Giáo án Hình học 8 Tiết 1 Thể tích hình hộp chữ nhật

A. Mục tiêu :

 - Bằng hình ảnh cụ thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

 - Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.

 - Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ( hình 84, 86 ).

 - HS : Xem trước bài, dụng cụ vẽ hình.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 1 Thể tích hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31, tiết : 57 Ngày soạn : 09/4/2009 §3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT A. Mục tiêu : - Bằng hình ảnh cụ thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. - Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - Biết vận dụng công thức vào việc tính toán. B. Chuẩn bị : - GV : Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ( hình 84, 86 ). - HS : Xem trước bài, dụng cụ vẽ hình. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Trong không gian : + Khi nào hai đường thẳng song song với nhau ? + Khi nào hai mặt phẳng song song với nhau ? - Aùp dụng : Quan sát hình bên và cho biết : a/ Những cạnh nào song song với cạnh AB. b/ Mặt phẳng nào song song với mặt phẳng (AA/D/D). - Cho HS nhận xét. GV cho điểm. - Trả lời theo SGK. - Aùp dụng : a/ CD // AB, A/B/ // AB, C/D/ // AB. b/ mp(BB/C/C) // mp(AA/D/D) Hoạt động 2 : Đường hẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt mặt phẳng vuông góc. - Cho HS làm ?1 ( GV treo hình 84 ). - Có nhận xét gì về 2 đt AD và AB. - GV giới thiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. - GV giới thiệu mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng. - GV nêu phần nhận xét. - Cho HS làm ?2. - Cho HS làm ?3. - 2 HS trả lời. - Hai đt AB và AD cắt nhau. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. 1. Đường hẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt mặt phẳng vuông góc : ?1. - A/A ^ AD ( 2 cạnh kề hình chữ nhật A/ADD/). - A/A ^ AB ( 2 cạnh kề hình chữ nhật A/ABB/). * Khi đường thẳng A/A vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB của mp(ABCD) ta nói A/A vuông góc với mp(ABCD) tại A và kí hiệu : A/A ^ mp(ABCD). * Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì người ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau và kí hiệu ( chẳng hạn với trường hợp vừa xét ) : mp(A/ADD/) ^ mp(ABCD). Nhận xét : SGK. ?2. Ở hình 84 có các đường thẳng A/A, B/B, C/C, D/D vuông góc với mp(ABCD). ?3. Ở hình 84 có các mặt phẳng : mp(A/ADD/), MP(B/BCC/), MP(ABCD) vuông góc với mp(ABCD). Hoạt động 3 : Thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV treo hình 86, giới thiệu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - Vậy thể tích hình lập phương cạnh a có thể tích như thế nào ? - Cho HS đọc và tìnm hiểu ví dụ SGK. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 1 HS trả lời. 2. Thể tích của hình hộp chữ nhật. : Tổng quát : V = abc ( a, b, c là các kích thước của hình hộp chữ nhật và có cùng đơn vị độ dài ). Đặc biệt thể tích hình lập phương cạnh a là : V = a3 Ví dụ : SGK. Hoạt động 4 : Củng cố - Cho HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng. - Quan sát hình bên và cho biết : a/ Đường thẳng CD vuông góc với những mặt phẳng nào ? b/ Hai mặt phẳng (DQMA) và ( AMNB) có vuông góc không ? Vì sao ? BT11-SGK : a/ - Để tính các kích thước của hình hộp chữ nhật, trước tiên ta làm gì ? - Theo đề bài ta suy ra điều gì ? - Làm sao tính được a, b, c ? ( GV gợi ý giúp HS tính toán ) b/ Dựa vào bài tập ở ví dụ. - Yêu cầu 2 HS lên bảng. - Cho HS nhận xét. GV sửa sai cho HS. - 2 HS nhắc lại. a/ CD ^ mp(ADQM), CD ^ mp(CPNB) b/ mp(DQMA) ^ mp(AMNB), vì: QM Ỵ mp(DQMA, QM ^ mp(AMNB), BT11-SGK : a/ Gọi a, b, c là các kích thước của hình hộp chữ nhật. Theo đề bài, ta có : và abc = 480 (1) Từ : + ; + thay vào (1) ta được : Do đó : ; Vậy các cạnh của hình hộp chữ nhật lần lượt là : 6cm, 8cm, 10cm. b/ Vì hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, vậy diện tích của mỗi mặt là : 486 : 6 = 81(m2). Độ dài cạnh của hình lập phương là : Thể tích của hình lập phương là : Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà - HS nắm chắc dấu hiệu nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng. - Học thuộc công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập 12 – 16_SGK. - Tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 57.doc