I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố:
- Cách xác định đường thẳng, mặt phẳng.
- Các tính chất về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- Các khái niệm về hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng được các cách xác định đường thẳng, mặt phẳng để giải các bài toán về ba điểm thẳng hàng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, xác định thiết diện.
- Chứng minh tính chất song song của đường thẳng và mặt phẳng.
- Vận dụng được tính chất song song để giải toán.
3.Thái độ:
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 học kỳ I - Tiết 23: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 23 ƠN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố:
Cách xác định đường thẳng, mặt phẳng.
Các tính chất về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
Các khái niệm về hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt.
2.Kĩ năng:
Vận dụng được các cách xác định đường thẳng, mặt phẳng để giải các bài toán về ba điểm thẳng hàng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, xác định thiết diện.
Chứng minh tính chất song song của đường thẳng và mặt phẳng.
Vận dụng được tính chất song song để giải toán.
3.Thái độ:
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Giáo án. Hệ thống bài tập.
2.Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập toàn bộ kiến thức trong HK1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình luyện tập).
H.
Đ.
3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập vận dụng cách xác định đường thẳng, mặt phẳng
20'
H1. Nêu cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ?
H2. Nêu cách xác định giao điểm của đt với mp ?
H3. Điều gì xảy ra nếu AC và BF cắt nhau ?
Đ1. Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng.
(AEC)Ç(BCF) = HK
(BCE)Ç(ADF) = IJ
Đ2. Tìm giao điểm của đt đó với một đt trong mp.
AMÇ(BCE) = AMÇJI = N
Đ3. Hai hình thang sẽ cùng nằm trong một mp Þ mâu thuẫn với gt.
1. Cho hai hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng nằm trong một mặt phẳng.
a) Tìm giao tuyến của các mp: (AEC) và (BFD), (BCE) và (ADF).
b) Lấy M thuộc đoạn DF. Tìm giao điểm của đt AM với (BCE).
c) Chứng minh hai đt AC và BF không cắt nhau.
Hoạt động 2: Vận dụng tính chất song song để giải toán
20'
H1. Nêu cách chứng minh hai mặt phẳng song song ?
H2. Nêu cách chứng minh IJ // AA¢ ?
H3. Nêu tính chất đường trung bình của hình thang ?
Đ1. Trong mp này chứa hai đt cắt nhau song song với mp kia.
Þ (Ax,By)//(Cz,Dt)
Đ2. Sử dụng tính chất đường trung bình của hình thang.
Đ3.
AA¢ + BB¢ = 2IJ = CC¢ + DD¢
Þ DD¢ = a + b – c
2. Cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng Ax, By, Cz, Dt ở cùng phía đối với mp(ABCD), song song với nhau và không nằm trong mp(ABCD). Một mp (P) lần lượt cắt Ax, By, Cz, Dt tại A¢, B¢, C¢, D¢.
a) Chứng minh mp(Ax,By) song song với mp(Cz, Dt).
b) Gọi I = ACÇBD, J = A¢C¢ÇB¢D¢. Chứng minh IJ // AA¢.
c) Cho AA¢ = a, BB¢ = b, CC¢ = c. Tính DD¢.
Hoạt động 3: Củng cố
5'
· Nhấn mạnh:
– Cách vận dụng cách xác định đường thẳng và mặt phẳng để giải toán.
– Cách vận dụng tính chất song song để giải toán.
– Cách vẽ hình.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Chuẩn bị kiểm tra HK1.
File đính kèm:
- t23.doc