A. Mục đích yêu cầu:
Học sinh nắm được vai trò quan trọng của điện năng đối với cuộc sống.
Hiểu rõ mục đích lao động của nghệ điện dân dụng và hướng phát triển của nghề điện dân dụng.
Tăng hiểu biết của học sinh về nghề điện và tạo hứng thú học tập bộ môn nghề điện dân dụng.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu giáo trình, các tư liệu về nghề điện dân dụng.
Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
C. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Quy định về chương trình học nghề.
3. Bài mới:
79 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 7 - Trường THCS Khánh Tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết: 1, 2, 3
Bài mở đầu: Giới thiệu nghề điện
An toàn điện
Ngày soạn: . 05/92009
A. Mục đích yêu cầu:
Học sinh nắm được vai trò quan trọng của điện năng đối với cuộc sống.
Hiểu rõ mục đích lao động của nghệ điện dân dụng và hướng phát triển của nghề điện dân dụng.
Tăng hiểu biết của học sinh về nghề điện và tạo hứng thú học tập bộ môn nghề điện dân dụng.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu giáo trình, các tư liệu về nghề điện dân dụng.
Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
C. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Quy định về chương trình học nghề.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thày và trò
Nội dung
? Điện năng có thể biến đổi thành các dạng năng lượng nào?
HS: Cơ năng, nhiệt năng, quang năng.
? Điện năng có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống? Cho ví dụ minh hoạ ?
HS: Nêu 1 số vai trò
GV: Thông báo
GV: Giới thiệu với học sinh.
GV: Đàm thoại với học sinh
? Nhiệm vụ của các cơ quan này là gì ?
HS: trả lời.
GV: Thông báo
GV: Giới thiệu.
? Nêu các đối tượng của nghề điện dân dụng ?
HS: Trả lời.
GV: Nhấn mạnh các đối tượng.
? Mục đích của nghề điện dân dụng là gì?
HS: Nêu theo ý hiểu.
GV: Thông báo.
? Nêu một số dụng cụ kiểm tra, dụng cụ cơ khí và một số dụng cụ an toàn trong nghề điện ?
HS: Nêu tên một số dụng cụ.
GV: Giới thiệu.
? Việc sửa chữa đường dây, công tác bảo dưỡng thường được tiến hành ở đâu ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu
GV: Thông báo một số yêu cầu đối với nghề điện dân dụng.
? Sự phát triển của nghề điện dân dụng hiện nay diễn ra như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Nêu ra tầm quan trọng của nghề điện và sự phát triển không ngừng của nghề điện.
1. Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống
- Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng ...
- Điện năng được sản xuất tập trung và truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
- Điện năng giúp nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống.
- Nhờ có điện năng các thiết bị dân dụng mới hoạt động được.
2. Quá trình sản xuất điện năng
- Hiện nay điện năng được sản xuất chủ yếu bằng máy phát điện. Trong đó cơ năng biến đổi thành điện năng.
3. Các nghề trong ngành điện dân dụng
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện do các doanh nghiệp thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam; các cơ sở, chi nhánh điện.
Nhiệm vụ: Xây lắp, vận hành các nhà máy, hệ thống truyền tải và phân phối điện. Chế tạo vật tư thiết bị điện; các loại máy điện, khí cụ điện, dụng cụ đo lường ...
4. Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng
- Chủ yếu dùng điện năng phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất.
5. Đối tượng của nghề điện dân dụng
- Đối tượng của nghề điện dân dụng bao gồm:
+ Nguồn điện xoay chiều, một chiều, điện áp thấp dưới 380V.
+ Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ.
+ Các thiết bị gia dụng như máy bơm, máy giặt ...
+ Các khí cụ đo lượng, điều khiển, bảo vệ.
6. Mục đích của nghề điện dân dụng
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- Lắp đặt trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
7. Công cụ lao động
- Dụng cụ đo và kiểm tra: Bút thử điện, đồng hồ vạn năng, vôn kế ...
- Dụng cụ cơ khí: Kìm điện, máy khoan, mỏ hàn ...
- Các sơ đồ bản vẽ thiết kế và kết cấu của thiết bị.
