Giáo án Hình học 8 - Tiết 14 đến tiết 20

A. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.

- Học sinh nhận biết được hai đoạn thẳng đỗi xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.

- Học sinh biết vẽ điểm đỗi xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng .

B. Chuẩn bị

- GV: Thước, compa, bảng phụ, phấn màu.

- HS: Giấy kẻ ô vuông, phấn màu

C. Tiến trình bài giảng

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 14 đến tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:………….. đối xứng tâm Ngày giảng:…………. Tiết: 14 A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng. - Học sinh nhận biết được hai đoạn thẳng đỗi xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng. - Học sinh biết vẽ điểm đỗi xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng .... B. Chuẩn bị - GV: Thước, compa, bảng phụ, phấn màu. - HS: Giấy kẻ ô vuông, phấn màu … C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8') 1. Vẽ A’B’ đối xứng với AB qua đường thẳng d? 2. Nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành. Vẽ hình bình hành ABCD? - 2 học sinh lên bảng trình bày lời giải. - Học sinh dưới lớp làm nháp, nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Bài mới Hoạt động 2.1: Hai điểm đối xứng qua một điểm (7’) - Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 - Giáo viên giới thiệu: A’ là điểm đối xứng với A qua O A là điểm đối xứng với A’ qua O A, A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua O - Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua O? - Nếu A trùng với O thì A’ nằm ở đâu? - Giáo viên chỉ vào hình bình hành mà học sinh vẽ (KTBC) và yêu cầu học sinh tìm những điểm đối xứng nhau qua O? - Có bao nhiêu điểm đối xứng với điểm A qua O cho trước? - Học sinh vẽ hình vào vở. - 1 học sinh lên bảng vẽ hình Ě Ě Ě A O B - Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng nhau qua O nếu O là trung điểm của AA’ - Điểm A trùng O thì A’ trùng O - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Có duy nhất một điểm đối xứng với A qua O cho trước. Hoạt động 2.2: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm (10’) - Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 (bảng phụ) - Nhận xét gì về vị trí điểm C’? - Giáo viên: Hai đoạn AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O. Khi ấy mỗi điểm thộc AB có một điểm đối xứng với nó thuộc A’B’ và ngược lại. - Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hai hình đối xứng qua O? - Giáo viên giới thiệu O là tâm đối xứng - Giáo viên treo bảng phụ hình 77.sgk và giới thiệu hai góc đối xứng, hai tam giác đối xứng …qua một điểm. - Có nhận xét gì về hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm? - Giáo viên giới thiệu hai hình H và H’ gọi là đối xứng nhau qua O. - 1 học sinh lên bảng làm. A C B B’ C’ A’ O - Học sinh nêu định nghĩa .sgk - 1 học sinh khác đọc lại định nghĩa - Học sinh tìm các đường thẳng đối xứng nhau qua O - Học sinh nêu nhận xét như sgk Hoạt động 2.3: Hình có tâm đối xứng (8’) - Thông qua hình vẽ hình bình hành ABCD (KTBC) yêu cầu học sinh tìm các cạnh đối xứng với các cạnh của hình bình hành qua O? - Giáo viên giới thiệu O là tâm đối xứng của hình bình hành và hình bình hành có tâm đối xứng - Vậy thế nào là hình có tâm đối xứng? - Giáo viên treo bảng phụ có ghi ?4.sgk - Yêu cầu học sinh trả lời. - Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời. - 1 học sinh nêu định nghĩa hình có tâm đối xứng - Học sinh tìm các chữ cái có tâm đối xứng như: I, O, N, S … - Chữ cái không có tâm đối xứng như: E, … Hoạt động 3:Củng cố (10') - Giáo viên treo bảng phụ các chữ cái M, H, I tam giác đều, hình bình hành - Hình nào có tâm đối xứng ? - Hình nào có trục đối xứng ? * Bài tập 51/94.sgk - Tìm điểm đối xứng với điểm H qua O? - Điểm H(3;2) có điểm đối xứng với nó qua gốc toạ độ O là điểm K(-3;-2) - Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Chữ H có 1 tâm đối xứng và có hai trục đối xứng - Chữ M không có tâm đối xứng nhưng có 1 trục đối xứng - Chữ I có 1 tâm đối xứng và hai trục đối xứng - Tam giác đều không có tâm đối xứng nhưng có ba trục đối xứng H 3 O K -2 -3 -1 x y Ě Ě Ě Ě Ě Ě Ě Ě Ě Ě -1 1 -2 2 1 2 Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (2') - Học kĩ lí thuyết; Làm bài tập 50; 52; 53.sgk; 92; 93.sbt Ngày soạn:………….. Luyện tập Ngày giảng:…………. Tiết: 15 A. