I. MỤC TIÊU:
- Học sinh được củng cố và nắm chắc được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của hai tam giác
- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc – cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
- Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, .
HS : Đồ dùng học tập, ôn tập trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Soạn ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tiết 27
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố và nắm chắc được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của hai tam giác
- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc – cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
- Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ...
HS : Đồ dùng học tập, ôn tập trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy phát biểu trờng hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh ?
Làm bài tập 27 SGK
GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Phát biểu trờng hợp bằng nhau c-g-c .
Làm bài tập 27 SGK
a, Góc BAC = góc DAC
b, AM = EM
c, CA = DB
HS: Nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập
Chữa bài 26 SGK
GV: Gọi HS đọc đầu bài bài toán, sau đó GV treo bảng phụ hình vẽ, GT, KL.
Em hãy sắp xếp lại 5 câu trên một cách hợp lý để giải bài toán trên.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm theo nhóm sau đó nhận xét.
HS: Nhận xét bài làm của bạn
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Chữa bài tập 28 SGK
GV: Treo bảng phụ hình 89 SGK.
Quan sát bảng phụ, em hãy cho biết những tam giác nào bằng nhau ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV: Chuẩn hoá và đánh giá điểm.
Chữa bài 29
GV: Gọi HS đọc đề bài bài toán 29 SGK
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Chữa bài 31 SGK
GV: Treo bảng phụ hình vẽ bài tập 31
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 31 SGK
GV: Nhận xét và cho điểm.
Bài 44 SBT
GV: Cho tam giác AOB có OA = OB. Tia phân giác góc O cắt AB ở D. Chứng minh
a, DA = DB
b, OD AB
GV: Treo hình vẽ
Chữa bài 26 SGK
HS: Đọc đề bài bài tập 26
HS: Lên bảng làm bài
Sắp xếp hợp lí là:
5) AMB và EMC có:
1) MB = MC (gt)
Góc AMB = góc EMC (đđ)
MA = ME (gt)
2) Do đó AMB = EMC (c-g-c)
4) AMB = EMC góc MAB = góc MEC (hai góc tương ứng)
3) góc MAB = góc MEC AB//CE
Chữa bài tập 28 SGK
HS: Trả lời câu hỏi
DKE có góc K = 800 , góc E = 400 mà góc D + góc E + góc K = 1800
vậy góc D = 1800 – (800 + 400) = 600
suy ra xét ABC và KDE có:
AB = KD
Góc B = góc D
BC = DE
Vậy ABC = KDE
HS: Nhận xét theo nhóm
Chữa bài 29
HS: Đọc bài
HS: Lên bảng làm bài
xét ABC = ADE có
AC = AE
Góc A chung
AB = AD
Vậy ABC = ADE
HS: Nhận xét
Chữa bài 31 SGK
HS: Lên bảng làm bài
Xét AIM và BIM có:
AI = BI
Góc AIM = góc BIM = 900
Cạnh IM chung
Suy ra AIM = BIM (c-g-c)
Suy ra MA = MB (2 cạnh tương ứng)
Bài 44 SBT
HS: Lên bảng làm bài
Xét OAD và OBD có:
AO = BO
Góc AOD = góc BOD
Cạnh OD chung
Suy ra OAD = OBD (c-g-c)
Suy ra DA = DB
Góc D1 = góc D2
mặt khác Góc D1 + góc D2 = 1800
Vậy Góc D1 = góc D2 = 900 (đpcm)
Hoạt động 3 : Luyện tập - Củng cố
GV: Gọi HS làm bài tập 32 SGK
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 91
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: Lên bảng làm bài
Xét AHC và KHC có:
AH = KH
Góc AHC = góc KHC
Cạnh HC chung
Suy ra AHC = KHC (c-g-c)
Góc HCA = góc HCK
Suy ra HC là tia phân giác góc ACK
Tương tự : Xét AHB và KHB
Suy ra được BH là tia phân giác góc ABK.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và hiểu kĩ càng tính chất hai tam giác bằng nhau c-g-c.
- Làm bài tập 30, 35, 39, 47 SBT
- Đọc nghiên cứu trước bài trường hợp bằng nhau thứ 3: g-c-g
Tiết 28
trương hợp bằng nhau thứ ba của tam giác
góc-cạnh-góc(g-c-g)
I. Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố và nắm chắc được trường hợp bằng nhau góc- cạnh- góc của hai tam giác:
- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác góc – cạnh - góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
- Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Phương tiện dạy học:
GV : Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ...
