I. Mục tiêu:
I.1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, vận dụng và liên hệ các kiến thức cơ bản trong chương IV.
- Biết các tính chất của bất đẳng thức; lưu ý BĐT giữa TBC – TBN, BĐT về giá trị tuyết đối.
- Biết các phép biến đổi tương đương BPT; hiểu cách giải BPT bậc nhất, hệ BPT bậc nhất 1 ẩn, 2 ẩn; bậc hai 1 ẩn.
- Hiểu và nhớ được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, tam thức bậc hai.
I.2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định nghĩa, tính chất của BĐT hoặc dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh 1 số BĐT đơn giản, chứa giá trị tuyệt đối;
- Nêu được điều kiện xác định của BPT, vận dụng được phép biến đổi tương đương BPT để đưa 1 BPT đã cho về giản đơn giản.
- Vận dụng định lý về dấu của nhị thức bậc nhất để giải và biện luận BPT, hệ BPT bậc nhất 1 ẩn.
- Vận dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai để giải BPT quy về bậc 2, hệ BPT bậc hai 1 ẩn.
- Biết giải 1 số bài toán có nội dung thực tiễn có thể quy về việc giải BPT; áp dụng việc giải các BPT bậc 2 để giải 1 số bài toán liên quan đến PT bậc 2: điều kiện để PT có nghiệm, có 2 nghiệm trái dấu,
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 - Ôn tập chương IV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/02/2013
Ngày dạy:
Dạy lớp : 10A3
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Mục tiêu:
I.1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, vận dụng và liên hệ các kiến thức cơ bản trong chương IV.
- Biết các tính chất của bất đẳng thức; lưu ý BĐT giữa TBC – TBN, BĐT về giá trị tuyết đối.
- Biết các phép biến đổi tương đương BPT; hiểu cách giải BPT bậc nhất, hệ BPT bậc nhất 1 ẩn, 2 ẩn; bậc hai 1 ẩn.
- Hiểu và nhớ được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, tam thức bậc hai.
I.2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định nghĩa, tính chất của BĐT hoặc dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh 1 số BĐT đơn giản, chứa giá trị tuyệt đối;
- Nêu được điều kiện xác định của BPT, vận dụng được phép biến đổi tương đương BPT để đưa 1 BPT đã cho về giản đơn giản.
- Vận dụng định lý về dấu của nhị thức bậc nhất để giải và biện luận BPT, hệ BPT bậc nhất 1 ẩn.
- Vận dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai để giải BPT quy về bậc 2, hệ BPT bậc hai 1 ẩn.
- Biết giải 1 số bài toán có nội dung thực tiễn có thể quy về việc giải BPT; áp dụng việc giải các BPT bậc 2 để giải 1 số bài toán liên quan đến PT bậc 2: điều kiện để PT có nghiệm, có 2 nghiệm trái dấu,
I.3. Tư duy, thái độ:
- Tư duy các vấn đề toán học một cách logic, hệ thống.
- Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước, nắm vững kiến thức đã học, tự giác, tích cực trong học tập.
- Biết ứng dụng toán học vào thực tiễn.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác và thói quen kiểm tra kết quả bài làm.
Chuẩn bị của GV và HS:
II.1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, sách giáo khoa, các câu hỏi gợi mở, hệ thống bài tập cho HS.
- Chuẩn bị phấn, bảng phụ, quà và một số đồ dùng khác.
II.2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại kiến thức về các dạng bất phương trình cơ bản.
- Chuẩn bị bài tập ở nhà, sách giáo khoa, máy tính.
Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình.
- Đàm thoại kết hợp gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Đan xem hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học:
IV.1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp (1’).
IV.2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV nêu câu hỏi, gọi HS lên bảng thực hiện, yêu cầu cả lớp cùng làm vào vở.
CH1: Phát biểu đinh lý về dấu của nhị thức bậc nhất. Thực hiện câu a BT 4.98/SBT/118.
CH2: Phát biểu đinh lý về dấu của tam thức bậc hai. Thực hiện câu c BT 4.98/SBT/118.
