A. MỤC TIÊU :
· Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm vectơ, vectơ cùng phương, cùng hướng, khác hướng, vectơ bằng nhau.
· Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét quan sát. Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
B. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
Nội dung bài mới : Từ vài đại lượng có hướng (cần thiết phải có biết hướng) để tổng quát đi vào khái niệm vectơ (vận tốc, lực kéo.)
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 từ tiết 1 đến tiết 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : VECTƠ
Ngày soạn: 24/08/2008
Tiết 1,2 : CÁC ĐỊNH NGHĨA
A. MỤC TIÊU :
Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm vectơ, vectơ cùng phương, cùng hướng, khác hướng, vectơ bằng nhau.
Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét quan sát. Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
B. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
Nội dung bài mới : Từ vài đại lượng có hướng (cần thiết phải có biết hướng) để tổng quát đi vào khái niệm vectơ (vận tốc, lực kéo..)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Vectơ :
HĐ1: Hình thành khái niệm vectơ
H1: cho học sinh quan sát hình vẽ SGK và nhận xét.
H2: yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa véc tơ.
Định nghĩa : Vectơ là đoạn thẳng có định hướng, nghĩa là trong hai điểm mút của đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm mút nào là điểm đầu điểm mút nào là điểm cuối.
B
A
Ký hiệu vectơ , …
A : Điểm đầu (điểm gốc)
B : điểm cuối (điểm ngọn)
* Vectơ-không : điểm đầu º điểm cuối
Ký hiệu:
II. Phương, hướng, độ dài của vectơ :
HĐ 2: vectơ cùng phương, cùng hướng
H1:giá của vectơ
H2: học sinh quan sát hình vẽ và nhận xét về giá của các vetơ
Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hai véc tơ cùng phương.
Định nghĩa : hai vectơ cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.
Nếu hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng
Quy ước: vectơ-không cùng hướng với mọi vectơ.
H3: cho học sinh trả lời câu hỏi ở bài tập 2 và 3
Độ dài của vectơ :
Gợi ý độ dài có thể dùng thước đo. Em nào có thể cho biết độ dài của véc tơ ?
Độ dài của vectơ là độ dài đoạn thẳng AB
Ký hiệu = AB
Tiết 2
III.Hai vec tơ bằng nhau:
HĐ3: khái niệm về hai vec tơ bằng nhau
H1:yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3 SGK, hình thành khái niệm hai vec tơ bằng nhau
Định nghĩa:Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có độ dài bằng nhau.
Ký hiệu:
Phân công cho học sinh ở 2 dãy bàn thực hiện hđ1 và hđ2.
H2: cho học sinh thực hiện hđ1 (SGK)
H3: cho học sinh thực hiện hđ2 (SGK)
Học sinh nhận xét, trả lời câu hỏi 1
Học sinh phát biểu định nghĩa.
GV cho HS phân biệt rõ đoạn thẳng và vectơ : với 2 điểm phân biệt A, B thì chỉ có 1 đoạn thẳng nhưng có 2 vectơ
Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
học sinh trả lời câu hỏi ở bài tập 2 và 3
Học sinh nêu khái niệm độ dài của véc tơ.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Học sinh phát biểu định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
học sinh thực hiện hđ1 (SGK)
học sinh thực hiện hđ2 (SGK)
C. CỦNG CỐ :
HĐ4: Học sinh làm bài tập 5-SGK
Củng cố lại các khái niệm vectơ ,phương hướng độ dài, vectơ bằng nhau.
Học sinh về nhà xem trước bài tổng của 2 véctơ.
Ngày soạn: 30/08/2008
Tiết 3,4 : TỔNG CỦA HAI VECTƠ
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm vectơ tổng, biết xác định vectơ tổng. Nắm được quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành.
Về kỹ năng: Vận dụng được quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành khi tìm tổng của hai vectơ.
B. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
BKiểm tra bài cũ : Định nghĩa 2 vectơ bằng nhau. Vẽ vectơ bằng vec tơ cho trước.
Học sinh trả lời.
1. Định nghĩa tổng của hai vectơ:
HĐ1: Hình thành khái niệm tổng của hai vec tơ.
H1: Cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 1-SGK, hình thành định nghĩa vec tơ tổng.
H2: phát biểu định nghĩa tổng của hai vectơ.
H3: cho học sinh thực hiện các hoạt động 1 và 2
2. Các tính chất:
HĐ2: các tính chất của phép cộng vectơ.
H1: Cho học sinh thực hiện hoạt động 3-SGK.
Liên hệ với tính chất cộng các số thực.
H2: Nêu các tính chất.