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững khái niệm đối xứng tâm, hình có tâm đối xứng, tính chất của đoạn thẳng hai tam giác, hai góc, đối xứng nhau qua một điểm. - Rèn luyện cho HS thao tác phân tích, tổng hợp việc giải bài tập - Giáo dục cho HS tính thực tiễn qua việc vận dụng kiến thức về đối xứng tâm B. Chuẩn bị - GV: Máy chiếu, thước thẳng, com pa , bảng phụ, phấn màu - HS: Thước thẳng, compa, giấy trong, ôn lại bài “Đối xứng tâm” C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10') 1. Thế nào là hai điểm, hai đường thẳng đối xứng nhau qua điểm O? 2. Cho ABC. Vẽ A’B’C’ đối xứng với ABC qua trọng tâm G của tam giác - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi - học sinh dưới lớp làm nháp, nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Luyện tập (25’) Hoạt động 2.1:Bài 52/94.sgk - Yêu cầu học sinh đọc nội dùng đề bài và lên bảng viết giới thiệu/kl, vẽ hình - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ chứng minh. - Đề chứng minh E đối xứng với F qua B ta phải chứng minh điều gì? - Trên cơ sở đó hoàn thiện sơ đồ chứng minh. E đối xứng với F qua EB = FB B, F, E thẳng hàng BE = AC = FB EB // AC; FB // AC …… AEBC; ABFC là hbh BC = AE AB = CF ( = AD) (= DC) BC // AE AB // CF - Dựa trên sơ đồ chứng minh yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lời chứng minh. - Giáo viên chữa bài, nhận xét - Học sinh đọc đề bài, lên bảng vẽ hình ghi gt/kl. GT ABCD là hình bình hành E đối xứng D qua A F đối xứng D qua C KL E A B F C D E đối xứng F qua B CM: ABCD là hình bình hành BC // AD; AB // CD BC = AD; AB = CD BC = AE (=AD) BC // AE AEBC là hình bình hành AC // EB và AC = EB (1) Lại có: AB // CD; AB = CF (= CD) ABFC là hình bình hành AC = BF; AC // BF (2) Từ (1) và (2) E, B, F thẳng hàng EB = BF (cmt) F đối xứng với E qua B Hoạt động 2.2: Bài 54/ 94. sgk - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt/kl? - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện sơ đồ chứng minh. B và C đối xứng qua O B, O, C thẳng hàng; OB = OC +++= 1800 OB = OA = OC + = 900 AOB, AOC cân =; = Ox, Oy là trung trực AB, AC - Yêu cầu học sinh trình bày miệng, học sinh dưới lớp làm nháp sau đó giáo viên chiếu lời giải mẫu lân máy chiếu. O A B C y x - Học sinh đọc đề bài vẽ hình ghi gt/kl. GT B đối xứng A qua Ox C đối xứng A qua Oy O A B C y x KL C đối xứng b qua O - Học sinh hoàn thiện sơ đồ chứng minh - 1 học sinh khá đứng tại chỗ trình bày lời chứng minh. - Học sinh quan sát lời giải mẫu ghi vở. Hoạt động 2.3: Bài 56/94.sgk - Giáo viên chiếu lên nội dung đề bài, yêu cầu học sinh trả lời miệng - Học sinh đọc đề bài, quan sát hình vẽ suy nghĩ tìm câu trả lời. - Hình a,c có tâm đối xứng - Hình b, d không có tâm đối xứng Hoạt động 2.4: Bài 57/94.sgk - Giáo viên chiếu nội dung đề bài lên máy chiếu. - Gọi 2 học sinh lên bảng cùng làm. - Giáo viên chiếu kết quả học sinh nhận xét - Học sinh đọc nội dung đề bài. - 2 học sinh lên bảng làm. - KQ: a. Đ; b. S; c. Đ Hoạt động 3:Củng cố (8') - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bảng nhóm – Hoàn thiện bảng sau Đối xứng trục Đối xứng tâm 2 điểm đối xứng A’ A Ě Ě d A đối xứng A’ qua d ……. Ě Ě Ě A O A’ A đối xứng A’ qua O ……. 2 hình đối xứng d A’ B’ B A A B’ O B A’ Hình có trục đối xứng là: …….. Hình có tâm đối xứng là: ……….. Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (') Làm bài tập 95 – 97./70.sbt Bài tập thêm: Chứng minh tứ giác có 4 góc vuông là hình bình hành, hình thang cân. Nghiên cứu trước bài hình chữ nhật Ngày soạn:………….. Hình chữ nhật Ngày giảng:…………. Tiết: 16 A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu định nghĩa hcn, các tính chất của hình chữ nhật, dấu hiệu nhận biết tứ giác là hcn - Học sinh biết vẽ hcn, chứng minh được tứ giác là hcn. Biết vận dụng các kiến thức hình chữ nhật để giải toán. B. Chuẩn bị - GV: Đèn chiếu, giấy trong, thước kẻ, êke, phấn màu. - HS: Giấy trong, bút dạ, thước kẻ, êke C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5') 1. Nêu định nghĩa hình thang cân, hình bình hành? 2. Chứng minh tứ giác có bốn góc vuông là hình bình hành? 3. Chứng minh tứ giác có bốn góc vuông là hình thang cân? - Giáo viên nhận xét cho điểm. - 3 học sinh lên bảng làm, mỗi học sinh làm một câu. - Học sinh dưới lớp làm nháp nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: Bài mới Hoạt động 2.1:Định nghĩa (10’) - Trên cơ sở đã học ở tiểu học thì hình chữ nhật là tứ giác có đặc điểm gì? - Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Hình chữ nhật có là hình bình hành không? - Học sinh trả lời và vẽ hình vào vở. A B C D ABCD là hình chữ nhật ==== 900 - Học sinh đọc định nghĩa về hình chữ nhật và lấy ví dụ minh hoạ Hoạt động 2.2: Tính chất (8’) - Hình chữ nhật là hình bình hành, hình thang cân. Vậy hình chữ nhật có những tính chất gì? - Giáo viên chỉ vào những tính chất của hình thanh cân, hình bình hành trên bảng. - Hai đường chéo của hình chữ nhật có đặc điểm gì? - Yêu cầu học sinh đọc tính chất trong sgk và cho biết gt/kl? - Hình chữ nhật có đầy đủ các tính chất của hình bình hành, hình thang cân. - Vì hình chữ nhật là hình bình hành và hình thang cân nên hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường - 1 học sinh đọc tính chất trong sgk và cho biết gt/kl. GT ABCD là hcn; AC BD tại O KL OA = OB = OC = OD A B O D C ại O sgk và chobiết gt/hau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường Hoạt động 2.3: Dấu hiệu nhận biết (12’) - Tứ giác có 3 góc vuông có là hình chữ nhật không? vì sao? - Giáo viên treo bảng phụ có vẽ các hình vẽ sau: HTC HCN HBH - Các hình vẽ trên có thêm điều kiện gì thì thành hình chữ nhật? - Giáo viên xác nhận có 4 dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật - Bài tập: Các câu sau Đ hay S. (bảng phụ) a) Tứ giác có 2 góc vuông có phải là hình chữ nhật không? b) Hình thang có một góc vuông có phải là hình chữ nhật không? c) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau có phải là hình chữ nhật không? d) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường có phải là hình chữ nhật không. - Tứ giác có ba góc vuông có là hình chữ nhật vì …. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh thảo luận nhóm tìm câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời: - Hình thang cân có thêm một góc vuông trở thành hình chữ nhật - Hình bình hành có thêm 1 góc vuông hoặc hai đường chéo bằng nhau thì cũng trở thành hình chữ nhật. - Học sinh đọc các dấu hiệu nhận biết trong sgk. - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm Đ/S - Học sinh trả lời: a. S b. S c. S d. Đ Hoạt động 2.4: áp dụng vào tam giác vuông (8’) - Yêu cầu học sinh làm ?3; ?4. - Giáo viên chia học sinh thành 2 dãy, dãy 1 làm?3 dãy 2 làm ?4. ?4 Xét tứ giác ABCD có: MA = MB MB = MC => ABCD là hình bình hành. Xét hình bình hành ABCD có: AD = BC => ABCD là hình chữ nhật => = 900 - Giáo viên đưa nội dung định lí lên bảng phụ rồi yêu cầu học sinh đọc - Học sinh đọc nội dung ?3; ?4 thảo luận làm vào bảng nhóm ?3 a) Tứ giác ABCD là hbh vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hình bình hành ABCD có = 900 => ABCD là hcn b) ABCD là hcn => AD = BC mà AM = BC = AD c) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy. - 1 học