CH3: Nêu BĐT giữa TBC – TBN đối với 2, 3 số không âm. Thực hiện câu a BT 4.87/SBT/117.
- Gọi HS khác nhận xét, sữa chữa
- GV nhận xét cho điểm
- 3 HS lên bảng thực hiện
+ HS1: trả lời CH1.
Đặt: fx=
=7x-48x+5-2=-9x-148x+5
Khi đó:
fx=0⇔x=-149
fx>0⇔x∈-149;-58
fx<0⇔x∈
-∞;-149∪-58;+∞
+ HS2: trả lời CH2:
hx=15x2-7x-26x2-x+5
Ta có:
*15x2-7x-2=0
⇔x=23∨x=-15
*6x2-x+5>0,∀x∈R
Khi đó:
hx=0⇔x=23∨x=-15
hx<0⇔x∈-15;23
hx>0⇔x∈
-∞;-15∪23;+∞
+ HS3: trả lời CH3
Do a,b,c>0, nên:
*a+b+c≥33abc
*a2+b2+c2≥33a2b2c2
Suy ra:
a+b+ca2+b2+c2
≥93a3b3c3=9abc
Dấu "=" xảy ra KVCK
a=b=c
- HS4: nhận xét và sữa chữa
4.98. Xét dấu các biểu thức sau:
a. 7x-48x+5-2
c. 15x2-7x-26x2-x+5
4.87. CMR nếu các số a,b,c đều dương thì:
a.a+b+ca2+b2+c2
≥9abc
IV.3. Bài mới: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
w Hoạt động 1: Giải PT, BPT quy về bậc hai (10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
BT 84/SGK/156; 85/SGK/156
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
- Cho HS xem lại các BT ở § 8.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các câu hỏi:
+ Có thể giải PT bằng những cách nào?
+ Nếu bình phương 2 vế cần điều kiện gì?
+ Phương pháp giải PT cơ bản A=B,A=B.
+
- Cả lớp làm bài 84, 4 câu của bài 85 vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
+ HS1 thực hiện câu a:
x2-2x-3=2x+2
⇔2x+2≥0 x2-2x-3=2x+2 x2-2x-3=-2x-2
⇔x≥-1 x2-4x-5=0x2-1=0
⇔x≥-1 x=-1⋁x=5x=±1 ⇔x=±1x=5
84. Giải các PT sau:
a. x2-2x-3=2x+2
- GV có thể giúp HS gợi mở bằng các câu hỏi:
+ Phương pháp giải BPT cơ bản
AB,AB
+ Có thể giải PT bằng những cách nào?
+ GV gợi ý:
w Nhân tử chung x-2
w Yêu cầu HS nhận xét khi x-2 ≥0 và x-2 <0
+ HS2 thực hiện câu b:
x-2x2+4≤x2-4
1
⇔x-2x2+4-x-2≤0
w x=2
1⇔0≤0,∀x∈R.
Vậy x=2*
w x>2
1⇔x2+4≤x+2
⇔x2+4≤x+22⇔x≥0
Vậy x>2**
w x<2
1⇔x2+4≥x+2
⇔x+2<0 x2+4≥x2+4x+4x+2≥0
⇔x<-2x≤0 x≥-2⇔x≤0***
Từ *,** và *** ta được:
S=(-∞;0]∪[2;+∞)
85. Giải BPT sau:
b. x-2x2+4≤x2-4
+ GV gợi ý:
w Đặt ẩn phụ
w 5x2+10x+1=t≥0
+ HS3 thực hiện BTT:
Đặt 5x2+10x+1=t thì
7-x2-2x=365-t25
Khi đó PT⇔t≥365-t25
⇔t2+5t-36 ≥0⇔t≥4 Suy ra 5x2+10x+1≥4
⇔5x2+10x+1≥16
⇔x≤-3 hay x≥1
Vậy S=(-∞;-3]∪[1;+∞)
BTT. Giải BPT sau:
5x2+10x+1≥7-x2-2x
- GV mời HS khác nhận xét, sữa chữa.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV có thể đưa 1 vài câu BT thêm cho cả lớp làm như: 4.93, 4.99, 4.100, 4.101, 4.102/SBT/118,119.
