Giáo án Hình học 11 - Tiết 8 - Bài 8: Phép đồng dạng

I. MỤC TIÊU :

 Kiến thức :

- Nắm vững khái niệm phép đồng dạng , tỉ số đồng dạng , hai hình đồng dạng.

- Nắm vững các tính chất cơ bản của phép đồng dạng.

- Sự giống và khác nhau giữa phép đồng dạng và phép dời hình.

 Kĩ năng :

- Tìm tỉ số đồng dạng của hai hình đồng dạng .

- Vẽ hình đúng , biết nhận dạng các dạng toán.

 Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 8 - Bài 8: Phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 :PHÉP ĐỒNG DẠNG Tiết : 8 Ngày soạn : 18/ 10 / 2007 Ngày dạy : 23 / 10 / 2007 ( 11B1) I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Nắm vững khái niệm phép đồng dạng , tỉ số đồng dạng , hai hình đồng dạng. Nắm vững các tính chất cơ bản của phép đồng dạng. Sự giống và khác nhau giữa phép đồng dạng và phép dời hình. Kĩ năng : Tìm tỉ số đồng dạng của hai hình đồng dạng . Vẽ hình đúng , biết nhận dạng các dạng toán. Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;Có thái độ học tập tích cực . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Học sinh : + Đồ dùng học tập , SGK . + Oân lại định nghĩa phép dời hình ; Phép vị tự . Giáo viên : Phương pháp : Nêu vấn đề , gợi ý giải quyết vấn đề. Phương tiện : Thước kẻ , phấn màu , hình vẽ minh họa. III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : Kiểm tra bài cũ : HS1 : Nêu định nghĩa , kí hiệu Phép vị tự. Làm Bài 1 /SGK. HS2 : - Nêu các tính chất của phép vị tự - Làm bài 2a/SGK Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1. ĐỊNH NGHĨA PHÉP ĐỒNG DẠNG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS tiếp thu vấn đề nhận thức. - Quan sát Hình 1.64 (SGK) - Chứng minh nhận xét : Cho F là phép đồng dạng tỉ số k . + k = 1 : F là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì ( M’N’ = MN) nên F là phép dời hình => Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số 1. + Tính chất của phép vị tự : M’N’= |k| MN => Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số | k |. + Giả sử F1: M -> M’ ; N -> N’ F2 : M’ -> M’’ ; N’ -> N’’ Ta có : M’’N’’= pM’N’ = pkMN => Nếu thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép đồng dạng tỉ số p , ta được phép đồng dạng tỉ số pk. - HS tiếp thu , ghi nhớ nhận xét . - Nghiên cứu ví dụ 1 /SGK. - GV nêu định nghĩa và tóm tắt. Cho phép biến hình F : M -> M’ ; N -> N’ Nếu M’N’ = k MN ( k > 0 ) , khi đó F là phép đồng dạng tỉ số k. -Yêu cầu chứng minh các nhận xét trong SGK ? + Phép dời hình có phải là phép đồng dạng không ? Tỉ số bằng bao nhiêu ? + Phép vị tự có phải là phép đồng dạng không ?Tỉ số bằng bao nhiêu ? + Tìm tỉ số phép đồng dạng được xác định bởi 2 phép đồng dạng liên tiếp có tỉ số lần lượt là k và p? - Hợp thức hóa các nhận xét . - Yêu cầu hs nghiên cứu ví dụ 1/SGK. HOẠT ĐỘNG 2. TÍNH CHẤT Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS tiếp thu , ghi nhớ. - HS nêu cách chứng minh : A’B’ = kAB ; B’C’ = kBC ; A’C’ = k AC Suy ra : A’C’ = A’B’ + B’C’ => đpcm - HS tiến hành theo sự định hướng của giáo viên. - HS tiếp thu , ghi nhớ. - Quan sát hình vẽ 1.66/SGK. - Thông báo các tính chất của phép đồng dạng. - Vẽ hình , yêu cầu HS chứng minh TC1 : Gợi ý : 3 điểm A’,B’,C’ thẳng hàng và B’ nằm giữa A’ ,C’ A’C’ = A’B’ + B’C’ - Yêu cầu HS giải bài toán ở Gợi ý : Gọi M1 = F(M) rồi sử dụng tính chất 1 để chứng minh M1M. - Lưu ý cho học sinh : Nếu 1 phép đồng dạng biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì nó cũng biến trọng tâm , trực tâm , tâm các đường tròn nội tiếp , ngoại tiếp .. của tam giác ABC tương ứng thành trọng tâm , trực tâm , tâm các đường tròn nội tiếp , ngoại tiếp .. của tam giác A’B’C’. HOẠT ĐỘNG 3. HÌNH ĐỒNG DẠNG. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Tiếp nhận vấn đề nhận thức . - Nêu khái niệm 2 hình đồng dạng . - Cá nhân hs nghiên cứu ví dụ 2/SGK. - Đọc đề , vẽ hình vào vở. - Tiến hành giải theo gợi ý của giáo viên. Kết quả : Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp 2 phép biến hình sau : + V(C;2) : JLKI IKBA + ĐIM : IKBA IHAB - Cá nhân hs suy nghĩ , trả lời. - Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết phép đồng dạng biến 1 tam giác thành 1 tam giác đồng dạng với nó. Người ta cũng chứng minh được rằng cho 2 tam giác đồng dạng với nhau thì luôn có 1 phép đồng dạng biến tam giác này thành tam giác kia. Vậy 2 tam giác đồng dạng với nhau khi và chỉ khi có 1 phép đồng dạng biến tam giác này thành tam giác kia. - Cho hs nêu định nghĩa 2 hình đồng dạng . - Yêu cầu hs nghiên cứu Ví dụ 2/SGK. Ví dụ 3/SGK - Vẽ hình lên bảng. - Nêu yêu cầu bài toán. Gợi ý : Tìm phép đồng dạng biến hình thang JLKI thành hình thang IHAB. - Giao . IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP : Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau : - Phát biểu lại khái niệm phép đồng dạng , tỉ số đồng dạng. - Phát biểu các tính chất cơ bản của phép đồng dạng. - Khái niệm 2 hình đồng dạng. - So sánh sự giống và khác nhau giữa phép đồng dạng và phép dời hình. IV. BTVN VÀ DẶN DÒ : - Học bài : Các định nghĩa , tính chất - Làm các bài tập 1, 2 , 3 ,4 /SGK. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập : ÔN TẬP CHƯƠNG I. V. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8.doc