A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố lại kiến thức về các hình đối xứng qua một đường thẳng
- Biết sử dụng các tính chất của hai hình đối xứng để chứng minh
- Vẽ hình chính xác
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: êke, compa, thước
- Hs: êke, compa, bài tập đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (8)
- Hs1: Cho hình vẽ, vẽ hình đối xứng qua đường thẳng d
Nêu tính chât của hình đối xứng qua 1 đường thẳng
- Hs2: Nêu định nghĩa hình có trục đối xứng, cho vd về hình có 1 trục đối xứng, 2 trục đối xứng, vô số trục đối xứng
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hình 8 từ tiết 11 đến tiết 20 Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2008
Cụm tiết: 10, 11
Tiết 11 : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố lại kiến thức về các hình đối xứng qua một đường thẳng
- Biết sử dụng các tính chất của hai hình đối xứng để chứng minh
- Vẽ hình chính xác
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: êke, compa, thước
- Hs: êke, compa, bài tập đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Hs1: Cho hình vẽ, vẽ hình đối xứng qua đường thẳng d
Nêu tính chât của hình đối xứng qua 1 đường thẳng
- Hs2: Nêu định nghĩa hình có trục đối xứng, cho vd về hình có 1 trục đối xứng, 2 trục đối xứng, vô số trục đối xứng
III. Dạy học bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: hôm nay vận dụng kiến thức về đối xứng trục, các em hãy nhận biết một số biển báo giao thông có trục đối xứng và giải các bài tập có 2 điểm đối xứng qua một đường thẳng
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: nhận biết Đ- S (5’)
- Hs đọc và cho biết mỗi câu đúng hay sai
Hoạt động 2: vận dụng thực tế (12’)
- Gọi 1 Hs đọc đề bài 39/88sgk
- 1 Hs lên vẽ hình
- Gv: yêu cầu Hs so sánh AD+ DB với BC; BC với AE+ EB
- Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường nào?
- Hs nêu tên biển báo và trả lời
Hoạt động 3: (16’)
- 1 Hs đọc đề bài 61/66sbt
- 1 Hs vẽ hình, viết gt, kết luận
- 1 Hs lên trình bày câu a
- Gv hướng dẫn Hs phân tích tính góc BMC
=?
Bài 41/88
Các câu đúng là a, b, c.
Câu d sai : Một đoạn thẳng có hai trục đối xứng (là chính nó và đường trung trực của nó)
Bài 39/88
a/ Do C đối xứng với A qua d nên d là đường trung trực của AC => DA = DC
=> AD+ DB= CD+ DB= CB (1)
Vì Ed nên AE = EC
=> AE + EB = CE + EB (2)
Tam giác CBE có : CB < CE + EB (3)
(1), (2) và (3) AD + DB < AE + EB
b/ Con đường ngắn nhất mà bạn Tú phải đi là con đường A->D->B
40/88sgk
Hình 61 a, b, d có 1 trục đối xứng
Hình 61c không có trục đối xứng
61/66sbt
a) M đối xứng với H qua BC
=> BC là đường trung trực của HM
=> BH= BM
CH= CM
=>
b) Gọi D là giao điểm của BH và AC, E là giao điểm của CH và AB
Trong tứ giác ADHE:
Mà (đđ)
=>
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (1’)
Khi có 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng ta sử dụng tính chất liên quan đến đường trung trực
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: ()
Xem lại kiến thức về hình thang
Chuẩn bị bài hình bình hành
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/09/2008
Cụm tiết: 12, 13
Tiết 12 : HÌNH BÌNH HÀNH
A. Mục tiêu bài học:
- Nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- Biết vẽ một hình bình hành
- So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa hình bình hành và hình thang
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: thước, êke, compa, bảng phụ ?3
- Hs: thước, êke, compa, kiến thức đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy học bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: dùng tứ giác động, biến đổi từ hình thang sang hình bình hành bằng cách kéo 2 cạnh bên song song hoặc 2 đáy bằng nhau, giới thiệu bài mới
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: định nghĩa (7’)
- Hs quan sát hình 66/60sgk cho biết tứ giác đó có gì đặc biệt?