- Dụng cụ an toàn: Găng cao su, ủng cách điện, quần áo, mũ bảo hộ ...
8. Môi trường hoạt động của nghề điện
- Việc lắp đặt, sửa chữa ... thường được tiến hành ngoài trời, trên cao và gần khu vực có điện nên rất dễ gây nguy hiểm.
- Công tác bảo dưỡng, hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị, sản xuất chế tạo thường tiến hành trong nhà.
9. Yêu cầu đối với nghề điện
- Tri thức: học hết THCS
- Kỹ năng: Đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị và mạng điện
- Sức khoẻ: mạnh khoẻ, không mắc các bệnh như huyết áp cao, tim, phổi ...
10. Triển vọng của nghề điện dân dụng
- Phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều thiết bị tinh xảo đ phải thường xuyên cập nhật kiến thức, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp.
Hoạt động của Thày và trò
Nội dung
? Điện giật tác động tới con người ntn?
HS: Tác động tới hệ thần kinh và hệ cơ bắp.
GV: Thông báo
? Nêu biện pháp cứu chữa khi bị điện giật?
GV: Giới thiệu với học sinh.
GV: Đàm thoại với học sinh. Treo tranh vẽ hình 1.1 giới thiệu mức độ nguy hiểm của dòng xoay chiều và dòng 1 chiều.
GV: Thông báo 2 trường hợp.
? Dòng điện đi qua những bộ phận nào của cơ thể sẽ nguy hiểm nhất ?
HS: trả lời.
? Tại sao thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng dài thì mức nguy hiểm càng tăng?
GV: Giới thiệu về điện áp an toàn.
GV: Giới thiệu.
? Hiện tượng chạm vào vật mang điện thường xảy ra trong trường hợp nào ?
HS: Trả lời.
GV: giới thiệu.
? Tai nạn do phóng điện thường xảy ra trong những trường hợp nào ?
HS: Nêu theo ý hiểu.
GV: Thông báo.
GV: Giới thiệu về điện áp bước. Lưu ý về sự chênh lệch điện áp giữa hai chân người và quy định về khoảng cách an toàn trong trường hợp này.
? Để chống chạm vào vật mang điện ta cần làm những gì ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu
? Nêu tên các vật liệu cách điện, các dụng cụ lao động thường dùng của nghề điện ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu tác dụng của từng loại.
? Nêu tác dụng của biện pháp nối đất bảo vệ và cách thực hiện ?
HS: trả lời
GV: treo tranh vẽ giới thiệu cách thực hiện và tác dụng bảo vệ.
A
O
Itd In
GV: Treo tranh vẽ giới thiệu tác dụng và cách thực hiện biện pháp nối dây trung tính bảo vệ.
I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn
1. Điện giật tác động tới con người ntn?
- Tác động tới hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hệ hô hấp, hệ tuần hoàn.
+ Giật nhẹ: Thở hổn hển, tim đập nhanh.
+ Giật nặng: Phổi rồi đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt.
- Biện pháp cứu chữa: Hô hấp nhân tạo và cấp cứu kịp thời.
2. Tác hại của hồ quang điện
- Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện: gây bỏng, gây cháy ( ngoài da, phần mềm, gân và xương ...).
3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện
a. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể:
( Bảng 1.1 - SGT )
b. Đường đi của dòng điện qua cơ thể
- Tay qua tay ( khi chạm 2 dây )
- Tay qua chân ( khi tiếp đất )
Chú ý: nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua não, tim, phổi
c. Thời gian dòng điện đi qua cơ thể:
- Thời gian càng dài, lớp da bị phá huỷ trở nên dẫn điện mạnh hơn.
4. Điện áp an toàn
- ở điều kiện bình thường với lớp da khô và sạch thì điện áp dưới 40V được coi là điện áp an toàn; ở nơi ẩm ướt có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V.
II. Nguyên nhân của các tai nạn điện
1. Chạm vào vật mang điện
- Thường xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch hoặc vô ý chạm vào vật mang điện.
- Sử dụng các dụng cụ điện có vỏ kim loại bị hư hỏng bộ phận cách điện để truyền ra vỏ.
