Mục tiêu
- Nắm vững định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi và định lý tổng các góc của tứ giác lồi.
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống đơn giản trong thực tế.
Chuẩn bị
- H/s ụn lại kiến thức về tam giỏc, tổng cỏc gúc trong của một tam giỏc
Các hoạt động dạy học
A,Ổn định tổ chức
B- Kiểm tra
? Nêu định nghĩa tam giác.
? Định lý về tổng ba góc trong một tam giác.
ĐVĐ => vào bài
C. Bài mới
112 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2009- 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày19/8/2009
Chương I: Tứ giác
Tiết 1: Tứ giác
Mục tiêu
- Nắm vững định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi và định lý tổng các góc của tứ giác lồi.
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống đơn giản trong thực tế.
Chuẩn bị
- H/s ụn lại kiến thức về tam giỏc, tổng cỏc gúc trong của một tam giỏc
Các hoạt động dạy học
A,Ổn định tổ chức
B- Kiểm tra
? Nêu định nghĩa tam giác.
? Định lý về tổng ba góc trong một tam giác.
ĐVĐ => vào bài
C. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu định nghĩa tứ giác
GV vẽ H.1(sgk - 64)
HS quan sát hình vẽ
? Mỗi hình vẽ trên gồm có mấy đoạn thẳng. Hãy kể tên các đoạn thẳng đó.
? Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.
GV giới thiệu các hình a, b, c đều được gọi là tứ giác. Còn hình d không được gọi là tứ giác.
? Tứ giác là một hình như thế nào.
- HS trả lời
- HS đọc định nghĩa (sgk - 64)
? Tại sao hình 2 không được gọi là một tứ giác.
GVđọc và giải thích định nghĩa:
Giải thích: Bốn đoạn thẳng liên tiếp AB, BC, CD và DA có điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ tư. Trong bốn đoạn thẳng của tứ giác ABCD không có bất cứ hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng.
? So sánh định nghĩa tứ giác với định nghĩa tam giác => Giống nhau ntn.
GV giới thiệu các yếu tố của tứ giác: đỉnh, cạnh, …..và cách gọi tên tứ giác.
- HS làm ?1(sgk - 64)
GV hướng dẫn HS làm ?1 => giới thiệu tứ giác lồi.
? Thế nào là tứ giác lồi.
- HS trả lời
- HS đọc nội dung định nghĩa (sgk - 65)
GV đọc định nghĩa (sgk -65)
- Giới thiệu chú ý (sgk - 65)
Hoạt động 2: Giới thiệu các yếu tố của tứ giác.
- Hs làm ?2(sgk - 65)
GV vẽ hình 3(sgk - 65)
- HS quan sát hình vẽ
- HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ (…..)
? Trong một tứ giác có mấy đường chéo.
? Các đường chéo của tứ giác có tính chất gì. => Tính chất đặc trưng của tứ giác: “ Hai đường chéo của tứ giác cắt nhau tại một điểm”.
Hoạt động 3: Giới thiệu tổng các góc của một tứ giác.
- HS làm nội dung ?3(sgk - 65).
? Nhắc đ/l về tổng ba góc của một tam giác.
? Vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý. Dựa vào định lý về tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng  + B + C + D.
Dự đoán tổng số đo: Â + B + C + D.
? Làm ntn để chứng minh được điều đó.
GV gợi ý chứng minh
- Chia tứ giác thành những tam giác sao cho
các góc của tam giác đó liên quan đến các góc của tứ giác đã cho.
- Tính tổng các góc: Â + B + C + D
? N. xét gì về tổng các góc của một tứ giác.
GV với bất kỳ một tứ giác nào ta cũng chứng minh được như vậy. Đó chính là nội dung định lý về tổng các góc của một tứ giác.
- HS đọc nội dung định lý (sgk - 65).
GV để tính tổng các góc của một tứ giác, ngũ giác…,người ta thường chia các hình đó thành những t. giác rồi tính tổng các góc.
D. Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
GV viết bài tập trắc nghiệm.