- Gv giới thiệu hình bình hành
- Yêu cầu Hs đọc định nghĩa hbh trong sgk. Sau đó Gv hướng dẫn Hs cách vẽ hbh
- Gv treo bảng phụ
- Hs so sánh 2 hình
(đều là hình thang, h2 có hai cạnh bên song song)
- Gv: như vậy hbh là hình thang đặc biệt, hình thang có 2 cạnh bên song song có tính chất gì?
- Hs: hai cạnh đáy song song và bằng nhau, 2 cạnh bên song song và bằng nhau
Hoạt động 2: tính chất (11’)
- Ngoài tính chất 2 cạnh đối bằng nhau, Hs thử phát hiện các tính chất khác
- Gv giới thiệu định lí
- Gv vẽ hình
- Hs viết giả thiết kết luận
- 1 Hs chứng minh tính chất c
Hoạt động 3: dấu hiệu nhận biết (14’)
- Nhờ vào dấu hiệu gì để nhận biết hbh? Còn dấu hiệu nào nữa k?
- Gv cho Hs đọc 5 dấu hiệu và nhận biết, khắc sâu từng dấu hiệu cho Hs
- Trong 5 đấu hiệu có 3 dấu hiệu về cạnh, 1 dấu hiệu về góc, 1 dấu hiệu về đường chéo
- Gọi 2 Hs nhắc lại, khuyến khích Hs thuộc ngay, phát biểu không cần nhìn sách
(Gv có thể sử dụng tứ giác động để Hs dễ nhớ dấu hiệu hơn)
?3/92sgk (bảng phụ)
Hs giải vào nháp, sau đó trả lời miệng
1. Định nghĩa:
ABCD là hbh
Hình bình hành là hình thang đặc biệt(có 2 cạnh bên song song)
2. Tính chất:
Định lý: sgk
Gt
ABCD là hbh
Kl
a) AB= CD; AD= BC
b)
c) OA= OC; OB= OD
chứng minh:
a)
c)
và có:
=>=(gcg)=> OA= OC; OB= OD
3. Dấu hiệu nhận biết: sgk/91
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (10’)
- Hs trả lời miệng bt 43/92sgk
- Hs vẽ hình, viết gt, kl bài 44/92sgk
- Gọi 1 Hs lên bảng trình bày(có 2 cách chứng minh)
Ta có : ;
Mà AD = BC (cạnh đối hình bình hành ABCD)
nên DE = BF. Ngoài ra DE // BF
EBFD là hình bình hành
Do đó BE = DF
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2’)
- Học bài
- Làm bt 45- 47/92sgk
- Chuẩn bị tiết luyện tập
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 02/10/2008
Cụm tiết: 12, 13
Tiết 13 : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về hình bình hành (các tính chất và dấu hiệu nhận biết)
- Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, vận dụng các tính chất của hbh để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, 3 điểm thẳng hàng, 2 đường thẳng song song
- Rèn luyện tư duy logic
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: sbt, phấn màu
- Hs: sbt, bài tập đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu định nghĩa, tính chất hbh?Nêu dấu hiệu nhận biết hbh? hình bình hành có phải là hình thang không?
III. Dạy học bài mới: (36’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: các em đã biết các tính chất và dấu hiệu nhận biết của hbh, hôm nay chúng ta vận dụng các kiến thức ấy để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, 3 điểm thẳng hàng, 2 đường thẳng song song..
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
46/92sgk
- 1 Hs đọc đề
- Gv yêu cầu mỗi Hs đọc và trả lời từng câu và giải thích tại sao.
45/92sgk
- 1 Hs lên bảng vẽ hình, viết gt, kl
- Muốn c/m DE= BF ta cần chứng minh gì?
- Hãy so sánh góc D với góc F
- Dựa vào dấu hiệu nào để c/m DEBF là hbh
47/93sgk
- Gv vẽ sẵn hình ở bảng phụ
- Gọi Hs đọc đề, viết gt, kl
- Gợi ý : Quan sát hình, thấy tứ giác AHCK có đặc điểm gì?
- Cần chỉ ra điểu gì nữa để có thể khẳng định AHCK là hbh?
- Gọi Hs c/m- Gv nhận xét
- Gợi ý: dựa vào tính chất đường chéo hbh
49/93sgk
- 1hs vẽ hình, viết gt, kl
- 1 Hs lên làm câu a, 1 Hs lên làm câu b
83/69sbt
- Gv vẽ thêm từ bài 49sgk (bỏ điểm M, N cũ)
- Chỉ ra các hbh trong hình vẽ?
