bạn nhỏ trong bài đi đâu về các con có quà?
- Đọc to cho cô đoạn 1 của bài
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Em thấy bố mang về cho các con có nhiều quà không?
GV giảng: Nào là cà cuống, niềng niễng, …
- Vì sao có thể gọi là cả một thế giới dưới nước?
- Những món quà đó có đặc điểm gì?
- Theo em từ bò, quẫy, tỏa là từ chỉ gì?
Bố đi câu về mang cho các con cả một thế giới dưới nước. Còn đi cắt tóc về quà của bố là những gì cô cùng các em tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm.
- Bố đi cắt tóc về có quà gì?
- Em hiểu “Thế nào là một thế giới mặt đất.”
- Món quà đó có gì hấp dẫn?
GV giảng: Những con vật cũng rất là sống động và đáng yêu mà trẻ thơ rất thích
- Tìm cho cô từ ngữ và câu văn cho thấy các con rất thích những món quà của bố.
- Vì sao các con lại cảm thấy giàu quá trước những món quà đơn sơ này?
Giáo viên giảng: Giàu ở đây không phải là giàu về của cải vật chất mà giàu là các con nhận được nhiều quà của bố, cả một thế giới dưới nước và cả một thế giới mặt đất, những món quà đơn sơ mà trẻ thơ rất thích, không những thế món quà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của bố đối với các con cho dù bố có đi đâu làm gì, cũng luôn nghĩ đến các con.
- Qua phần tìm hiểu bài cho cô biết bài văn muốn nói lên điều gì?
- Y/c 1 HS đọc nội dung bài
- Liên hệ: em thường được bố tặng món quà gì? Em có thấy vui không?
- Trong điều kiện nền kinh tế phát triển đồ chơi của trẻ bây giờ rất đẹp và phong phú
Bố yêu thương các con như vậy. Là bổn phận của con cái em cần phải làm gì để bố mẹ vui lòng?
4. Luyện đọc lại
- Vừa rồi các em đã được luyện đọc và hiểu nội dung của bài, cô cùng các em chuyển sang phần luyện đọc hay hơn và phù hợp hơn.
- Toàn bài đọc với nội dung như thế nào?
Ngoài ra ta cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
- Các em chú ý lên màn hình cô sẽ giúp các em đọc hay hơn ở Đoạn 2
Ở đoạn 2 chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng, vui thích,ngắt nghỉ đúng dấu chấm,dấu phẩy nhấn giọng ở từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật.
- Giáo viên cho học sinh đọc.
- GV đọc đoạn 2.
- Đọc nhóm đôi 2’
Y/C học sinh đọc hay
* Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình.
- XQ chúng ta có rất nhiều con vật và loài vật có vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng, chúng tạo ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp. Các em cần làm gì để bảo vệ chúng?
5.Củng cố, dặn dò:
- HS nghe bài hát “Bố là tất cả”.
- GV yêu cầu về nhà đọc lại bài và xem trước bài tuần 14.
3’
1’
12’
10’
10’
2’
- 2 Hs đọc.
Đức tính đáng quý của Chi đó là: Thật thà, hiếu thảo, tôn trọng nội quy
- HSQS
- Bức tranh vẽ hai chị em đang chơi với chú dế.
- Hs theo dõi.
- Hs mở SGK.
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu theo hàng dọc, mỗi em đọc 1 câu.
- Hs theo dõi, đọc.
- Chú ý phát âm phụ âm n
- 2 HS đọc
- Hs đọc.
- Phát âm đúng phụ âm l.
- Hs đọc.
- HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn
- HS theo dõi. Nêu cách đọc.
- HS đọc
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- 1 HS đọc to phần chú giải
- HS theo dõi. HS đọc nhóm đôi
- 2 nhóm đọc
- Hs nhận xét.
- Cả lớp đọc
- HS đọc
- Bố đi câu và đi cắt tóc về.
- HS đọc.
- Cà cuống, niềng niễng, cá sộp, cá chuối.
- Có ạ.
- Vì có rất nhiều con vật và loài cây sống dưới nước.
- Tất cả đều sống động: bò nhộn nhạo, tỏa hương, quẫy tóe nước, mắt thao láo.
- Từ chỉ hoạt động.
- HS đọc
- Xập xành, muỗm, dế.
- Có rất nhiều con vật sống ở mặt đất.
- Xập xành, muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy, gáy vang chọi nhau.
- Hấp dẫn, giàu. Quà của bố làm anh em tôi giàu quá.
- Vì các con đã cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc của bố đối với các con.
- Hs theo dõi.
- Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của bố gửi gắm trong những món quà đơn sơ dành cho các con.
- 1 HS đoc
- Có ạ.
- HS nêu.
- Hs theo dõi.
- Nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên
- Hs theo dõi.
- 1 HS đọc
- Hs theo dõi.
- Hs đọc.
- HS đọc các câu cao dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.
- HS nghe. HS nêu.
- Học sinh nghe
- Hs theo dõi.
File đính kèm:
- Tap docQua cua bo.doc