sinh đọc định lí áp dụng cho tam giác vuông. Hoạt động 3:Củng cố (4') * Bài tập 60/99.sgk (bảng phụ) C 24 M A 7 B - Học sinh đứng tại chỗ đọc đề bài và giải nhanh bài tập. - ABC có: = 900 mà AM = BC = 25:2 = 12,5 cm Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (1') Học kĩ lí thuyết Làm bài tập 58 – 62 .sgk Ôn lại định lí Pitago. Ngày soạn:………….. Luyện tập Ngày giảng:…………. Tiết: 17 A. Mục tiêu: - Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình chữ nhật. Bổ xung tính chất đối xứng của hình chữ nhật thông qua bài tập. - Luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích đề bài, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh các bài toán thực tế. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, thước thẳng, êke, phấn màu - HS: Bảng nhóm, thước thẳng, êke, phấn màu C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8') 1. Cho hình vẽ: b a d - áp dụng chữa bài tập 58.sgk 2. Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật? - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập a 5 b 12 d 7 - Học sinh 2 trình bày phần lí thuyết. Hoạt động 2: Luyện tập (33’) Hoạt động 2.1: Bài tập 62/99.sgk - Giáo viên treo bảng phụ hình vẽ. C O A B - Giáo viên gợi ý: Đường tròn đường kính AB Tâm là trung điểm AB ( tâm O) OC = AB - Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của tam giác vuông. - Học sinh thảo luận nhóm 3’ sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi. a) Câu a đúng vì gọi trung điểm của cạnh huyền AB là O => CO là trung tuyến ứng với AB => CO = AB b) Câu b đúng vì: Có OA = OB = OC = R => CO là trung tuyến rACB mà CO = AB => rABC vuông tại C Hoạt động 2.2: Bài tập 64/99. sgk - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng thước và compa. - Nêu các phương án chứng minh tứ giác EFGH là hình chữ nhật? - Gợi ý: Có nhận xét gì về DEC? - Nhận xét gì về các góc của tứ giác EFGH? - Cách khác: Có thể dựa vào tính chất tia phân giác của tam giác cân DHI và BKC. = 900 ; = 900 - Học sinh đọc đề bài và vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên. A C B D E H F G 2 1 1 2 - Học sinh nêu phương pháp chứng minh DEC có: = = ; = = mà + = 1800 + = .1800 = 900 1 = 900 - Tương tự 1 = 1 = 900 tứ giác EFGH là hình chữ nhật Hoạt động 2.3: Bài tập 65/ 99. sgk - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình: Vẽ hai đường chéo vuông góc của tứ giác trước. - Yêu cầu học sinh nêu dự đoán? - Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ chứng minh. EFGH là hình chữ nhật EFGH là hình bình hành; = 900 EF//HG; EF = HG FE EH FE; GH là ĐTB của FE//AC; EH//BD ABC; ADC BD AC ……….. ………… - 1 học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt/kl. GT Tứ giác ABCD có KL Tứ giác ABCD là hình gì? A C D G H E B F - Học sinh trình bày chứng minh rABC có AE = EB, BF = FC (gt) => EF là đường trung bình của rABC => EF//AC; EF = AC Tương tự: GH//AC; GH = AC => EFGH là hình bình hành Vì EF//AC; BD AC => EF BD mà BD // EH => EF EH => = 900 => hình bình hành EFGH là hình chữ nhật. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (2') - Yêu cầu học sinh nhắc lại các tính chất cơ bản của hình chữ nhật. Các phương pháp chứng minh tứ giác là hình chữ nhật? - Ôn lại định nghĩa đường tròn. - Làm bài 114; 116; 117. sbt - Đọc trước bài: “Đường thẳng song song với đường thẳng cho trước” Ngày soạn:………….. đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước Ngày giảng:…………. Tiết: 18 A. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước một khoảng cách cho trước. - Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách CM một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. B. Chuẩn bị - GV: Đèn chiếu, thước kẻ, compa, eke - HS: Bảng nhóm, bút dạ C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong giờ dạy Hoạt động 2: Bài mới Hoạt động 2.1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a b h A B K H - Yêu cầu học sinh nghiên cứu ?1.