- Tại sao KNIM là hbh?
- Gọi O là trung điểm của KI thì những đường thẳng nào đi qua O?
45/92sgk
Gt
ABCD là hbh
Kl
DE//BF
DEBF là hình gì ?
a/ Ta có : (DE là phân giác )
(BF là phân giác )
Mà
Ta có : AB // CD (so le trong)
Do đó : mà đồng vị . Vậy DE // BF
b/ Tứ giác DEBF có DE // BF và DF // EB (do AB // CD) nên là hình bình hành (theo định nghĩa)
47/93sgk
a) Hai tam giác vuông BKC và DHA có :
BC = AD (cạnh đối hbh ABCD)
ADH = CBK (so le trong)
Vậy (c h - góc nhọn)
Mà AH // CK (vì cùng vuông góc BD)
Vậy tứ giác AKCH là hình bình hành
b) AHCK là hbh; O là trung điểm của đường chéo KH nên O cũng là trung điểm của AC
=> O, A, C thẳng hàng
49/93sgk
a)
Ta lại có AB//CD(t/c hbh) hay AK//IC
=> AKCI là hbh => AI//CK (t/c hbh)
b) AI//CK=> AM//KN, MI//NC
Trong tam giác DNC có:
Tương tự trong tam giác ABM, ta có MN= NB
=> DM= MN= NB
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (1’)
Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hbh
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm bt 85, 87sbt
- Chuẩn bị bài ‘Đối xứng tâm’
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 06/10/2008
Cụm tiết: 14, 15
Tiết 14 : ĐỐI XỨNG TÂM
A. Mục tiêu bài học:
- Hs hiểu định nghĩa 2 điểm, 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm, hình có tâm đối xứng
- Nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng, biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua 1 điểm, biết chứng minh 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm
- Nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: thước, compa
- Hs: thước, compa, nháp, kiến thức đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hbh?
III. Dạy học bài mới: ()
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: các em đã biết thế nào là 2điểm, 2hình đối xứng qua một đường thẳng, và hình có trục đối xứng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 2điểm, 2hình đối xứng qua một điểm là gì và cách vẽ ntn
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: hai điểm đx qua một điểm (6’)
- Hs thực hiện ?1
- Gv giới thiệu A’ là điểm đối xứng của A qua O, A là điểm đx của A’ qua O
- A và A’ là 2 điểm đối xứng nhau qua O
- Vậy thế nào là 2 điểm đx qua 1 điểm?
- Gv nêu qui ước
Hoạt động 2: hai hình đx qua một điểm (11’)
- Hs cả lớp thực hiện ?2
- Hướng dẫn Hs dựng các điểm đx nhau qua O
- Thế nào là 2 hình đx nhau qua 1 điểm?
- Gv giới thiệu tâm đối xứng
- Hs quan sát hình 78sgk, Gv giới thiệu hình H và H’ đôí xứng nhau qua O
Hoạt động 3: hình có tâm đối xứng (10’)
- Hs vẽ hình bình hành, gọi O là giao điểm của 2 đường chéo
- Tìm điểm đối xứng của A, B qua O
- Vậy hình đối xứng của AB, AD qua O?
- Kết luận gì về điểm O?
=> giới thiệu định lí
- Hs cả lớp trả lời miệng ?4
- Yêu cầu Hs tìm thêm bài chữ cái in hoa khác
1/ Hai điểm đối xứng qua một điểm
Định nghĩa :sgk/93.
A và A’ đối xứng nhau qua O
2/ Hai hình đối xứng qua một điểm
Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
3/ Tâm đối xứng của một hình
Định nghĩa : sgk/95
Định lý: sgk
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (15’)
50/95sgk
- Gv treo bảng phụ
- Hs lên vẽ điểm đối xứng
51/96sgk
- Hs làm vào phiếu htập
- 1 Hs lên bảng vẽ, Gv chấm vài hs
Điểm K có toạ độ (-3;-2)
53/96sgk
- Gv treo bảng phụ hình vẽ
- Hs lên viết gt, kl
- Để chứng minh A đx với M qua I ta chứng minh gì?
- I là trung điểm ED, nếu I là trung điểm của AM thì ADME là hình gì?