- HS nhận xét, sữa chữa
w Hoạt động 2: Định m để tam thức bậc 2 không đổi dấu (9’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
BT 83/SGK/156; 4.103/SBT/119
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các gợi ý:
+ Xét các trường hợp
+ Nêu điều kiện để BPT bậc hai 1 ẩn có nghiệm ∀x∈R.
+ Tính ∆. Xét dấu tam thức bậc 2
+
- Cả lớp làm bài 83, 4.103 vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ HS1 thực hiện câu a:
m-4x2-m-6x
+m-5≤01,∀x∈R
w m=4
1 ⇔2x-1≤0⇔x≤12
Vậy loại m=4.
w m≠4
YCBT⇔
m-4<0 ∆=m-62-4m-4m-5≤0
⇔m-4<0 m≤4-233∨m≥4+233
⇔m≤4-233
83. Tìm các giá trị m sao cho R là tập nghiệm của BPT sau:
a. m-4x2-m-6x
+m-5≤0
- GV gợi ý:
+ Phân chia trường hợp.
+ Nêu điều kiện để PT bậc hai 1 ẩn có nghiệm.
+
+ HS2 thực hiện câu a:
w m=5
1 ⇔-35x+5+1=0, có nghiệm:
x=1+535
w m≠5
YCBT⇔
∆=9m2-4m+4m-5≥0
=5m2-41-5m+45≥0
BPT này có ∆m'<0 nên có nghiệm đúng với mọi m.
Vậy PT đã cho có nghiệm với mọi m
4.103. Cho PT
m-5x2-3mx+m+1=01
Với giá trị nào của m thì
a. PT đã cho có nghiệm
- GV mời HS khác nhận xét, sữa chữa.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV có thể đưa 1 vài câu BT thêm cho cả lớp làm như: 79,86/SGK/155,156; 4.90,4.92, 4.96, 4.97, 4.104, 4.105/SBT/118,119.
- HS nhận xét, sữa chữa
w Hoạt động 3: Giải BPT, hệ BPT (7’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
BT 4.95/SBT/119
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở, thi đua nhau.
- Sau 2’, GV thu vở 3 HS làm nhanh nhất và mời 1 HS lên bảng trình bày lấy điểm cộng.
- Cả lớp làm bài nhanh vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
2x-1-3x-4>x+53x-4x2+4x+4≥0
⇔2x<5x+22≠03x-4x+22≥0
⇔x<52x≠-23x-4≥0⇔43≤x<52
4.95. Tìm các giá trị của x thỏa mãn hệ BPT:
c.2x-1-3x-4>x+53x-4x2+4x+4≥0
- GV mời HS khác nhận xét, sữa chữa.
- GV nhận xét, phát bài, cho điểm, kết luận.
- HS nhận xét, sữa chữa
w Hoạt động 4: Bất đẳng thức (5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thi đua nhau giữa các nhóm.
- Đưa ra BT (BT 4.22/SBT/105)
- Cho HS treo bảng phụ lên bảng
- Chia nhóm
- Hoạt động nhóm, làm BT nhanh. Các nhóm làm nhanh trong vòng 3’ vào bảng phụ
Cho 1 tấm tôn HCN có kích thước 80cm×50cm. Hãy cắt đi ở 4 góc vuông những hình vuông bằng nhau để khi gập lại theo mép cắt thì được 1 cái hộp (không nắp) có thể tích lớn nhất.
- GV mời HS khác nhận xét, sữa chữa.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV có thể đưa 1 vài câu BT thêm cho cả lớp về nhà làm: 76,77,78/SGK/155,156; 4.84,4.85, 4.86, 4.87, 4.88 /SBT/118,119.
- HS nhận xét, sữa chữa
IV.4. Củng cố và dặn dò: (4’)
- Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm ôn tập.
- Dặn HS làm các bài tập còn lại trong SGK, SBT.
- Ôn tập lại chương IV để kiểm tra tập trung.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- On tap chuong IV(1).docx