HS : Đồ dùng học tập, ôn tập trờng hợp bằng nhau thứ nhất, thứ hai của tam giác.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu câu hỏi
Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất c-c-c, trường hợp bằng nhau thứ hai c-g-c, trường hợp bằng nhau thứ ba g- c-g của hai tam giác ?
Hãy minh hoạ các trường hợp bằng nhau của hai tam giác cụ thể
ABC = A’B’C’
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Nhắc lại hai trường hợp bằng nhau của tam giác.
TH1:
Nếu ABC và A’B’C’ có:
AB = A’B’
AC = A’C’
BC = B’C’
thì ABC = A’B’C’
TH2:
Nếu ABC và A’B’C’ có
AB = A’B’
Góc B = góc B’
BC = B’C’
Thì ABC = A’B’C’
HS: Lên bảng trả lời trường hợp bằng nhau thứ nhất, thứ hai và thứ ba của tam giác.
HS: Lên bảng điền kí hiệu hai tam giác bằng nhau của hai trường hợp trên.
Trường hợp 1:( c- c- c)
Trường hợp 2: (c- g- c)
Hoạt động 2: 1. Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề.
GV: Nêu bài toán
Vẽ tam giác ABC biết BC = 4cm; gócB = 600; gócC = 400
GV: Em hãy nêu cách vẽ tam giác trên ?
GV: Yêu cầu HS cả lớp vẽ tam giác trên vào vở của mình.
GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình
GV: Nhận xét cách vẽ của HS sau đó nhắc lại cách vẽ và thực hiện lại cho HS quan sát.
GV: Lưu ý HS: trong tam giác ABC, gócB và gócC là hai góc kề cạnh BC.
Để cho gọn, khi nói một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó.
GV: Trong tam giác ABC, cạnh AB kề với những góc nào ? Cạnh AC kề với những góc nào ?
HS: Nêu cách vẽ tam giác ABC trên
Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ tia Bx và Cy sao cho gócCBx = 600 và gócBCy = 400
Đỉnh A là giao điểm của Bx và Cy.
Nối các đỉnh với nhau ta được tam giác ABC cần vẽ.
HS: Trong tam giác ABC, cạnh AB kề với gócA và gócB. Cạnh AC kề với gócA và gócC.
Hoạt động 3: 2. Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm ?1, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Vẽ A’B’C’ có B’C’ = 4cm, gócB = 600, gócC = 400 .
GV: Em hãy đo và nhận xét về độ dài của AB và A’B’ ?
GV: Khi có AB = A’B’ (đo được), em có nhận xét gì về hai tam giác ABC và A’B’C’ ?
GV: Qua thực tế, ta thừa nhận tính chất sau: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
GV: Yêu cầu HS làm ?2
Tìm các tam giác bằng nhau trong các hình sau
HS: Lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ hình vào vở.
HS: 1 HS lên bảng đo và kiểm tra, HS dưới lớp đo và so sánh trên vở của mình. Rút ra nhận xét AB = A’B’.
HS: Xét ABC và A’B’C’ có :
AB = A’B’
GócB = gócB’
BC = B’C’
Suy ra ABC = A’B’C’ (c-g-c)
HS: Đọc nội dung tính chất SGK
Nếu ABC và A’B’C’ có:
gócB = gócB’
BC = B’C’
gócC = gócC’
Thì ABC = A’B’C’
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
GV: Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác ? Trường hợp góc – cạnh – góc ?
GV: Treo bảng phụ hình 98 SGK
Em hãy cho biết, trên mỗi hình 98, 99 SGK có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ?
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng làm bài tập
Hình 98:
Xét tam giác ABC và ABD có:
GócCAB = gócDAB
Cạnh AB chung
Góc ABC = gócABD
Vậy ABC = ABD.
Hình 99:
ABD = ACE (g-c-g)
ACD = ABE (g-c-g)
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và hiểu kĩ càng tính chất hai tam giác bằng nhau g- c- g.
- Học chuẩn bị phần hệ quả và các bài tập
File đính kèm:
- H7T14.doc