CM: Tứ giác ADME có AD//ME; AE//MD nên ADME là hbh
I là trung điểm của đường chéo ED nên I cũng là trung điểm của đường chéo AM
=> A, M đối xứng với nhau qua I
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
- Học thuộc định nghĩa, định lí
- Làm bt 52 – 57/96sgk
- Làm bt 95, 96/70sbt
- So sánh đối xứng tâm và đối xứng trục
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 11/10/2008
Cụm tiết: 14, 15
Tiết 15: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về đối xứng tâm
- Biết sử dụng hình bình hành để chứng minh hai điểm đối xứng, chứng minh ba điểm thẳng hàng
- Linh hoạt trong chứng minh hình học
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: thước, compa, êke, phấn màu
- Hs: thước, compa, êke, bài tập đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (7’)
- Hs1: Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm? Muốn chứng minh điểm A đối xứng với B qua C ta chứng minh điều gì?
(Chứng minh C là trung điểm của AB)
Gv có thể hỏi thêm cần những điều kiện gì để C là trung điểm của AB?
- Hs2: Tính chất hai hình đối xứng qua một điểm? Nêu định lý về hình có tâm đối xứng?
Vẽ hình đối xứng của đoạn thẳng AB qua điểm O
III. Dạy học bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: Các em đã biết thế nào là hai điểm đối xứng qua 1 điểm, hôm nay chúng ta cùng vận dụng kiến thức để nhận biết hình có tâm đối xứng và chứng minh hai điểm đối xứng qua 1 điểm
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: nhận biết hình có tâm đối xứng
56/96sgk
- Hs đọc từng câu, trả lời và nêu tâm đối xứng nếu có, giải thích đơn giản nếu hình không có tâm đối xứng
57/96sgk
- Hs đọc từng câu và trả lời đúng- sai, và giải thích
Hoạt động 2: vận dụng
55/96sgk
- 1 Hs đọc to đề bài
- 1 Hs lên bảng vẽ hình, viết gt, kl
- Gv: để chứng minh M đối xứng với N qua O ta chứng minh điều gì?
- Hs: chứng minh O là trung điểm của MN
- Gv: đã có M, O, N thẳng hàng, vậy ta cần chứng minh điều gì?
- Hs: CM: OM= ON
- Gọi 1 Hs lên bảng trình bày
52/96sgk
- 1 Hs đọc đề
- Gv vẽ hình, 1 Hs lên viết gt, kl
- Để CM E đx với F qua B ta chứng minh điều gì? (E, B, F thẳng hàng và EB= EF)
- Những phương pháp CM 3 điểm thẳng hàng quen thuộc là gì? (sử dụng tiên để Ơclit hoặc góc EBF có số đo 1800)
- Dự đoán EB và BF cùng song song và bằng đoạn nào? (AC)
- ABCD là hbh =>?
- Gọi 1 Hs lên trình bày bài giải
95/70sbt
- Hs đọc đề, vẽ hình và viết gt, kl
56/96sgk
a) Có b) Không c) Có d) Không
57/96sgk
a) Đ b) S c) Đ
55/96sgk
GT
ABCD là hbh
KL
M đx với N qua O
Chứng minh:
ABCD là hbh(gt)
=> AB// CD, DO= BO
và có:
BO= DO
=> =(gcg)
=> MO= NO
=> M đx với N qua O
52/96sgk
GT
ABCD là hbh
E đx với D qua A
F đx với D qua C
KL
E đx với F qua B
ABCD là hbh (gt) => AD//BC và AD= BC
E đx với D qua A => EA= AD
=> AE// BC và AE= BC => AEBC là hbh
=> EB//AC và EB= AC (1)
Tương tự ta chứng minh được ABFC là hbh
=> BF//AC và BF= AC (2)
(1),(2) => E, B, F thẳng hàng và EB= BF
=> E đx với F qua B
95/70sbt
E đx với D qua AB => AB là đường trung trực của ED => AE = AD
=> cân tại A có AB là đ.t.trực cũng là đ.p.giác =>
Tương tự ta cũng chứng minh được AD= AF và
=> AE= AF (= AE)
=> E, A, F thẳng hàng
=> E đx với F qua A
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (3’)
Khi đề bài cho 2 điểm E, F đx với nhau qua A ta có gì? A là trung điểm của EF
Khi yêu cầu chứng minh 2 điểm E, F đx với nhau qua A ta phải chứng minh điều gì?
