Giáo án Hình học 6 - Năm học 2008 - 2009

I. Mục tiêu:

* Về kiến thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.

* Về kỹ năng: Sử dụng compa thành thạo vẽ đường tròn, cung tròn.

* Thái độ: HS có tính cẩn thận chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.

II. Chuẩn bị:

GV :- Thước thẳng, thước đo góc, compa, phấn màu.

HS : Thước kẻ có chia khoảng, com pa , thước đo độ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6B: …………… 6C: …………… Tiết 25: Đường tròn I. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. * Về kỹ năng: Sử dụng compa thành thạo vẽ đường tròn, cung tròn. * Thái độ: HS có tính cẩn thận chính xác khi sử dụng compa vẽ hình. II. Chuẩn bị: GV :- Thước thẳng, thước đo góc, compa, phấn màu. HS : Thước kẻ có chia khoảng, com pa , thước đo độ. III. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức : 6B : .......................................................... 6C : ........................................................... 2. Kiểm tra : Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dungNội dung GV: Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì? HS: Trả lời GV: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm, trên đường tròn lấy các điểm A, B, C, M. Chúng cách O một khoảng bằng bao nhiêu? HS: Trả lời GV: Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R? HS: Trả lời => Định nghĩa GV: Cho (O; 1,7) em hiểu điều này ntn? HS: Trả lời GV: Vẽ các điểm N, M, P. So sánh ON, OP với OM? HS: So sánh và trả lời GV: Giới thiệu điểm nằm trong, nằm ngoài, nằm trên đường tròn GV: Giới thiệu hình tròn, yêu cầu HS so sánh đường tròn và hình tròn 1. Đường tròn và hình tròn: B C 2cm O A M Các điểm A, B, C, M cách O 1 khoảng bằng 2 cm *Định nghĩa: SGK Đường tròn tâm O bán kính R ký hiệu: (O; R). Ta có: A, B, C, M ẻ(O; R). N O P M ON < OM: N là điểm nằm trong đường trònOP > OM: P là điểmnằm ngoài đường tròn M nằm trên đường tròn *Định nghĩa hình tròn: SGK GV: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Cung tròn là gì? Dây cung là gì? Thế nào là đường kính của đường tròn? HS: Nghiên cứu và trả lời GV: Vẽ hình và chốt lại khái niệm cung, dây cung, đường kính. Mối quan hệ giữa đường kính và bán kính? GV: Giới thiệu công dụng khác của compa. Yêu cầu HS đọc nội dung SGK. Ngoài vẽ đường tròn, compa còn dùng để làm gì? HS: Trả lời 2. Cung và dây cung: A B O D C A, B ẻ(O; R). Hai điểm này chia đường tròn thành 2 cung tròn. Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung. Đường kính là dây cung đi qua tâm 3. Một công dụng khác của compa: * Ví dụ 1: SGK . Dùng compa để so sanh 2 đoạn thẳng * Ví dụ 2: SGK . Dùng compa để đặt đoạn thẳng trên tia. 4. Luyện tập củng cố: GV: Cho HS trả lời miệng bài 38 D C A O Đường tròn (O; 2 cm) đi qua O và A vì CO = CA = 2 cm 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài nắm vững các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây . - Bài tập về nhà: 40 - 42/SGK, 35 – 38/SBT. - Đọc trước: Đ9. Tam giác. Ngày giảng: 6B: …………… 6C: …………… Tiết 26: tam giác I. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS nắm chắc định nghĩa tam giác , hiểu đỉnh, cạnh,góc của tam giác là gì ? * Về kỹ năng: Biết vẽ tam giác , biết gọi tên và ký hiệu tam giác , nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác . II. Chuẩn bị: GV :- Thước thẳng, phấn màu. HS : Thước thẳng,com pa ,thước đo góc. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 6B: ...................................................; 6C: .................................................... 2. Kiểm tra: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R Cho đoạn thẳng BC = 3,5 cm. Vẽ (B; 2,5 cm); (C;2 cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại A và D. Tính AB, AC? HS: 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm bài vào nháp. GV: Cho HS nhận xét bài của bạn, GV đánh giá và chốt lại kiến thức về đường tròn. D A C B AB = 2,5 cm (bán kính của (B)) AC = 2 cm (bán kính của (C)) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Chỉ vào hình và giới thiệu đó là hình tam giác. Vậy tam giác ABC là hình như thế nào? HS: Trả lời GV: Chốt lại và đưa ra khái niệm tam giác ABC GV: Giới thiệu kí hiệu, đỉnh, cạnh, góc của