H3: Vận dụng tính giao hoán và kết hợp như thế nào ?.
Aùp dụng vào bài tập 8
Học sinh trả lời câu hỏi.
học sinh thực hiện các hoạt động 1 và 2
học sinh thực hiện. Khẳng định tính chất.
Học sinh ghi nhận kết quả.
Thay đổi thứ tự thay dấu ngoặc
Học sinh thực hiện theo gợi ý của giáo viên.
Tiết 4:
3. Các quy tắc cần nhớ:
HĐ3: hình thành các quy tắc.
a.Quy tắc 3 điểm:
b. Quy tắc hình bình hành:
H1: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2
H2: yêu cầu học sinh thực hiện hđ5-SGK
H3: gọi học sinh chứng minh quy tắc trung điểm và quy tắc trọng tâm của tam giác (bài toán 3)
H4: yêu cầu học sinh giải bài tập 10.
Học sinh dựa theo hình vẽ trả lời.
học sinh trả lời câu hỏi 2
học sinh thực hiện
Học sinh đọc lời giải theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
C. CỦNG CỐ:
HĐ4: Hướng dẫn giải bài tâp 13.
Học sinh xem lại các quy tắc cộng vec tơ.
Học sinh về nhà làm các bài tập còn lại ở SGK và xem trước bài hiệu của hai véc tơ.
Ngày soạn: 08/09/2008
Tiết 5: HIỆU CỦA HAI VECTƠ
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm hiệu của hai vectơ . Nắm được quy tắc 3 điểm đối với phép trừ vectơ.
Về kỹ năng:Vận dụng quy tắc 3 điểm đối với phép trừ vectơ vào giải bài tập.
B. TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Vectơ đối của 1 vectơ :
HĐ1:
H1: Cho hình bình hành ABCD. Tìm các vectơ có độ dài bằng và ngược hướng với . Giới thiệu véc tơ đối của 1 vectơ.
Yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa véctơ đối của một véctơ.
* Nếu thì ta nói là vectơ đối của ,và ngược lại.
H2: Nhận xét về phương, hướng và độ dài của 2 vectơ đối nhau?
H3: cho học sinh thực hiện hđ1-SGK.
II. Hiệu của hai vectơ:
HĐ2:
H1: Định nghĩa hiệu của hai vectơ.
H2: cách dựng vectơ hiệu.
H3: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2. Nêu quy tắc 3 điểm đối với phép trừ:
H4: Yêu cầu học sinh thực hiện hđ2-SGK
Tìm vec tơ tổng
Học sinh nêu định nghĩa.
Học sinh nêu nhận xét.
Học sinh thực hiện hđ1.
Học sinh đọc định nghĩa hiệu của hai véc tơ.
Học sinh trả lời.
Học sinh thực hiện hđ2.
C. CỦNG CỐ : Hướng dẫn giải bài tập 16, 18.
Khái niệm vec tơ đối của 1 vectơ, quy tắc 3 điểm đối với phép trừ vectơ.
Học sinh về nhà xem trước bài tích của một véctơ với một số.
Ngày soạn: 12/09/2008
Tiết 6,7,8,9 : TÍCH CỦA MỘT VECTƠ VỚI MỘT SỐ
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức: Học sinh nắm vững định nghĩa tích của một vectơ với một số. Nắm được các tính chất của phép nhân một số với vectơ, điều kiện để hai vectơ cùng phương, để 3 điểm thẳng hàng, biết biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước.
Về kỹ năng: Xác định được vec tơ . Biết sử dụng điều kiện để chứng minh hai đường thẳng song song, ba điểm thẳng hàng. Biết biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương.
B. TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Định nghĩa tích của một vectơ với một số :
HĐ1: hình thành định nghĩa
H1: Cho học sinh quan sát và nhận xét về phương, hướng và độ dài của các vectơ
H2: Cho học sinh thực hiện hđ1-SGK
H3: yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa tích của một số với một vectơ.
Nêu lại định nghĩa:
H4: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 21.
Tiết 7:
II. Các tính chất của phép nhân vectơ vói một số:
HĐ2:
H1: Nêu các tính chất:
Hướng dẫn học sinh áp dụng tính chất.
H2: Cho học sinh thực hiện hđ2-SGK.
H3: Nêu chú ý (SGK)
H4: Giới thiệu quy tắc trung điểm(bài toán 1)
H5: Yêu cầu học sinh thực hiện hđ3-SGK ( chứng minh quy tắc trọng tâm của tam giác)
H6: HD giải bài tập 23.
Tiết 8:
III. Điều kiện để hai vectơ cùng phương:
HĐ3:
H1: Nhận xét về phương của và ?