2. Tai nạn do phóng điện
- Do vi phạm khoảng cách an toàn điện khi gần điện cao áp; tai nạn thường xảy ra do bị phóng điện qua không khí đốt cháy cơ thể hoặc bị giật ngã.
3. Do điện áp bước
- Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao ( cọc tiếp đất chống sét ... ).
- Khi dây dẫn bị đứt bị đứt rơi xuống đất cần phải cắt điện đồng thời cấm người và gia súc đến gần khu vực đó ( bán kính 20m )
III. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt
1. Chống chạm vào vật mang điện
a. Cách điện giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện.
b. Che chắn các bộ phận gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì ...
c. Đảm bảo an toàn khi gần đường điện cao áp:
- Không trèo cột điện.
-Không dựa cột điện hay đứng dưới đường dây điện.
- Không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa.
- Không thả diều, xây nhà dưới hành lang lưới điện.
2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn.
- Vật liệu cách điện: Thảm cao su, ghế gỗ khô ...
- Các dụng cụ lao động như kìm, tua vít đúng tiêu chuẩn
3. Nối đất bảo vệ và nối dây trung tính bảo vệ
a. Nối đất bảo vệ
* Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng “ chạm vỏ ”
* Thực hiện: Dây dẫn tốt, một đầu bắt chặt vào vỏ kim loại của thiết bị; đầu còn lại hàn vào cọc nối dất.
- Cọc nối đất: bằng ống thép ( đk 3-5cm ); thép góc ( 40 x 40 x 5 mm; 50 x 50 x 5 mm ... ) dài khoảng 2,5 - 3 m; đóng thẳng đứng sâu khoảng từ 0,5 đến 1 m.
* Tác dụng bảo vệ: Giả sử vỏ của thiết bị có điện, người chạm tay vào, dòng điện đi theo hai đường truyền xuống đất; vì Rn >> Rd đ In << Id và không gây nguy hiểm cho người.
b. Nối dây trung tính bảo vệ
Chỉ áp dụng cho mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp
* Cách thực hiện: Dùng một dây dẫn ( đường kính > 0,7 đường kính dây pha ) nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện.
* Tác dụng bảo vệ: Khi vỏ thiết bị có điện, dây trung tính tạo thành một mạch kín có điện trở nhỏ làm dòng điện tăng cao đột ngột đ cháy nổ cầu chì, cắt mạch điện.
4. Củng cố
? Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người ?
? Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
? Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình ?
5. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lý thuyết theo vở ghi; tìm hiểu một số biện pháp xử lý khi có tai nạn điện trong thực tế.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Duyệt, ngày .... tháng .... năm 200...
Buổi 2:
Ngày soạn: 12/09/2010
Tiết: 4 - 6
Một số biện pháp xử lý khi có tai nạn điện
Thực hành: cứu người bị tai nạn điện
A. Mục đích yêu cầu:
Học sinh nắm được tầm quan trọng của của việc xử lý khi có tai nạn điện.
Nắm vững các bước sơ cứu người bị tai nạn điện trong từng trường hợp.
Tạo hứng thú học tập bộ môn nghề điện dân dụng.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ vẽ tranh các bước sơ cứu nạn nhân.
Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
C. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày ?
3. Bài mới:
GV: Khi có người bị tai nạn phải nhanh chóng cứu chữa ngay. Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc sự tháo vát và cứu chữa đúng cách. Việc cứu người bị nạn thường tiến hành theo các bước sau:
Hoạt động của Thày và trò
Nội dung
? Đối với điện cao áp ta cần làm gì ?
HS: Trả lời.
GV: Thông báo
? Người bị nạn đứng dưới đất, tay chạm vào vật mang điện ta làm như thế nào ?
HS: trả lời
GV: Chú ý việc dùng các dụng cụ để cứu người ( dao cán gỗ khô; phải lót giẻ khô nhiều lớp ... )
GV: Đàm thoại với học sinh.
? Để giải thoát nạn nhân trong trường hợp này ta làm như thế nào ? Các dụng cụ, vật liệu cần dùng là gì ?
HS: trả lời.