Hình vẽ câu 1:
- HS đọc nội dung bài.
- HS lên chọn đáp án đúng.
GV nhận xét, bổ xung => đáp án
Chốt: Định lý tổng các góc của một tứ giác.
GV vẽ hình bài1(66 - sgk).
HS đọc nội dung bài.
? Nêu yêu cầu của bài.
? Nêu cách làm đối với mỗi hình.
? Kiến thức vận dụng.
GV chia HS cả lớp làm ba nhóm (mỗi nhóm làm một phần)
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
Lưu ý: Chữ x trong cùng một hình có giá trị như nhau.
Chốt:
- Định lý tổng các góc của một tứ giác.
- Phương pháp tính số đo góc của tứ giác.
- HS làm tiếp bài 2(66- sgk).
? Thế nào là góc ngoài của một tứ giác.
Lưu ý: - Tại mỗi đỉnh của một tứ giác chỉ lấy một góc ngoài.
- Các góc của tứ giác gọi là góc trong của tứ giác.
1- Định nghĩa (sgk - 64)
Tứ giác ABCD
Các đỉnh: A, B, C, D
Các cạnh: AB, BC, CD, DA
?1(sgk - 64): Trong các tứ giác ở hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác?
Trả lời: Tứ giác ABCD
Tứ giác lồi
Định nghĩa: (sgk - 65)
Chú ý : Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
? 2(sgk - 65): Quan sát tứ giác ABCD rồi điền vào chỗ (…...)
a)- Hai đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và A.
- Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D
b) Đường chéo:AC và DB
c) Hai cạnh kề nhau:AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB.
Hai cạnh đối nhau: AB và DC,AD và BC.
d) Góc: Â, B, C, D
Hai góc đối nhau: Â và C, B và D
e) Điểm nằm trong tứ giác(điểm trong tứ giác): M, P
Điểm nằm ngoài tứ giác(điểm ngoài tứ giác): N, Q.
2- Tổng các góc của một tứ giác
?3(sgk - 65):
Xét tứ giác ABCD có:
 + B + C + D
= B + Â1 + C1 + D + Â2 + C2
= (B + Â1 + C1) + (D + Â2 + C2)
= 1800 + 1800 =3600
Vậy trong tứ giác ABCD có:
 + B + C + D = 3600
Định lý:
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
Luyện tập
1. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Có bao nhiêu tứ giác nhận bốn trong sáu điểm: A, B, C, D, E, F làm đỉnh:
A. 7 B. 8 C. 9 D. Một đáp số khác
Câu 2. Cho tứ giác ABCD, trong đó có góc  + B = 1400. Thì tổng C + D là:
a) C + D = 2200 b) C + D = 1600
c) C + D = 2000 d) C + D = 1500
Câu 3: Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng với các khẳng định sau.
Tứ giác ABCD có thể có:
TT
Khẳng định
Đ
S
1
Bốn góc đều nhọn.
2
Bốn góc đều tù.
3
Bốn góc đều tù
4
Hai góc vuông và hai góc tù
2. Bài tập tự luận
Bài 1 (sgk - 66): Tìm x ở mỗi hình sau
- Hình a) x = 500 - Hình b) x = 900
- Hình c) x = 1150 - Hình d) x = 750
.
Bài 2 (66 - sgk): Góc kề bù với một góc của tứ giác gọi là góc ngoài của tứ giác.
Tổng các góc ngoài của một tứ giác bằng 3600. (tại mỗi đỉnh của một tứ giác chỉ lấy một góc ngoài).
E – Hướng dẫn về nhà
Học định nghĩa, định lý tổng các góc của tứ giác.
Làm bài: 1, 2, 3(sbt – 61).
Gợi ý bài 4(sgk -66): Vẽ tam giác ABC, biết số đo hai cạnh và góc xen giữa.
Xem trước bài: Hình thang.
Ngày23..tháng…8..năm 2009
Tiết 2: Hình thang
Mục tiêu
- Nắm vững định nghĩa về hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác có là hình thang.
Chuẩn bị
: -Nội dung bài tập trắc nghiệm.
