I. MỤC TIÊU
- Nắm được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. Biết vận dụng định lý Pytago để chứng minh trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông của hai tam giác vuông
- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau
- Tiếp tục rèn luyện khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Giáo án, thước thẳng, êke, compa
HS : Thước thẳng, êke, compa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 41: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Soạn ngày 10 tháng 2 năm 2009
Tiết 41
các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (T2)
I. Mục tiêu
- Nắm được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. Biết vận dụng định lý Pytago để chứng minh trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông của hai tam giác vuông
- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau
- Tiếp tục rèn luyện khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Giáo án, thước thẳng, êke, compa
HS : Thước thẳng, êke, compa
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ
GV:
- Phát biểu định lí Pytago.
Cho ABC vuông tại A có AB = 3cm, BC = 5cm và A’B’C’ vuông tại B’ có B’C’ = 3cm, A’C’ = 5cm. Tính và so sánh AC với B’A’.
HS : Lên bảng thực hiện
- Phát biểu định lí
- Vì ABC vuông tại A áp dụng định lí Pyta go ta có AC2 = BC2- AB2 = 52 – 32 = 16 = 42
AC = 4cm
- A’B’C’ vuông tại B’ áp dụng định lí Pytago ta có: B’A’2 = A’C’2 – B’C’2= 52 – 32 = 16 = 42 B’A’ = 4cm.
- Vậy AC = B’A’
Hoạt động 2: 2 Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông
GV:- Yêu cầu HS đọc nội dung trong khung ở trang 135 SGK
- Yêu cầu HS vẽ hình ghi GT và KL
Yêu cầu HS làm ?2:
HS ghi GT và KL
Chứng minh :
Xét ABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có
BC2 = AB2 + AC2
Nên AB2 = BC2 - AC2 (1)
Xét DEF vuông tại D, theo định lý Pytago ta có
EF2 = DE2 + DF2
Nên DE2 = EF2 - DF2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra AB2 = DE2
Nên AB = DE
Từ đó suy ra
ABC = DEF (c. c. c)
?2: Cách 1:
AHB=AHC (Cạnh huyền- cạnh góc vuông)
Vì AHB=AHC=900
Cạnh huyền AB=AC (GT)
Cạnh góc vuông AH chung
Cách 2: ABC cân
(Tính chất của tam giác cân)
AHB=AHC (Cạnh huyền - góc nhọn)
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 66 (tr 137 SGK) A
1 2
D E
B / / C
M
HS:
ADM =AEM (Trường hợp cạnh huyền- góc nhọn)
DMB =EMC (Cạnh huyền- cạnh góc vuông)
AMB =AMC (C-C-C)
IV: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc, nắm vững các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Bài tập: 64,Tr 136+137 SGK
Tiết 42
Thực hành ngoài trời (T 1)
I. Mục tiêu :
Thông qua bài học giúp học sinh :
- Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
- Biết cách sử dụng giác kế, nắm được các bước thực hành để xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B không đo trực tiếp được.
- Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
- Giác kế, thước, mô hình thực hành (nếu có).
- Mẫu báo cáo thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ
GV:
- Phát biểu định lí Pytago, Pytago đảo
- Viết công thức tổng quát
HS : Lên bảng thực hiện
Hoạt động 2: I. Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm.
1. Nhiệm vụ.
GV:
- Đưa bảng phụ H149 lên bảng và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
2. Hướng dẫn cách làm.
- Giáo viên vừa hướng dẫn vừa vẽ hình.
- Làm như thế nào để xác định được điểm D.
1. Nhiệm vụ.
- Cho trước 2 cọc tiêu A và B (nhìn thấy cọc B và không đi được đến B). Xác định khoảng cách AB.
2. Hướng dẫn cách làm.
Học sinh nhắc lại cách vẽ.
- Đặt giác kế tại A vẽ xy AB tại A.
- Lấy điểm E trên xy.
- Xác định D sao cho AE = ED.
- Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm AD.
- Xác định C Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
- Đo độ dài CD
Hoạt động 3: II. Chuẩn bị thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời; 1 học sinh khác lên bảng vẽ hình.
Hoạt động 4: Luyện tập-Cũng cố
Cho học sinh thực hành dùng giác kế để kẻ
đường thẳng vuông góc với đường thẳng
cho trước.
IV. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm chắc các bước thực hành.
- Mỗi tổ chuẩn bị: + 4 cọc tiêu (dài 80 cm).
+ 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng).
+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m.
+ 1 thước đo chiều dài.
+ mẫu báo cáo thực hành:
Báo cáo thực hành tiết 42 - 43 hình học
Tổ:………….; Lớp: 7…..
Kết quả: AB = ; Điểm thực hành của tổ:
STT
Tên học sinh
Điểm chuẩn
bị dụng cụ (3đ)
ý thức kỉ luật
(3đ)
Kĩ năng
thực hành
(4đ)
Tổng điểm
(10đ)
File đính kèm:
- H7T23.doc