GV: Thông báo.
? Ta cần chú ý những điều gì khi tiến hành cứu người bị tai nạn điện ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu.
GV: giới thiệu.
GV: Treo tranh vẽ hình 1.7 giới thiệu cho học sinh cách làm thông đường thở.
HS: Quan sát tranh vẽ, ghi tiến trình vào vở.
GV: Giới thiệu cho học sinh tư thế đặt nạn nhân ntn và của người cứu ntn để chuẩn bị tiến hành hô hấp nhân tạo.
GV: Treo tranh vẽ hình 1.8 giới thiệu cho học sinh 2 động tác.
HS: Quan sát tranh vẽ, ghi tiến trình vào vở.
GV: Treo tranh vẽ hình 1.9 giới thiệu cho học sinh phương pháp dùng tay
HS: Quan sát tranh vẽ, ghi tiến trình vào vở.
? Theo các em phương pháp này cho hiệu quả như thế nào ? Vì sao ?
HS: Trả lời.
GV: Thông báo chú ý.
GV: Treo tranh vẽ hình 1.10 + 1.11 + 1.12 giới thiệu cho học sinh phương pháp hà hơi thổi ngạt.
HS: Quan sát tranh vẽ, ghi tiến trình vào vở.
GV: Lưu ý học sinh đây là cách cho hiệu quả cao nhất.
Quy trình :
- Cấp cứu người bị tai nạn điện
Thực hiện các thao tác theo quy trình
1/ PP : Hô hấp nhân tạo ấn ngực
- Đặt nạn nhân ừăm sấp , đầu nghiêng 1 bên sao cho mũi , mồm không chạm đất
- Kéo lưỡi để nạn nhân mở họng ra
- Người cứu làm các động tác hô hấp
2/ PP : Hô hấp nhân tạo co duỗi
- - Đặt nạn nhân nằm ngửalưng kê chăn , gối
- 1 người ngồi cạnh kéo lưỡi nạn nhân để mở họng
- 1người ngồi quỳ phía đầu nạn nhân , 2 tay nắm lấy 2 tay nạn nhân , ép nhẹ 2 bên lồng ngực dồn khí ra ngoài miệng đếm 1, 2, 3 .......rồi kéo 2 tay duỗi ra vươn lên đầu nạn nhân ( mở ngực ) hút khí vào đếm 4,5,6......khoảng 12 lần / phút
3 / PP : Hà hơi thổi ngạt
*Các nhóm thực hành
I. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện
1. Đối với điện cao áp
Phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh điện để cắt điện rồi mới tiến hành sơ cứu.
2. Đối với điện hạ áp
a. Người bị nạn đứng dưới đất, tay chạm vào vật mang điện:
- Quan sát nhanh tìm dây dẫn điện đến thiết bị:
+ Cắt cầu dao, rút phích điện, cầu chì hay công tắc ở nơi gần nhất.
+ Có thể dùng dao cán gỗ khô chặt đứt dây điện.
+ Hoặc nắm vào các phần áo khô của nạn nhân hay dùng áo khô của mình lót tay nắm tóc, tay, chân kéo nạn nhân ra.
b. Người bị nạn ở trên cao để chữa điện:
- Nhanh chóng cắt điện nhưng trước đó phải cử người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất.
c. Đường dây điện bị đứt chạm vào người nạn nhân:
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre khô, gậy gỗ khô gạt dây điện khỏi người nạn nhân.
- Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng giẻ khô nhiều lớp kéo nạn nhân ra.
- Đoản mạch đường dây ( đối với dây trần ): bằng 1 dây điện trần mềm buộc vật nặng hai đầu ném vắt qua 2 dây.
Chú ý:
- Đối với điện cao áp phải chờ cắt điện.
- Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện.
- Không nắm vào người nạn nhân bằng tay không, khôngg tiếp xúc với cơ thể để trần của nạn nhân.
II. Sơ cứu nạn nhân
1. Nạn nhân vẫn tỉnh
- Phải theo dõi nạn nhân đề phòng nạn nhân bị sốc hay loạn nhịp tim
2. Nạn nhân bị ngất: Cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
a. Làm thông đường thở
- Thực hiện:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, quỳ bên cạnh nắm tay và đầu gối của nạn nhân kéo mạnh về phía mình. Gập tay nạn nhân đệm dưới má và đặt chân tạo thế ổn định.