- Vẽ hình- 15, vẽ hình - 21(Sgk - 69).
Các hoạt động dạy học
A.Ổn định tổ chức
Kiểm tra
HS quan sát Hình vẽ
? Hình vẽ bên có là một tứ giác không.
? Chỉ rõ các cặp cạnh đối nhau.
? Cặp cạnh đối AB và CD có gì đặc biệt
vào bài.
C – Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu đ/n hình thang.
- HS quan sát lại hình 13(Sgk - 69).
GV nhấn mạnh: Tứ giác ABCD có hai cạnh đối là AB và CD song song với nhau. Nên ta gọi tứ giác ABCD là hình thang.
? Hình thang là gì.
- HS đọc định nghĩa(Sgk - 69).
GV giới thiệu tên gọi, các yếu tố của hình thang.
GV hướng dẫn HS vẽ hình thang:
- Vẽ AB // CD
- Vẽ các cạnh AD, BC và chiều cao AH.
- HS làm ? 1(Sgk - 69).
GV :viết nội dung ? 1(Sgk - 69).
HS trả lời phần a) . Giải thích?
=> dhnb hình thang.
? Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang. => T/ c của hình thang.
? Nếu trong một tứ giác có hai góc kề một cạnh nào đó mà bù nhau thì tứ giác đó có là hình thang không.
GV giải thích câu hỏi trên => dhnb hình thang.
HS làm tiếp ?2(Sgk - 70).
a) AD = BC, AB = CD
ABC = CDA (c.g.c)
Â1 = C1(so le trong)
AC chung
C2 = Â2 (so le trong)
b) AD//BC, AD = BC.
ABC = CDA (g.c.g)
AB = CD (gt)
Â1 = C1(so le trong)
AC chung
GV chốt lại nhận xét =>
Hoạt động 2: Giới thiệu hình thang vuông.
- HS đọc nội dung phần 2 (Sgk - 70).
? Thế nào là hình thang vuông.
- HS đọc nội dung định nghĩa (Sgk - 70).
? Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang vuông ta phải chỉ ra tứ giác đó thoả
mãn điều kiện gì.
D. Luyện tập củng cố
1- Định nghĩa(Sgk - 69)
Tứ giác ABCD là hình thang AB // CD
+ Hình thang ABCD (AB // CD).
- Cạnh đáy: AB, CD
- Cạnh bên: AD, BC
- Đường cao: AH
? 1(Sgk – 69): Cho hình 15.
a) Các tứ giác là hình thang:
Tứ giác ABCD là hình thang vì BC // AD.
Tứ giác EFGH là hình thang vì GF // HE.
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
? 2(Sgk - 70): Hình thang ABCD có đáy AB, CD.
a)Cho biết AD//BC. Chứng minh AD = BC, AB = CD
Chứng minh
a) AD = BC, AB = CD
Xét ABC và CDA có:
Â1 = C1(so le trong)
AC chung
C2 = Â2 (so le trong)
Nên ABC = CDA (c.g.c)
Suy ra: AD = BC, AB = CD(cặp cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau)
b) AD//BC, AD = BC.
Xét ABC và CDA có:
AB = CD (gt)
Â1 = C1(so le trong)
AC chung
Nên ABC = CDA (g.c.g)
Suy ra: AD = BC (cặp cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau)
C2 = Â2(cặp góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau) AD//BC (dhnb hai đường thẳng song song.)
Nhận xét(sgk - 70)
2- Hình thang vuông
Định nghĩa:(Sgk - 70)
Hình thang ABCD có AB //CD, Â = 900.
Ta gọi ABCD là hình thang vuông.
Luyện tập
1. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng với các khẳng định sau:
TT
Các khẳng định
Đ
S
1
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau là hình thang.
2
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
3
Mọi tính chất có ở hình tứ giác thì cũng có ở hình thang.
4
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
5
Hai cạnh đáy của hình thang bao giờ cũng không bằng nhau.
6
Hai cạnh bên của hình thang bao giờ cũng không song song.
