I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm
- Học sinh nắm vững được định nghĩa, các tính chất của phép biến hình.
- Nhận biết và xác định được giao tuyến của các mặt phẳng trong không gian, qua đó củng có các kiến thức về tính chất thừa nhận của hình học không gian, tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng.
2. Về kĩ năng:
- Xác định được một số phép biến hình đã học, sử dụng định nghĩa để chứng minh hai hình là bằng nhau, hai hình là đồng dạng
Sử dụng kiến thức để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong không gian, xác định thiết diện của một hình chóp khi cắt bởi các mặt phẳng
3.Về tư duy và thái độ:
- Phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 năm học 2011 - 2012 - Tiết 22: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...../...../2011
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2011 Dạy lớp:11K
TIẾT 22 : ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm
- Học sinh nắm vững được định nghĩa, các tính chất của phép biến hình.
- Nhận biết và xác định được giao tuyến của các mặt phẳng trong không gian, qua đó củng có các kiến thức về tính chất thừa nhận của hình học không gian, tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng.
2. Về kĩ năng:
- Xác định được một số phép biến hình đã học, sử dụng định nghĩa để chứng minh hai hình là bằng nhau, hai hình là đồng dạng
Sử dụng kiến thức để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong không gian, xác định thiết diện của một hình chóp khi cắt bởi các mặt phẳng
3.Về tư duy và thái độ:
- Phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Nắm tình làm bài, học bài của học sinh ở nhà.
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào các hoạt động)
3. Dạy bài mới
Hoạt động 1:Ôn tập về các phép biến hình 15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
1.Em hãy nêu định nghĩa và tính chất của phép dời hình?
2. Em hãy nêu định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng?
3.Nhắc lại cách xác định ảnh của một điểm, một đường thẳng qua phép tịnh tiến, phép đối xứng trục đối xứng tâm, phép quay, phép vị tự.
Bài 1: Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Tìm ảnh của tam giác AOF.
a) Qua phép tịnh tiến theo véctơ
b) Qua phép đối xứng qua đường thẳng BE
c) Qua phép quay tâm O góc 1200
Bài 2: Trong mặt phẳng cho điểm A(-1;2) và đường thẳng d: 3x+y+1=0. Tìm ảnh của A và d
a) Qua phép tịnh tiến theo véctơ
b) Qua phép đối xứng trục Oy
c) Qua phép đối xứng qua gốc toạ độ.
d) Qua phép quay tâm O góc 900
Bài 3: Trong mặt phẳng cho đường tròn tâm I(3;-2) bán kính 3
a) Viết phương trình đường tròn.
b) Tìm ảnh của đường tròn qua phép tịnh tiến theo véctơ
c) Tìm ảnh của đường tròn qua phép đx trục Ox
d) Tìm ảnh của đường tròn qua phép đx tâm O.
Bài 6: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường tròn tâm I(1;-3) bán kính 2. Viết phương trình ảnh của đtr (I,2) qua phép đồng dạng có được từ việc thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 3 và phép đối xứng qua trục Ox.
- Trình bày lời giải.
- Nhận xét, xửa lỗi..
Hướng dẫn:
Bài 1: a) Tam giác BCO
b) Tam giác DOC
c) Tam giác EOD
Bài 2:
a) A’(1;3), d’: 3x+y-6=0
b) A’(1;2), d’: 3x-y-1=0
c) A’(1;-2), d’: 3x+y-1=0
d) A’(-2;-1), d’: x-3y-1=0
Bài 3:
a) (x-3)2+(y+2)2=9
b) (x-1)2+(y+1)2=9
c) (x-3)2+(y-2)2=9
d) (x+3)2+(y-2)2=9
Bài 6:
B1: Tìm ảnh (I’,R’) của (I,2) qua phép vị tự tâm O tỉ số 3.
B2: Tìm ảnh (I’’, R’’) của (I’,R’) qua phép đối xứng trục Ox.
B3: Kết luận:
ĐS: (x-3)2+(y-9)2=36
Hoạt động 2: luyện tập về xác định giao tuyến của hai mặt phẳng...(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
GV :Nêu đề bài.
GV :Cho cả lớp vẽ hình
Gọi một học sinh lên bảng vẽ.
CH: Em xác định ta cần tìm yếu tố nào?
CH:Muốn tìm giao tuyến thì phải tìm cái gì?
GV:Hãy tìm 2 điểm thuộc mặt phẳng (SAD) và (SBD)
CH:Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh cái gì?
GV:
Qua ba điểm không thẳng hàng thì xác định duy nhất một mặt phẳng.
. giao tuyến Là đường thẳng bao gồm tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng . Muốn tìm giao tuyến ta tìm hai điểm chung phân biệt
GV :Ra đề bài tập 2
CH: Muốn tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng ta phải làm gì?
CH: Muốn tìm thiết diện ta phải tìm những gì?
Đã có ngay giao tuyến của (MGN) với mặt phẳng nào của tứ diện ?
Ngoài ra , nó còn có điểm chung với các mặt phẳng nào ?GV: Việc tìm thiết diện đòi hỏi kĩ năng xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
-cả lớp vẽ hình
TL:Hai điểm chung phân biệt .
TL: chứng minh ba điểm đó là điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt
Bài1:
Hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang , AB là đáy lớn.
E là giao điểm hai cạch bên , G là trọng tâm êECD .
a, xác định giao tuyến của hai mpn (SAD) và (SBD) .
b, Lấy KÎSE. Gọi C' = SC ÇKB D'= SD ÇKA . Chứng minh giao diểm của AC' và BD' thẳng hàng với giao điểm của AC , BD
LG:
a, Vì E= ADÇBC
ÞEÎ(SAD) mặt khác : S cũng là một điểm chung của (SAD) và (SBD)
suy a :
(SAD)Ç (SBD)=SE
b, Gọi M=AC' BD'
M (SAC )và M (SBD)
Gọi N= AC BD
N(AC) và N (SBD) Vậy S,M,N là ba điểm chung của hai mp phân biệt (SAC) và (SBD) nên chúng cùng thuộc giao tuyến của hai mp đó , tức là S,,N M thẳng hàng.
Bài 2:
Tứ diện ABCD , M là trung điểm của AB, G là trong tâm củaê ACD
a. Tìm giao điểm I của MG với (BCD)
b. Lấy N ÎBC . Tìm thiết diện cắt tứ diện bởi mp (MGN)
LG:
a. Gọi O là trung điểm CD
Þ(MGN) Ç(BCD) =BO
Vậy , giao điểm I của MG với (BCD) chính là giao điểm I của MG với BO
b. Ta có :
(MGN) Ç(ABC) =MN
Mặt khác : I ÎMG , I Î(MGN)
ÞI là điểm chung của (MGN) và (BCD)
Vậy . (MGN) Ç(BCD) = NI cắt CD tại P
suy ra : (MGN)Ç(ABD) =QM
Vậy : thiết diện là tứ giác MNPQ
* Củng cố: (2’)
-Hd làm các bài tập còn lại
4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (2'):
- Bài tập ở nhà : Về nhà hoàn thiện các bài tập
- Hướng dẫn học : Ôn các định nghĩa , Định lý , hệ thông các cách chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng , đường thẳng song song với mặt phẳng
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 22.doc