A. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được khái niệm về đa giác đều, đa giác lồi
- Học sinh biết tính tổng số đo của một đa giác
- Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
- Biết vẽ trục đối xứng, tâm đối xứng của một đa giác đều
- Học sinh hiểu và biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2010- 2011 Tiết 26 Đa giác – đa giác đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên:Nguyễn Hữu Vinh
Ngày soạn bài: 13/11/2008
Tiết: 26
Ngày dạy:
Bài: ĐA GIáC – ĐA GIáC ĐềU
A. mục tiêu
Học sinh nắm được khái niệm về đa giác đều, đa giác lồi
Học sinh biết tính tổng số đo của một đa giác
Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
Biết vẽ trục đối xứng, tâm đối xứng của một đa giác đều
Học sinh hiểu và biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác
B. đồ dùng dạy học
Gv: Thước kẻ, bảng phụ vẽ đa giác, phấn màu.
HS: Thước kẻ, giấy nháp, xem trước bài học trong SGK.
C. các hoạt động dạy học trên lớp
1, Giới thiệu bài học: ( 5 phút)
-Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa tứ giác ABCD, định nghĩa tứ giác lồi?
- Đưa bảng phụ có hình vẽ sau hỏi hình nào là tứ giác, tứ giác lồi? Vì sao?
GV: Vậy tam giác, tứ giác được gọi chung là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài
hôm nay
2, Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15 phút
11 phút
GV: treo bảng phụ có hình 112 -> 117
Giới thiệu: Cũng tương tự như tứ giác, đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC….trong đó bất kì 2 đoạn thẳng nào có 1 điểm chung cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng. Các điểm A, B, C, D, E là đỉnh, các đoạn AB, BC, CD, DE, EA là các cạnh của đa giác đó
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài ?1 SGK
- Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự như khái niệm tứ giác lồi? Vậy thế nào đa giác lồi?
- Trong các đa giác trên, đa giác nào là đa giác lồi?
- Yêu cầu học sinh trả lời bài ?2 SGK
(Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?)
GV giới thiệu chú ý SGK
GV treo bảng phụ vẽ hình ?3 rồi cho HS điền vào chỗ trống
GV giới thiệu đa giác nhiều đỉnh (n ³ 3) được gọi là hình n-giác hay hình n-cạnh
Giáo viên đưa bảng phụ có hình 120 cho học quan sát.
Có nhận xét gì về cạnh và góc của các đa giác trên?
Giáo viên giới thiệu đây là các đa giác đều.
Vậy thế nào là đa giác đều?
GV Cho HS làm bài tập ?4 SGK
- Nhận xét số trục đối xứng và tâm đối xứng của mỗi đa giác đều trên
1. Khái niệm về đa giác
? 1
ABCDE không phải là tứ giác vì
AE và ED thẳng hàng
Định nghĩa(SGK)
? 2
Vì mỗi đa giác đó nằm trên 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng thuộc 1 cạnh của đa giác
Chú ý (SGK)
? 3
(Bảng phụ)
2, Đa giác đều
Định nghĩa(SGK)
? 4
D.Củng cố– Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của đa giác lồi (12-phút)
Bài tập4 (SGK)
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo từ 1 đỉnh
1
2
3
n-3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n-2
Tổng số đo các góc của đa giác
2.1800
3.1800
4.1800
(n-2).1800
Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
Cách tìm số đường chéo trong đa giác n cạnh:
Đa giác n cạnh thì 1 đỉnh có bao nhiêu đỉnh kề?
Đa giác n cạnh thì từ 1 đỉnh có thể vẽ được bao nhiêu đường chéo?
Đa giác n cạnh có n đỉnh nên có tất cả ba nhiêu đường chéo?
Trong khi tính thì 1 đường chéo được tính mấy lần?
Suy ra công thức tính số đo đường chéo là gì? ( )
Bài tập về nhà: 1,3 (SGK)
Ôn tập công thức tính Diện tích hcn, hvuông.
Xác nhận của chuyên môn
File đính kèm:
- H8-26.doc