7
Mọi tính chất có ở hình thang thì cũng có ở hình tứ giác.
8
Mọi tính chất có ở hình thang vuông thì cũng có ở hình thang.
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Hình thang có một cặp góc đối là: 1250 và 650. Cặp góc đối còn lại của hình thang đó là: A. 1050 và 450 B. 1050 và 650 C. 1150 và 550 D. 1150 và 650
GV viết bảng bài 6(Sgk - 70).
- HS đọc nội dung bài 6(Sgk -70).
? Đề bài cho biết những gì.
? Yêu cầu làm gì.
? Thế nào là hình thang.
? Muốn biết một tứ giác có là hình thang hay không ta làm như thế nào.
- HS lên bảng trình bày cách kiểm tra một tứ giác đã cho có là hình thang hay không.
GV nhận xét => Cách kiểm tra một tứ giác đã cho có là hình thang hay không bằng thước kẻ và ê ke.
HS làm tiếp bài 7(Sgk -71).
GV vẽ hình 21(Sgk -71)
- HS đọc nội dung bài.
? Đề bài yêu cầu làm gì.
? Đề bài cho biết những gì.
? Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD nghĩa là cho biết gì.
? Có thể => Â + B = 1800 được không.
? Với đề bài trên có thể tính được số đo góc nào trước.
- HS lần lượt lên bảng tính số đo các góc.
? Kiến thức vận dụng vào bài.
Chốt: - Tính chất của hình thang.
- Trong một hình thang biết được số đo hai góc đối nhau thì tính được số đo hai góc còn lại.
Lưu ý: Trong hình thang hai góc kề một cạnh bên thì bù nhau.
2. Bài tập tự luận
Bài 6(Sgk - 70)
Các tứ giác là hình thang:
ABCD, IKMN
Bài 7(Sgk - 71):Tìm x trên hình vẽ sau, biết hình thang ABCD (AB //CD).
Xét hình thang ABCD.
Có: AB // CD (gt)
Nên: Â + D = 1800 (T/c hình thang)
=> x + 800 = 1800
=> x = 1800 - 800
=> x = 1000
E - Hướng dẫn về nhà
Học thuộc định nghĩa, tính chất của hình thang.
Làm bài: 12, 13 (Sbt - 54).
………………………………………………………………
.Ngày23..tháng8.năm 2009
Tiết 3: Hình thang cân
Mục tiêu
- Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân để tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
Chuẩn bị
- Thước chia khoảng, thước đo góc.
-Nội dung bài tập trắc nghiệm.
Các hoạt động dạy học
A.Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
? Phát biểu định nghĩa về hình thang. Nêu rõ các khái niệm về đáy, cạnh bên, đường cao của hình thang.
? Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta phải chứng minh như thế nào.
Chữa bài 9(Sgk - 71)
GT
Tứ giác ABCD: AB = BC
AC là tia phân giác của Â
KL
ABCD là hình thang
Chứng minh
ABCD là hình thang
Vì ABC cân tại B (gt)
Nên Â1 = C1 (1)
Mà Â1 = Â2 (gt) (2)
Từ (1), (2) => Â2 = C
Do đó BC // AD (dhnb hai đường thẳng song song)
Xét tứ giác ABCD
Có BC // AD (cmt)
Suy ra tứ giác ABCD là hình thang (đ / n hình thang).
C. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Ghi bảng
Hoạt động1:Giới thiệu định nghĩa hình thang cân.
- HS quan sát hình - 23(Sgk - 72).
? Hình thang ABCD có gì đặc biệt.
GV giới thiệu hình thang ABCD là hình thang cân.
? Thế nào là hình thang cân.
- HS phát biểu.
- HS đọc định nghĩa (Sgk - 72).
- HS làm ? 2(Sgk - 72)
GV Viết nội dung ? 2(Sgk - 72).
- HS đọc nội dung bài.
? Nêu yêu cầu của bài.
? Nhắc lại định nghĩa hình thang cân.
? Muốn chứng tỏ một tứ giác là hình thang cân ta phải chứng minh điều gì.