E, A, F thẳng hàng và AE= AF
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
- Làm bài tập 97/70sbt
- Chuẩn bị bài ‘hình chữ nhật’, so sánh hình chữ nhật với hình thang cân, hình bình hành
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 13/10/2008
Cụm tiết: 16, 17
Tiết 16 : HÌNH CHỮ NHẬT
A. Mục tiêu bài học:
- Nắm được định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết vẽ một hình chữ nhật, biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến).
- Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: thước, compa, êke, tứ giác động, bảng phụ 1 (hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật), bảng phụ 2 (h.86,87)
- Hs: bảng nhóm, phiếu học tập
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy học bài mới: (38’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: các em đã biết đến hình dạng của hcn ở các lớp dưới, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về tính chất, dấu hiệu nhận biết và ứng dụng của các tính chất ấy
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa : (3’)
- Gv vẽ hcn ABCD lên bảng
- Hs nhận xét
- hcn là tứ giác có đặc điểm gì về góc?
=> Gv giới thiệu định nghĩa hình chữ nhật
Hoạt động 2: Tính chất : (13’)
- Hs : quan sát hình và trả lời
- Gv : hcn có phải là hình thang cân, hbh? Vì sao?
- Hs : dựa vào các góc vuông suy ra các cặp cạnh song song
- Gv : kết luận hcn cũng là hình thang cân và hình bình hành nên hcn có tất cả các tính chất của htc và hbh
- Hs : nêu tất cả tính chất của hcn
- Gv : hcn có tâm đối xứng? Là gì? có trục đối xứng?
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hcn : (12’)
- Gv : sử dụng bảng phụ để giải thích dấu hiệu nhận biết 2,3
- Hs : vẽ hình, ghi gt-kl và trình bày miệng cách chứng minh dấu hiệu 4 (trình bày chứng minh coi như bài tập về nhà)
Hoạt động 4: Aùp dụng vào tam giác : (10’)
- Gv : treo bảng phụ 2
- Hs : đọc ?3
- Gv : tam giác ABC thuộc loại tam giác gì? AM là gì trong tam giác ấy? Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền có tính chất gì?
- Hs : chứng minh tính chất đó, phát biểu định lý1
- Gv : tam giác ABC có AM là gì? AM có đặc điểm gì?vậy hãy xét xem tam giác ABC thuộc loại tam giác gì?
- Hs : chứng minh, phát biểu định lý 2
1. Định nghĩa :
ABCD là hình chữ nhật
ĩ
2. Tính chất :
ABCD là hình chữ nhật
3. Dấu hiệu nhận biết :sgk
GT ABCD là
hình bình hành
AC = BD
KL ABCD là hình chữ nhật
Chứng minh :
4. Aùp dụng vào tam giác :
Định lý 1 :
Gt
vuông tại A
AM là đường trung tuyến của BC
kl
Định lý 2 :
GT
có AM là đường trung tuyến của BC
KL
vuông tại A
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: (5’)
Định nghĩa hcn? Tính chất hcn? Dấu hiệu nhận biết? Tc trung tuyến ứng với cạnh huyền
59/99sgk
Hình chữ nhật là hình bình hành nên giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng
Hình chữ nhật là hình thang cân nên hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối của hcn là hai trục đối xứng
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
- Học thuộc bài
- Làm bt 60, 61, 663, 64, 65sgk
- Chuẩn bị tiết luyện tập
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 19/10/2008
Cụm tiết: 16, 17
Tiết 17 : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật, bổ sụng tính chất đối xứng của hcn thông qua bài tập
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật, biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến).
- Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: bảng phụ bt63sgk, đề kiểm tra 15 phút
- Hs: bài tập và kiến thức đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
Nêu định lý về đường trung tuyến ứng với cạnh huyền?
60/99sgk
Aùp dụng định lý pytago trong tam giác ABC:
AC2= AB2+ BC2= 242+ 72= 625
=> AC= 25
BM là đường trung tuyến ứng với AC
=> BM=
III. Dạy học bài mới: (23’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: các em đã biết các tính chất và dấu hiệu nhận biết của HCN, hôm nay vận dụng kiến thức để nhận biết hình và chứng minh tứ giác là HCN
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: ()
- 1 Hs đọc đề
- 1 Hs vẽ hình và viết gt, kl
- Gv: em hãy dự đoán tứ giác AHCE là hình gì?