+ Có thể lấy đờm, dãi trong miệng nạn nhân ra.
b. Hô hấp nhân tạo
Phương pháp 1: ( Chỉ một người cứu ).
- Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng một bên, miệng mũi không chạm đất. Cậy miệng, kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.
- Quỳ gối 2 bên đùi nạn nhân, đặt hai lòng bàn tay vào chỗ sương sườn cụt, ngón cái ở trên lưng.
+ Động tác 1: Đẩy hơi ra ( sgt - T 16 )
+ Động tác 2: Hút khí vào ( sgt - T 17 )
Làm đều đặn hai động tác trên theo nhịp thở.
Phương pháp 2: Dùng tay
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê lưng cho ngực ưỡn lên. Cậy miệng, kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.
- Quỳ sát đầu nạn nhân, hai tay nắm hai tay nạn nhân dang rộng để lồng ngực giãn ra, không khí tự tràn vào phổi. Sau đó gập hai tay nạn nhân, dùng sức nặng của cơ thể ép chặt hai tay lên ngực nạn nhân để đẩy không khí ra, miệng đếm 1, 2, 3.
- Làm đều đặn theo nhịp thở
* Chú ý:Phương pháp này cho hiệu quả thấp, tốn nhiều sức, không kiểm tra được đường thở, khó cung cấp lượng ôxi cần thiết cho cơ thể nạn nhân.
Phương pháp 3: Hà hơi thổi ngạt
- Thổi vào mũi ( sgt - T 17 )
- Thổi vào mồm ( sgt - T 18 )
- Xoa bóp tim ngoài lồng ngực( sgt - T18)
* Chú ý: Đây là cách làm đơn giản nhưng cho hiệu quả cao vì có thể kiểm tra được đường thở của nạn nhân.
–GV làm động tác mẫu , vừa nói . vừa thực hành
–GV làm động tác mẫu , chú ý cho HS cách kê chăn , gối
–GV làm mẫu
–GV chỉ đạo chung
4. Củng cố
? Nêu một số biện pháp giải thoát nạn nhân khi có tai nạn điện ?
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ ở tranh vẽ, trình bày các phương pháp sơ cứu người bị nạn.
5. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lý thuyết theo vở ghi.
Chuẩn bị sào tre khô, ván gỗ, giẻ khô ... để thực hành cứu người bị tai nạn điện.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Duyệt của ban giám hiệu
Ngày .... tháng .... năm 2010
Buổi 3
Ngày soạn: 18/09/2009
Tiết: 7-9
A. Mục đích yêu cầu:
Học sinh nắm vững các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt.
Nắm vững chức năng một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện.
Hiểu được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện cơ bản trong nhà.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn mạng điện cơ bản; mẫu một số loại dây dẫn; dây cáp điện.
Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
C. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu biện pháp sơ cứu nạn nhân, phương pháp “ hà hơi thổi ngạt ”.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thày và trò
Nội dung
? Khi lắp đặt hoặc sửa chữa mạng điện có thể xảy ra tai nạn do các nguyên nhân nào?
HS: Trả lời
? Nêu các biện pháp tránh tai nạn ?
HS: Trả lời.
GV: Thông báo
GV: Lưu ý khi làm việc tại các nhà máy, phân xưởng cần tuân thủ chựat chẽ các yêu cầu an toàn lao động.
? Ngoài nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân nào khác ?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu.
? Mạng điện trong gia đình là mạng 1 pha hay 3 pha ?
HS: thông thường là mạng 1 pha.
? Mạng điện sinh hoạt thường có trị số pha định mức là bao nhiêu vôn ?
HS: ...........
GV: Giới thiệu
GV: Treo tranh vẽ 1 mạng điện cơ bản
GV: Đàm thoại với học sinh.
? Nêu vai trò của mạch chính và mạch nhánh ?
HS: Nêu vai trò.
GV: Giới thiệu trên hình vẽ.