- HS giải thích lý do khẳng định tứ giác ABCD là hình thang cân.
- T.tự với các hình còn lại.
? Tại sao tứ giác EFGH không là hình thang cân.
GV nhấn mạnh: Một tứ giác là hình thang cân tứ giác đó phải thoả mãn hai điều kiện:
- Là hình thang
- 2 góc kề một đáy bằng nhau.
- HS làm tiếp ? 2(Sgk - 72).
? Qua bài tập trên có nhận xét gì về hai góc đối của hình thang cân. =>
Hoạt động 2: Giới thiệu các tính chất của hình thang cân.
GV yêu cầu HS đo cạnh bên của các hình thang cân vừa tìm được của ? 2(Sgk - 72).
? Có nhân xét gì về độ dài hai cạnh bên của một hình thang cân.
GV qua đo đạc ta nhận thấy hai cạnh bên của một hình thang cân thì bằng nhau. Bằng lập luận ta cũng chứng minh được điều đó.
GV hướng dẫn HS chứng minh.
AD = BC
OD = OC và OA = OB
ΔODC ΔOAB
cân tại O cân tại O
D = C Â1 = B1
ABCD là hình thang cân(gt)
- HS trình bày nội dung phần chứng minh vào vở.
? Nếu AD // BC thì khi đó AD = BC hay không. Tại sao
- HS về nhà làm.
? Qua phần ch. minh trên rút ra nhận xét gì.
GV giới thiệu đ/lý về t/chất h. thang cân.
- HS đọc nội dung định lý (Sgk - 73).
- HS vẽ hình ghi GT- KL.
? Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có là hình thang cân không? Tại sao?
- HS quan sát hình 27(Sgk - 73).
- HS trả lời.
GV chốt lại =>
? Tóm lại hình thang cân có tính chất gì.
? Ngoài tính chất đó ra hình thang cân còn có tính chất nào không.
GV để trả lời câu hỏi trên, các em hãy đọc nội dung định lý 2 (Sgk - 73).
- HS đọc nội dung định lý (Sgk - 73).
- HS ghi GT- KL, vẽ hình.
? Định lý khẳng định điều gì.
? Hãy chứng minh nội dung định lý.
- HS trình bày cách chứng minh.
AC = BD
ΔABD = ΔBCD (c.g.c)
CD là cạnh chung
ADC = BCD (đ/n hình thang cân)
AD = BC (gt)
? Nhắc lại các tính chất của hình thang cân.
? Tóm lại khi cho hình thang cân ta phải hiểu đề bài cho biết những gì.
Hoạt động 3: Giới thiệu các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- HS làm ? 3(Sgk - 74).
- HS đọc nội dung ? 3(Sgk - 74)
? Đề bài cho biết những gì.
? Đề bài yêu cầu làm gì.
GV vẽ hình 29 (Sgk - 74) lên bảng.
- HS tiến hành làm các bước theo yêu cầu
của ? 3(Sgk - 74).
? Hãy dự đoán hình thang có hai đường chéo bằng nhau có là hình thang cân không.
GV giới thiệu định lý 3(Sgk - 74)
- HS đọc nội dung định lý 3(Sgk - 74).
- HS vẽ hình, ghi GT - KL
GV hướng dẫn HS chứng minh định lý => HS về làm.
? Cần những điều kiện gì để chứng minh một hình thang là hình thang cân.
GV giới thiệu dấu hiệu nhận biết hình thang cân.=>
- HS đọc nội dung dấu hiệu nhận biết hình thang cân (Sgk - 74).
D. Luyện tập củng cố
1- Định nghĩa(Sgk - 72)
Tứ giác ABCD là hình thang cân(đáy AB, CD) AB // CD và Â = B hay C = D.
Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) thì C = D và Â = B.
? 2(Sgk - 72): Cho hình vẽ
a) Các hình thang cân:
+ Xét hình a.
Có Â + C = 1800 (h.vẽ)
Suy ra AB // CD (Dhnb hai đường thẳng song song).