- AHCE có được các yếu tố nào?
- Hs CM AHCE là hbh+ 1 góc vuông
- 1 Hs lên bảng trình bày
Hoạt động 2: ()
- Gv treo bảng phụ hình vẽ
- Làm thế nào để tính được x?
- Hs: vẽ BH vuông góc với DC (nếu Hs không biết thì Gv hướng dẫn kẻ thêm đường phụ)
- Gv: Khi đó ta ABHD là hình gì? Vì sao?
- Hs: ABHD là hcn vì có 3 góc vuông
- Gv: Vậy ta tính được những cạnh nào?
- Hs lên bảng trình bày
Hoạt động 3: ()
- 1hs đọc đề
- 1 Hs vẽ hình
- Gv: bài toán cho nhiều trung điểm thường ta vận dụng kiến thức nào?
- Hs: vận dụng kiến thức đường trung bình
- Gv: dự doán EFGH là hình gì?
- Hs: hình chữ nhật
- Gv: vậy hãy sử dụng tính chất đường trung bình trong tam giác chứng minh EFGH là hcn, chú ý AC vuông góc với BD
- Hs: trình bày miệng, cả lớp về nhà làm
Bài 61/99sgk
IA= IC; IH= IE
=> AHCE là hbh
Ta lại có
=> AHCE là hcn
63/100sgk
Kẻ
=> ABHD là hcn
=>
=> HC= 15-10= 5cm
Aùp dụng đlí pytago trong tam giác vuông BHC:
BH2= BC2- HC2
=132- 52= 144
=> BH= x= 12cm
65/100sgk
IV. Củng cố, khắc sâu kiến thức: ghép trong luyện tập
Kiểm tra 15’
I. Trắc nghiệm: (3đ) Điền Đ sau câu đúng, điền S nếu câu sai
1. Hình chữ nhật là hình bình hành
2. Hình bình hành là hình chữ nhật
3. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
4. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình chữ nhật
6. Giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình chữ nhật đó
II. Tự luận: (7đ)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB= 5cm, AC= 12cm. M là trung điểm của BC. Kẻ MD vuông góc với AB, ME song song với AB.
a) Tính độ dài AM?
b) Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
c) F là điểm đối xứng với A qua M. Chứng minh rằng ABFC là hình chữ nhật
V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
- Làm bt 64sgk
- Đọc trước bài ‘đường thẳng song song với đường thẳng cho trước’
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 20/10/2008
Cụm tiết: 18, 19
Tiết 18 : ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được khoảng cách giữa hai đưởng thẳng song song, nắm được định lý về các đường thẳng song song cách đều, nắm được tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
- Biết vận dụng định lý về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ một điểm di chuyển trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế
B. Chuẩn bị(phương tiện dạy học):
- Gv: thước thẳng, êke, bảng phụ h.96
- Hs: thước thẳng, êke, kiến thước đã chuẩn bị
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, tình hình chuẩn bị bài của học sinh
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy học bài mới: (40’)
1. Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: cho điểm A nằm ngoài đường thẳng d, xác định khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng b? (Hs trả lời miệng, Gv thực hiện trên bảng). Vậy với 2 đường thẳng a// b (), ta xác định khoảng cách giữa chúng ntn?
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv- Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song: (12’)
?1
- Gv: vẽ thêm điểm B a, B cách đt b?
- Gv : ABKH là hình gì?
- Hs có thể giải thích là tứ giác có 3 góc vuông hoặc ABKH có : AH // BK (cùng vuông góc với d)
AB // KH (do a//d)
Vậy ABKH là hình bình hành
Ngoài ra hình bình hành ABKH có 1 góc vuông nên là hình chữ nhật
BK = AH = 2cm
- Gv: Khi đó ta nói điểm B cách đường thẳng b 2cm hay K cách đường thẳng a 2cm
- Gv: nếu lấy điểm C bất kì thuộc a thì C cách b 1 khoảng bao nhiêu?
- Hs: C cách đường thẳng b 2cm
- Gv: lấy điể
File đính kèm:
- hinhhoc82cottiet 1120gv htxhuyen.doc