tam giác HS: Ghi nhớ các yếu tố trong tam giác 1. Tam giác ABC là gì? A B C Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC và CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng Kí hiệu: ABC (hoặc BCA, CAB) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Cho HS làm bài tập củng cố 43: HS: Làm bài 43a, b (trả lời miệng) Tên Tên đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh A B I C ABI A, B, I BAI, AIB, ABI AB, BI, IA AIC A, I, C AIC, ICA, CAI AI, IC, CA ABC A, B, C ABC, BCA, CAB AB, BC, CA GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài 44 GV: Vẽ và giới thiệu điểm nằm trong, nằm trên cạnh, nằm ngoài tam giác HS: Ghi nhớ và ghi vào vở. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ và trình bày lại cách vẽ tam giác. GV: Vẽ và giới thiệu điểm nằm trong, nằm trên cạnh, nằm ngoài tam giác HS: Ghi nhớ và ghi vào vở. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ và trình bày lại cách vẽ tam giác. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV Các đỉnh: A, B, C Các cạnh: AB, BC, AC Các góc:ABC, BCA, CAB (hoặc) 3. Vẽ tam giác: Ví dụ: SGK 4. Luyện tập củng cố:Vận dụng cách vẽ đã trình bày ở ví dụ làm bài tập Bài tập: Vẽ tam giác IKR I Biết: IK = 2 KR = 3 RI = 3 K R 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài theo nội dung SGK . - Bài tập về nhà: 45, 46/SGK. - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu chương II - Làm các câu hỏi và bài tập SGK/96. Giờ sau ôn tập chương II Ngày giảng: 6A: …………… 6C: …………… Tiết 27: ôn tập chương ii I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức về góc. - Học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ góc, đường tròn, tam giác. - Bước đầu tập suy luận đơn giản. II. Chuẩn bị: Gv:- Thước thẳng, compa, thước đo góc, đèn chiếu HS :-bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 6A: .................................................... ; 6B: ...................................................... 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đọc hình để củng cố kiến thức GV: - Đưa hình lên màn hình - Gọi từng HS ttrả lời cho từng hình. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Mỗi hình GV có thể hỏi các khái niệm liên quan đến hình. Đối với tam giác: Hãy đọc tên các đỉnh, cạnh, góc của tam giác. Bài 1: Mỗi hình trong bảng sau cho ta biết những gì? 1) x ã A O y 2) m P n 3) a Q b 4/ t x O y 5) v t A u 6/ n m t P 7) A B C 8) o R Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2: Củng cố kiến thức qua việc dùng ngôn ngữ GV: Đưa ra bảng phụ, yêu cầu HS điền vào chỗ trống. HS: Lần lượt 4 HS lên bảng mỗi em điền một ý. GV: Chốt lại và sửa sai (nếu có) HS: Hoạt động nhóm giải Bài 3 GV: Giao phiếu học tập cho các nhóm thực hiện HS: Hoạt động nhóm GV: Chiếu đáp án, cho HS nhận xét chéo giữa các nhóm. Phân tích chỉ ra những lỗi sai HS mắc phải (nếu có) HĐ3: Luyện kỹ năng vẽ hình và tập suy luận. GV: Nêu yêu cầu và pọi HS lên bảng thực hiện, mỗi em 1 ý HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV sửa sai (nếu có) Bài 5: Trên một nửa mặt phẳng bờ có chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho xOy = 300, xOz = 1100. a) Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao? b) Tính góc yOz GV: Đưa đề bài lên màn hình Gọi 1 HS đọc đề bài HS: Đọc đề bài GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình GV: Em, hãy so sánh góc xOy và góc xOz từ đó suy ra tia nào nằm giữa hai tia còn lại. Bài 2: Điền vào ô trống các phát biểu sau để được một câu đúng: a) .... .bờ , của 2 nửa mặt phẳng b) ....số đo xác định. ..... 1800 c) ....a0b + b0c = a0c d) Nếu xOt = tOy = thì .... Bài 3: Đúng hay sai: a) Đ ; b) Đ; c) Đ ; d ) S e) Đ; g) S ; h) Đ ; k) Đ Bài 4: a) Vẽ hai góc phụ nhau. b) Vẽ hai góc kề nhau. c) Vẽ hai góc kề bù. c) Vẽ góc 600, góc vuông. Bài 5: Bài giải z t y 1100 300 O x a) Có xOy = 300 xOz = 1100 xOy < xOz tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz b) Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên: xOy + yOz = xOz yOz = xOz - xOy yOz = 1100 - 300 yOz = 800 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Ôn lại các bài tập. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docGA HINH HOC 6 T25 - T27 MOI 08-09.doc