Do đó ABCD là hình thang có hai đáy là AB, CD. (1)
Mà Â = B (= 800) (2)
Từ (1), (2) => ABCD là hình thang cân
(đ / n hình thang).
+ Xét hình b
Tứ giác EFGH không có cặp cạnh nào song song => EFGH không là hình thang.
b) Tính các góc còn lại của mỗi hình thang cân đó.
Hình a): D = 100 Hình c): N = 700
Nhận xét: Trong hình thang cân, hai góc đối bù nhau.
2- Tính chất
Định lý 1(Sgk - 72)
GT
ABCD là hình thang cân
(AB // CD)
KL
AD = BC
Chứng minh
AD cắt BC tại O (giả sử AB < CD)
Vì ABCD là hình thang cân (gt)
Nên D = C, Â1 = B1
Ta có D = C => ΔODC cân (hai góc ở đáy bằng nhau)
Do đó OD = OC (1)
Mà Â1 = B1 => Â2 = B2
Suy ra ΔOAB cân (hai góc ở đáy bằng nhau) => OA = OB (2)
Từ (1), (2) => OD - OA = OC - OB
Vậy AD = BC (đpcm).
Chú ý: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau chưa chắc đã là hình thang cân.
Định lý 2 (Sgk - 73):
GT
ABCD là hình thang cân(AB//CD)
KL
AC = BD
Chứng minh
ΔABD và ΔBCD có:
CD là cạnh chung
ADC = BCD (đ/n hình thang cân).
AD = BC (gt)
Do đó ΔABD = ΔBCD (c.g.c)
Suy ra: AC = BD.
3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Định lý 3(Sgk - 74):
Hình thang ABCD có AC = BD
ABCD là hình thang cân
GT
Hình thang ABCD: AC = BD
KL
ABCD là hình thang cân
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Luyện tập
P1. Bài tập trắc nghiệm
Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng với các khẳng định sau.
TT
Các khẳng định
Đ
S
1
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
2
Hình thang có hai góc kề một cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
3
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
4
Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
5
Mọi tính chất có ở hình thang cân thì cũng có ở hình thang.
Chốt: Dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
GV nội dung ? 3(Sgk -74) đã giới thiệu cho chúng ta một cách vẽ hình thang cân . Ngoài cách vẽ đó ra còn có một cách vẽ khác => GV giới thiệu cách vẽ dựa vào định nghĩa hỡnh thang cõn.
- .
- HS làm tiếp bài 11(Sgk - 74)
GV Vẽ hình 30 (Sgk - 74).
- HS đọc nội dung bài tập (Sgk - 74).
? Đề bài yêu cầu làm gì.
? Tính độ dài các đoạn thẳng nào.
? Trong các đoạn thẳng cần phải tính có thể tính ngay được số đo đoạn thẳng nào.
? Làm như thế nào để tính được số đo đoạn thẳng AD.
? Có thể trả lời nhanh được số đo độ dài của đoạn thẳng BC không. T Sao.
Chốt: Định nghĩa, t. chất hình thang cân.
2. Bài tập tự luận
Cách vẽ hình thang cân: ABCD
- Vẽ đáy dưới CD-
-Vẽ gúc xDC( Thường vẽ < 900)
-Vẽ gúc DCy = gúc xDC- Trờn Dx lấy điểm A, vẽ AB // DC(BCy)
Tứ giỏc ABCD là hỡnh thang cõn
2 - Bài 11(Sgk - 74):
Hình thang ABCD cân (AB // CD).
AB = 2cm; DC = 4cm; AH = 3cm. Tính AD
Vì AD2 = AH2 + DH2
AD2 = 12 + 32
= 10
=> AD = => BC =
E - Hướng dẫn về nhà
Học thuộc định nghĩa, tính chất hình htang cân.
Làm bài: 12, 13, 14, 15, 16(Sgk - 75).
Gợi ý bài 14(Sgk - 75):
Dùng ê ke để kiểm tra tứ giác có là hình thang cân không.
