Giáo án Hình học 8 năm học 2011- 2012 Tiết 10 Đối xứng trục

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- HS phát biểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1đường thẳng, nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.

-HS vẽ được điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua 1 đường thẳng. Biết chứng minh 2 điểm đối xứng đối xứng với nhau qua1đường thẳng.

- Nhận biết ra 1 số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng vào vẽ hình, gấp hình.

2. Kĩ năng: Vẽ hình, chứng minh,.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

II.Đồ dùng:

 * GV: Thước thẳng, com pa, 1 vài tấm bìa hình tam giác đều, cân, chữ A, tròn.

 * HS: Thước thẳng, com pa, 1 vài tấm bìa hình tam giác đều , cân, chữ A, tròn.

III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

IV.Tổ chức giờ học:

*Khởi động(2ph)

-Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho HS tiếp thu bài mới.

-Cách tiến hành:(GV giới thiệu như SGK)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2011- 2012 Tiết 10 Đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2010 Ngày giảng: 1/10/2010 Tiết 10: đối xứng trục I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS phát biểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1đường thẳng, nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng. -HS vẽ được điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua 1 đường thẳng. Biết chứng minh 2 điểm đối xứng đối xứng với nhau qua1đường thẳng. - Nhận biết ra 1 số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng vào vẽ hình, gấp hình. 2. Kĩ năng: Vẽ hình, chứng minh,... 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng: * GV: Thước thẳng, com pa, 1 vài tấm bìa hình tam giác đều, cân, chữ A, tròn. * HS: Thước thẳng, com pa, 1 vài tấm bìa hình tam giác đều , cân, chữ A, tròn. III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. IV.Tổ chức giờ học: *Khởi động(2ph) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho HS tiếp thu bài mới. -Cách tiến hành:(GV giới thiệu như SGK) HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng HĐ1: Hai diểm đối xứng qua 1 đường thẳng.(14ph) -Mục tiêu:HS phát biểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng. -Cách tiến hành: - yêu cầu HS thực hiện (?1) - GV lấy 1 vài bài để kiểm tra và giới hiệu 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng. ? Vậy 2 diểm như thế nào gọi là 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng? - GV chốt lại bằng định nghĩa. - GV nhấn mạnh lại định nghĩa. ? Muốn vẽ điểm đối xứng với 1 điểm qua 1 đường thẳng ta làm như thế nào? - GV khẳng định lại cách vẽ. ? Nếu lấy điểm B trên dường thẳng d hãy vẽ đểm B’ đối xứng với B qua d? - GV giới thiệu quy ước. - HĐ cá nhân - HS nêu - HS đọc định nghĩa - HS nêu cách vẽ - HS vẽ 1.Hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng *Định nghĩa SGK/84. HĐ2: Hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng.(14ph) -Mục tiêu:HS nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng . -Cách tiến hành: - yêu cầu HS làm (?2) - yêu cầu HS nhận xét - GV giới thiệu : Điểm đối xứng với mỗi điểm C thuộc AB đều thuộc. A’B’ và ngược lại . Ta nói AB và A’B’ là 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 đường thẳng.(Đường thẳng đó gọi là trục đối xứng) ? T.tự cho ABC và đường thẳng d hãy vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của ABC qua d? - GV nhận xét và giới thiệu đó là 2 tam giác đối xứng nhau qua d và chúng bằng nhau. ? Vậy 2 hình khi nào được gọi là đối xứng nhau qua 1 đường thẳng? - GV chốt lại và giới thiệu phần tổng quát SGK - GV giới thiệu độ lớn của 2 hình đối xứng nhau qua 1 trục là như nhau. - Cho HS qua sát H.54 giới thiệu đó chính là 2 hình đối xứng nhau qua d. - 1HS lên bảng, dưới lớp cùng thực hiện - HS nhận xét - 1HS lên bảng vẽ, dưới lớp cùng thực hiện vào vở - HS nêu - HS đọc SGK - HS quan sát và nghe 2.Hai hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng. *Tổng quát: SGK/85 HĐ3: Hình có trục đối xứng.(12ph) -Mục tiêu:Nhận biết ra 1 số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng vào vẽ hình, gấp hình. - yêu cầu HS thực hiện (?3) - Sau 5 phút yêu cầu HS báo cáo kq. - GV nhận xét - Giới thiệu ABC có trục đối xứng là đường thẳng AH - GV giới thiệu định nghĩa. - yêu cầu HS thực hiện (?4) (GV sử dụng mô hình trực quan để HS gấp) ? Cho HS gấp tấm bìa hình thang cân sao cho nhận xét gì về nếp gấp và 2 phần của hình thang? - GV giới thiệu định lý. - yêu cầu HS làm BT35 - HĐ nhóm trong 5 phút - HS báo cáo kết quả - HS đọc ĐN - HĐ cá nhân - HS gấp hình và nhận xét - HS đọc định lý - HĐ cá nhân 3.Hình có trục đối xứng. ?3 *Định nghĩa: SGK/86 ?4 *Định lý: SGK/87. *Tổng kết và hướng dẫn về nhà:(3ph) ? Khi nào 2 điểm được gọi là đối xứng nhau qua1đường thẳng? ? Khi nào 2 hình được gọi là đối xứng nhau qua1đường thẳng? - BTVN : 36; 37; 38 SGK/87-88. ************************************************

File đính kèm:

  • docTiet 10 -H8.doc