? Trong mạng điện sinh hoạt còn có thêm các thiết bị nào ?
HS: trả lời.
? Nêu cấu tạo chung của một dây dẫn điện ?
HS: trả lời.
GV: đưa ra một số mẫu dây, giới thiệu với học sinh.
GV: Giới thiệu một vài mẫu dây trần và thông báo cách chế tạo.
? Để nâng cao độ bền cho dây dẫn bằng nhôm người ta làm như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: giới thiệu.
GV: Thông báo.
GV: Cho học sinh quan sát một số loại dây cáp điện; giới thiệu với học sinh.
GV: Treo tranh vẽ bảng 3.2 ( sgt - T 38 ) giới thiệu cấu tạo, phạm vi sử dụng của một số loại cáp sau đó cho học sinh quan sát phân tích các mẫu dây.
? Vật liệu cách điện dùng để làm gì ? Nêu cụ thể một vài trường hợp ?
HS: Trả lời
GV:Thông báo các yêu cầu.
? Hãy nêu một số vật liệu cách điện thường gặp trong thực tế ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu.
I. An toàn lao động khi lắp đặt điện
1. Do điện giật
* Biện pháp tránh tai nạn:
- Cắt cầu dao điện trước khi làm việc.
- Sử dụng các dụng cụ lao động có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn.
- Dùng thảm cao su hoặc giá cách điện bằng gỗ có chân sứ.
- Sử dụng bút điện kiểm tra trước khi sửa chữa, lắp đặt.
* Yêu cầu: Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn lao động.
2. Do các nguyên nhân khác.
- Tai nạn do ngã thang: Khi làm việc trên cao.
- Các tai nạn về cơ khí ... như khi lắp đặt phải dùng đến khoan, đục ...
II. Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt
- Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị, đồ dùng điện và chiếu sáng.
- Mạng điện sinh hoạt thường có trị số pha định mức là 127V và 220V.
- Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp; các mạch nhánh rẽ từ đường dây chính, được mắc song song để có thể điều khiển độc lập và phân phối điện tới các đồ dùng điện.
- Các thiết bị, đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp định mức của mạch cung cấp.
- Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị điều khiển, đo lường, bảo vệ ...
III. Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt
* Dây cáp và dây dẫn điện
1. Dây dẫn điện
Cấu tạo: Lõi và vỏ
- Lõi dẫn điện bằng kim loại.
- Vỏ thường làm bằng cao su lưu hoá và chất cách điện tổng hợp. Nhiều loại dây còn có lớp vỏ bảo vệ cơ học.
Phân loại:
- Dựa vào lớp vỏ cách điện: Dây trần và dây vỏ bọc cách điện.
- Dựa vào vật liệu làm lõi: dây đồng, dây nhôm, dây nhôm lõi thép.
- Dựa vào số lõi: Dây một lõi, hai lõi, dây lõi một sợi, dây lõi nhiều sợi.
a. Dây trần:
Cấu tạo:
- Dây trần một sợi bằng đồng được chế tạo bằng cách cán, kéo đồng thành sợi; gọi là dây đồng cứng.
- Nhôm dẫn điện kém hơn đồng 1,6 lần những lại có khối lượng riêng nhỏ hơn 3,2 lần, giá thành rẻ nên thường sử dụng làm dây trần. Để nâng cao độ bền người ta chế tạo dây nhôm lõi thép.
b. Dây bọc cách điện
Cấu tạo:
- Lõi: bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ: bằng cao su lưu hoá hoặc chất cách điện tổng hợp. Vỏ thường phân màu để dễ sử dụng.
Dây bọc thường chế tạo thành nhiều loại khác nhau.
2. Dây cáp điện
- Là loại dây dẫn có 1, 2 hay nhiều sợi được bện chắc chắn và cách điện với nhau trong vỏ bọc chung, chịu được lực kéo lớn.
Phân loại, cấu tạo và phạm vi sử dụng một số loại cáp điện
Cáp trần: Bằng dây đồng trần mềm. Thường dùng làm cáp nối đất.