H2: Nêu định lý: Vec tơ cùng phương với vectơ khi và chỉ khi có số thực k sao cho .
H3: Cho yêu cầu học sinh nhận xét về hai vectơ, về ba điểm A,B,C.
H4: Nêu điều kiện để hai đường thẳng song song, điều kiện ba điểm thẳng hàng.
H5: Hướng dẫn bài toán 3(SGK)
Tiết 9:
IV. Biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương:
HĐ4:
H1: Yêu cầu học sinh giải bài tập 22-SGK
H2: Đặt vấn đề về biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương. Nêu định lý.
H3: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 25.
H4: Cho học sinh giải bài tập 27.
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh thực hiện hđ1.
Học sinh phát biểu định nghĩa tích của một số với một vectơ.
Học sinh vẽ hình và tính độ dài các vectơ.
Học sinh thực hiện hđ2
Học sinh thực hiện hđ3
Học sinh trả lời. Suy ra điều kiện để hai vec tơ cùng phương.
Học sinh nêu nhận xét.
Học sinh đọc lời giải bài toán.
Học sinh thực hiện H1.
Học sinh lần lượt trình bày kết quả.
C. CỦNG CỐ:
Định nghĩa tích của một số với một vectơ, cách xác định vectơ tích.
Các tính chất tương tự tích các số thực.
Quy tắc trung điểm, quy tắc trọng tâm.
Phương pháp chứng minh song song, chứng minh thẳng hàng.
Cách biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương.
Ngày soạn: 22/09/2008
Tự chọn : VECTƠ VÀ CÁC PHÉP TOÁN
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm vectơ, định nghĩa tích của một vectơ với một số. Nắm được các quy tắc về vectơ, điều kiện để hai vectơ cùng phương, để 3 điểm thẳng hàng, biết biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước.
Về kỹ năng: Biết chứng minh đẳng thức vectơ. Biết sử dụng điều kiện để chứng minh hai đường thẳng song song, ba điểm thẳng hàng. Biết biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương. Tìm điểm thỏa mãn đẳng thức vectơ.
B. TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Nhắc lại lý thuyết
H1: Cho học sinh nhắc lại các quy tắc về vectơ.
H2: yêu cầu học sinh nêu phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng.
HĐ2: Giải bài tập
Bài 1: Cho tam giác ABC. Gọi M là điểm trên cạnh BC sao cho MB=2MC. Chứng minh rằng:
Hướng dẫn học sinh đọc lời giải.
Phân công các nhóm thảo luận các bài tập 2,3
Bài 2: Cho tam giác ABC.
a) Gọi P và Q là hai điểm thỏa mãn
Chứng minh ba điểm A, P, Q thẳng hàng.
b) Gọi I là điểm đối xứng của B qua C, J là trung điểm của AC và K là điểm trên cạnh AB sao cho . Chứng minh ba điểm I, J, K thẳng hàng.
Bài 3: Cho đoạn thẳng AB và điểm I sao cho
Tìm số k sao cho
Chứng minh rằng với mọi điểm M ta có:
HĐ3: Yêu cầu các nhóm học sinh giải bài tập sau:
Bài 4: Cho tam giác ABC. Gọi I là điểm trên BC kéo dài sao cho IB=3IC.
Chứng minh rằng .
Gọi I và K lần lượt là các điểm trên cạnh AC, AB sao cho . Biểu thị theo .
Biểu thị theo .
HĐ4: Yêu cầu học sinh giải bài tập sau:
Bài 5: Cho tam giác ABC. Xác định các điểm I, J, K thỏa mãn:
Học sinh nhắc lại các quy tắc.
Học sinh nêu phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Học sinh tiến hành thảo luận, các nhóm trình bày. Lớp nhận xét và hoàn thiện bài làm.
Học sinh tiến hành thảo luận, các nhóm trình bày. Lớp nhận xét và hoàn thiện bài làm.
Học sinh vẽ hình và xác định các điểm.
C. CỦNG CỐ:
Phương pháp chứng minh đẳng thức vectơ.
Phương pháp chứng minh song song, chứng minh thẳng hàng.
Cách biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương.
Tìm điểm thỏa mãn đẳng thức véc tơ.
Ngày soạn: 08/10/2008
Tiết 10,11,12 TRỤC TỌA ĐỘ VÀ HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ
A. MỤC TIÊU:
Về kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa toạ độ của vectơ và của điểm trên trục, hệ trục toạ độ. Nắm được biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ,toạ độ trung điểm của đoạn thẳng, toạ độ trọng tâm của tam giác.