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Xem trước các bài tập(sgk - 75)
Ngày……tháng…....năm2009
Tiết 4: LuyỆn tập
Mục tiêu
- Thông qua một số bài tập nhằm củng cố về định nghĩa, tính chất hình thang cân và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Rèn kỹ năng chứng minh bài toán hình, cách trình bày bài, kỹ năng vẽ hình.
Chuẩn bị
-G/v: Nội dung bài tập trắc nghiệm và cỏc bài tập đó được chuẩn bị sẵn
- H/s học và làm cỏc bài tập về nhà
Các hoạt động dạy học
A. Ổn định tổ chức
B – Kiểm tra
Xen vào bài luyện
C – Bài luyện
Hoạt động của GV – HS
Ghi bảng
Hoạtđộng 1: Chữa bài tập
GVgọi một HS lên bảng chữa bài tập
- HS đọc nội dung bài.
? Nêu yêu cầu của bài .
? Nêu cách làm bài.
- HS chữa bài .
? Kiến thức vận dụng vào bài.
? Các cách chứng minh một hình thang cân.
- HS khác nhận xét bài làm trên bảng.
GV nhận xét, bổ xung => đáp án.
Chốt:
- Cách vẽ hình thang cân.
- Định nghĩa, tính chất hình thang cân.
Hoạt động 2: Luyện tập
I- Chữa bài tập
Bài 13(Sgk - 74):
GT
Hình thang ABCD cân(AB//CD)
KL
AE = EB; EC = ED
Chứng minh
AE = EB; EC = ED.
Vì ABCD là hình thang cân(AB//CD).
Nên theo tính chất hình thang cân ta có:
AD = BC; D = C; Â = B; AC = DB
Xét ADC và BCD
Có AD = BC (cmt)
ADC = BCD (cmt)
DC chung
Suy ra: ADC = BCD(c.g.c)
Do đó D1 = C1 (cặp góc tương ứng của
Xét EDC
Có D1 = C1 (cmt)
Nên EDC cân tại E (Đ/n tam giác cân).
Suy ra: ED = EC (đpcm).
II- Luyện tập
1. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng với các khẳng định sau.
TT
Các khẳng định
Đ
S
1
Hình chữ nhật cũng là hình thang cân.
2
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
3
Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
4
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
5
Hình thang có hai góc kề một cạnh bằng nhau là hình thang cân.
6
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
7
Mọi tính chất có ở hình thang cân thì cũng có ở hình thang.
8
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
9
Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
10
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và hai góc đối bù nhau là hùng thang cân.
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Cho hình thang ABCD cân (AB // CD). Có góc  = 1200 thì:
a) B = 1200 b) D = 1200 c) B = 600 d) Ba câu trên đều sai.
- HS đọc nội dung bài 18(Sgk -)
- HS lên bảng vẽ hình ghi GT – KL.
2. Bài tập tự luận
Bài 18(Sgk - 75):
GT
Hình thang ABCD (AB //CD)
AC = BD
Bx // AC (Bx cắt DC tại E)
KL
a) BDE cân
b) ACD = BDC
c) ABCD là hình thang cân
Chứng minh
? Đề bài cho biết những gì.
? Cho hình thang ABCD (AB // CD)
có AC = BD nghĩa là cho biết những gì.
? Cho ABCD là hình thang cân => điều gì.
? Đề bài yêu cầu làm gì.
? Các cách chứng minh một tam giác cân.
?Chọn cách nào để chứng minh: BDE cân.
GV hướng dẫn: BDE cân
BD = BE
AC = BD và AC = BE
- HS dựa vào sơ đồ trên trình bày hoàn chỉnh bài chứng minh.
Lưuý:Không dùng định lý3để làm bài trên.
Chốt: Phương pháp c. minh tam giác cân.
? Nhắc lại các cách chứng minh hai tam giác bằng nhau.
? Chọn cách nào để chứng minh:
ACD = BDC
AC = BD(gt) D1 = C1 DC chung
D1 = Ê1 và C1 = Ê1
BDE cân(cmt) AC // BE
Chốt: Phương pháp chứng minh hai tam giác bằng nhau.
? Thế nào là hình thang cân.