Cáp 1 sợi ( H01-N2-E ) gồm 3 phần ( lõi đồng rất mềm; giấy phan cách; vỏ lưu hoá đàn hồi tốt ). Có thể sử dụng mỗi sợi cho một pha.
Cáp nhiều sợi( U1000 RVFV ) gồm 3 phần ( lõi đồng hoặc nhôm cứng; ru băng phân cách; cách điện PR; vỏ lưới; vỏ kín PVC; vỏ 2 lá thép; vỏ PVC đen.
* Khi điện áp < 1000V và không chịu lực cơ giới trực tiếp thì dùng loại cáp không có vỏ bảo vệ cơ học. Cáp có vỏ bảo vệ dùng ở nơi có nguy cơ nổ, chịu những tác động cơ học trực tiếp, những nơi có độ dốc cao, lực kéo lớn.
3. Vật liệu cách điện
Dùng để cách li các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện hay các phần tử mang điện với nhau.
Yêu cầu: Vật liệu cách điện phải có độ bề cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
Một số vật liệu cách điện: Sứ, gỗ, bakêlit, cao su lưu hoá, ...
4. Củng cố
? Nêu một số biện pháp tránh tai nạn do điện giật ?
? Nêu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
? So sánh cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện ?
5. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lý thuyết theo vở ghi.
Chuẩn bị dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi ( mỗi loại 0,5 m ); kìm; kéo; giấy ráp ... chuẩn bị thực hành.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Ngày .... tháng .... năm 2010
Buổi 4
Ngày soạn: 24/9/2010
Tiết: 10-12
A. Mục đích yêu cầu:
Học sinh nắm vững các phương pháp nối và yêu cầu của các mối nối.
Thực hành thành thạo các mối nối nối tiếp và phân nhánh dây dẫn điện.
Rèn tính cẩn thận chính xác trong thực hành.
Tạo lập tính tự giác, trách nhiệm đối với cộng đồng và ý thức nghề nghiệp.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ các mối nối. Vật liệu thực hành.
Học sinh: Dụng cụ, vật liệu thực hành được quy định.
C. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
? Nêu sự khác nhau về cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện ?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thày và trò
Nội dung
GV: Thông báo các yêu cầu chung
GV: Treo tranh vẽ sẵn các bước thực hiện để giới thiệu chi tiết cho học sinh.
GV: Treo tranh vẽ sẵn để giới thiệu thứ tự thực hiện.
HS: Quan sát; ghi vở.
GV: Dùng tranh vẽ giới thiệu từng bước thực hiện các mối nối nối tiếp và phân nhánh dây lõi nhiều sợi.
HS: Quan sát; ghi vở.
GV: Lần lượt làm mẫu 2 mối nối dây lõi 1 sợi.
HS: Quan sát cách làm.
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành nối 2 mối nối trong 15 phút.
HS: thực hành tại chỗ.
GV: Quan sát, nắn chỉnh.
GV: Sau khi học sinh thực hành xong, thu sản phẩm của học sinh để nhận xét và chấm điểm thực hành.
GV: Lần lượt làm mẫu 2 mối nối dây lõi nhiều sợi.
HS: Quan sát cách làm.
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành nối 2 mối nối trong 15 phút.
HS: thực hành tại chỗ.
GV: Quan sát, nắn chỉnh.
GV: Sau khi học sinh thực hành xong, thu sản phẩm của học sinh để nhận xét và chấm điểm thực hành.
I. Lý thuyết
* Yêu cầu chung đối với mối nối
- Dẫn điện tốt.
- Độ bền cơ học cao.
- An toàn điện: mối nối phải cách điện tốt
- Đảm bảo về mĩ thuật.
1. Nối dây lõi một sợi
a. Nối nối tiếp
Thứ tự thực hiện: Bóc vỏ cách điện ( bóc cắt lệch hoặc bóc phân đoạn ); cạo sạch lõi ( giấy ráp ); Uấn gập lõi; vặn xoắn; xiết chặt; kiểm tra sản phẩm.
b. Nối phân nhánh: được nối từ đường trục chính ra.
Thứ tự thực hiện: Như mối nối nối tiế
File đính kèm:
- GIAO AN NGHE 8TRUNGKT.doc