Về kỹ năng: Học sinh xác định được toạ độ của vectơ, toạ độ của điểm đối với trục và hệ trục toạ độ.Xác định được toạ độ của vectơ thông qua toạ độ của điểm. Xác định được toạ độ các điểm trong các bài toán về tam giác, tứ giác.
B. TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
B1. Kiểm tra bài cũ : Phát biểu định lý về biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước.
B2. Nội dung bài mới :
Trục toạ độ:
HĐ1.Các khái niệm về trục toạ độ.
H1: Định nghĩa trục toạ độ. Ký hiệu
H2: Toạ độ của vectơ và của điểm trên trục
Định nghĩa : yêu cầu học sinh đọc định nghĩa
+số a trong gọi là tọa độ của vectơ đối với trục.
+Cho điểm M trên trục, Khi đó . Số m được gọi là toạ độ của điểm Mđối với trục
H3: Độ dài đại số của vectơ trên trục
Nếuthì a gọi là độä dài đại số của
Ta viết:
Hệ trục toạ độ
HĐ2. Định nghĩa hệ trục toạ độ.
Tiết 11
HĐ3. Toạ độ của vectơ đối với hệ trục toạ độ.
H1: Cho học sinh thực hiện hđ2-SGK
H2: Định nghĩa
H3: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 và làm bài tập 30
HĐ4.Tính chất
H1: cho . Tìm toạ độ của vectơ .
H2: Nêu các tính chất.
H3: yêu cầu các nhóm học sinh làm bài tập 31, 32
HĐ5. Toạ độ của điểm
H1:Định nghĩa.
H2: Cho học sinh thực hiện hđ4.
H3: Nêu định lý:
Tiết12
HĐ6.Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác
H1: Thực hiện hđ5-SGK, suy ra công thức.
H2: Thực hiện hđ6-SGK
H3: Thực hiện hđ7-SGK, suy ra công thức.
H4: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm giải bài tập 34, 35, 36.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh vẽ trục số và nghe giáo viên giới thiệu trục tọa độ.
Học sinh đọc định nghĩa tọa độ của vectơ trên trục.
Học sinh theo dõi các khẳng định ở SGK
y
o x
học sinh thực hiện H3 theo hướng dẫn của giáo viên .
học sinh thực hiện H1
Học sinh thảo luận và tiến hành ghi lời giải lên bảng, lớp nhận xét.
Học sinh thực hiện H2
Học sinh đứng tại chỗ chứng minh công thức.
Học sinh thực hiện H1
Học sinh thực hiện H2
Học sinh thực hiện H3
Học sinh tiến hành giải bài tập và trình bày. Học sinh khác nhận xét.
C. CỦNG CỐ :
Toạ độ của vectơ và của điểm đối với hệ trục toạ độ.
Toạ độ của vectơ tổng, hiệu, tích 1 số với 1 vectơ.
Toạ độ của hai vectơ cùng phương.Vận dụng vào bài tập.
Toạ độ trung điểm, toạ độ trọng tâm của tam giác .
Ngày soạn: 25/10/2008
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU :
Về kiến thức: Giúp học sinh ôn tập các khái niệm cơ bản về vectơ và các phép toán, toạ độ của vectơ và của điểm, biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ,toạ độ trung điểm của đoạn thẳng, toạ độ trọng tâm của tam giác.
Về kỹ năng: Học sinh nhớ kỹ các quy tắc về các phép toán, điều kiện để hai vectơ cùng phương, để 3 điểm thẳng hàng. Xác định được toạ độ của vectơ, toạ độ của các điểm .
B. TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
H1: Ôn tập một số kiến thức cơ bản trong chương.
H2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập
Bài 5: Cho đoạn thẳng AB và điểm I sao cho
Tìm số k sao cho .
Chứng minh rằng với mọi điểm M ta có:
H3: Phân công các nhóm học sinh giả bài 6.
Bài 6: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho 3 điểm
Chứng minh rằng 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
Tìm toạ độ điểm D sao cho .
Tìm toạ độ điểm E sao cho O là trọng tâm tam giác ABE.
H3: Yêu cầu học sinh giải một số bài tập trắc nghiệm ở SGK
Nhắc lại các kiến thức đã học theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh giải bài tập trên bảng theo gợi ý của giáo viên.
Học sinh thảo luận và tiến hành ghi lời giải lên bảng, lớp nhận xét
Học sinh nêu đáp án và giải thích lý do chọn phương án.
C. CỦNG CỐ :
Giải một số bài tập trắc nghiệm ở SGK.
Ôn lại cách giải các bài tập phần vectơ.
File đính kèm:
- HinhHoc10-C1.DOC