? Các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
? Vận dụng dấu hiệu nào để chứng minh:
ABCD là hình thang cân
ADC = BCD (cmt)
AB // CD (gt)
Chốt: Cách chứng minh định lý: “ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân”.
Chốt: Trong hình thang cân biết số đo một góc. Tính được số đo các góc còn lại.
a) BDE cân
Vì Bx // AC (Bx cắt DC tại E)(gt)
AB // CE
Do đó ABCD là hình thang cân.(1)
Mà AC // BE (gt)(2)
Từ (1), (2) => AC = BE (N. xét )
Lại có AC = BD(gt)
Nên BE = BD (= AC)
Suy ra BDE cân(đpcm).
b)ACD = BDC
Vì AC và BE song song cùng cắt EC tại E, C.Tạo thành Ê1 và C1 ở vị trí đồng vị(1).
Ê1 = C1(T/c hai đ. thẳng song song).
Mà BDE cân (cmt).
=> D1 = Ê1 (T/c tam giác cân).(2)
Từ (1), (2) => D1 = C1 (= Ê1)
Xét ACD và BDC
Có AC = BD (gt)
C1 = D1 (cmt)
CD chung
Suy ra ACD = BDC (c.g.c)
Do đó ADC = BCD (Cặp góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau).
c)ABCD là hình thang cân
Hình thang ABCD có:
ADC = BCD (cmt)
AB // CD (gt)
Suy ra ABCD là hình thang cân (Định nghĩa hình thang cân).
d) Cho D = 600. Tính các góc của hình thang ABCD.
Vì ABCD là hình thang cân (cmt).
Nên D + Â = 1800 (T/c hình thang).
 = 1800 - 600
 = 1200
D – Hướng dẫn về nhà
Học kỹ : Định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Lm bài: 27, 28, 30
Gợi ý bài 30(sbt - 63
? Xác định dạng tứ giác BDEC.
BDEC là hình thang cân
DE//BC và B = C
Ngày30.tháng8..năm 2009
Tiết 5: Đường trung bình của tam giác
Mục tiêu
- Nắm được các định nghĩa và các định lý 1, định lý 2 về đường trung bình của tam giác.
- Biết vận dụng các định lý về đường trung bình của tam giác để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai dường thẳng song song.
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lý.
Chuẩn bị
Hình: H.33, H.41(Sgk – 76, 77)
Nội dung bài tập trắc nghiệm.
Các hoạt động dạy học
A-Ỏn định tổ chức
B – Kiểm tra
? Định nghĩa, tính chất của hình thang cân.
? Các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
C – Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường trung bình của tam giác.
- HS làm ? 1(Sgk - 76)
? Bằng quan sát hãy nêu dự đoán về vị trí của điểm E trên cạnh AC.
GV để có thể khẳng định được vị trí của điểm E trên AC ta chứng minh định lý sau.
- HS đọc nội dung định lý1 (Sgk - 76)
- HS ghi GT- KL và vẽ hình
? Định lý khẳng định điều gì.
? Làm như thế nào để chứng minh được:
AE = EC.
GV muốn chứng minh hai đoạn thẳng bằng
nhau ta thường chứng minh hai tam giác chứa hai doạn thẳng đó bằng nhau.
? Vậy để chứng minh AE = EC ta nên chứng minh hai tam giác nào bằng nhau.
GV ta thấy AE là cạnh của ADE
? Vậy EC phải là cạnh của tam giác nào có khả năng bằngADE.
=> tạo ra tam giác bằng ADE.
GV hướng dẫn cách vẽ thêm hình:
(vẽ EF // AB cắt BC tại E).
AE = EC
ADE =EFC (g.c.g)
 = Ê1 AD = EF D1 = F1
Lưu ý: Ngoài cách chứng minh trên ta còn có cách chứng minh khác => GV gợi ý cách chứng minh thứ 2.
- HS đọc lại nội dung định lý 1(Sgk -76).
? Tác dụng của định lý.
Quay lại hình vẽ trên
? Điểm D và E có vị tr
File đính kèm:
- Hinh hoc 8 chuong I.doc