(bảng phụ) - Cho a//b. Tính BK theo h? Có AH b và AH = h A cách b một khoảng bằng h. Vậy BK b và BK = h - Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng a có chung đặc điểm gì? - Mọi điểm thuộc b cách a một khoảng như thế nào? - Giáo viên chốt lại h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. - 1 học sinh đọc ?1, vẽ hình vào vở, sau đó 1 em trả lời. - Có AH // BK (cùng b) AB // HK (gt) ABKH là hình bình hành BK = AH = h - 1 học sinh trả lời: Cho a//b khi ấy mọi điểm thuộc a đều cách b một khoảng bằng h mọi điểm thuộc b đều cách a một khoảng bằng h - 1 học sinh đọc định nghĩa trong sgk Hoạt động 2.2: Tính chất các điểm cách đều một điểm cho trước (13’) - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ?2 - Giáo viên gợi ý: M a M’ a’ AM // b (tương tự) Am // HK AMHK là hình bình hành - Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - Qua ?2 rút ra kết luận gì về các điểm cách đường thẳng b 1 khoảng bằng h? - Yêu cầu học sinh làm?3 - Giáo viên treo bảng phụ có sẵn hình vẽ. C H2 H A B H3 H1 A1 A3 A2 - Giáo viên gợi ý chỉ ra các yếu tố không thay đổi (cố định) trên hình vẽ và những yếu tố thay đổi trên hình. - Các điểm A nằn trên dường thẳng nào? - ?2 học sinh thảo luận nhóm, trao đổi tìm cách làm, sau đó đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - Nhóm 1 chứng minh M a a' a A’ h h A M K K’ H’ M’ b h h Có: AH b; MK b AH // MK AH = MK = h AHMK là hình bình hành AM // HK AM // b. Mà A a; a//b AM //b M a - Nhóm 2: chứng minh M’ a’ ( Tương tự) - Học sinh đọc tính chất trong sgk - Học sinh đọc ?3, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. BC cố định; AH = 2cm A di chuyển nhưng luôn cách BC một khoảng bằng 2cm A nằm trên đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng không đổi bằng 2cm. - 2 học sinh lần lượt đọc nhận xét trong sgk Hoạt động 2.3: Đường thẳng song song cách đều ( 10’) - Hình 96.sgk (bảng phụ) - Nhìn vào hình vẽ cho biết điều gì? - Yêu cầu học sinh làm?4 - Từ bài toán trên rút ra nhận xét gì về các đường thẳng song song cách đều? - Học sinh quan sát hình vẽ trên bảng phụ - a//b//c//d và AB = BC = CD - Học sinh nghiên cứu và làm ?4, sau đó trình bày miệng. a. Nếu AB = BC = CD thì EF = FG = GH b. EF = FG = GH thì AB = BC = CD - 1 học sinh đọc định lí sgk Hoạt động 3:Củng cố (10') * Bài tập 69/103.sgk - Yêu cầu học sinh làm bài tập. Giáo viên củng cố 4 tập hợp điểm đã học (bảng phụ) - Học sinh đọc bài tập - 1 học sinh đọc vế thứ nhất, học sinh 2 đọc câu nối với vế thứ nhất để được một câu đúng Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (2') Hướng dẫn bài tập 68.sgk Làm bài tập 67 - 70.sgk Ngày soạn:………….. Luyện tập Ngày giảng:…………. Tiết:19 A. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố vững chắc khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, nhận biết các đường thẳng song song và cách đều. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, vận dụng lí thuyết, tư duy lô gíc. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, phấn màu, thước, compa - HS: Thước, compa, bảng nhóm … C. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8') 1. Phát biểu định lí về đường thẳng song song cách đều? vẽ hình ghi gt/kl 2. Chữa bài tập 67.sgk - 2 học sinh lên bảng trả lời và làm bài tập. - Học sinh dưới lớp làm nháp,nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Luyện tập (36’) Hoạt động 2.1: Bài tập 68/102.sgk - Giáo viên vẽ hình, yêu cầu học sinh đọc đề bài và cho biết cách làm? - Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.A H B’ K’ B K C 2 1 - Hs lên bảng chữa bài. - Xét AHB và CKB có = = 900 AB = BC(gt); = ( đối đỉnh) AHB =CKB (ch-gn) CK = AH = 2cm Mặt khác: d cố định, A cố định và A luôn các d một khoảng bằng 2cm. Do đó khi B di chuyển trên d thì C di chuyển trên đường thẳng song song với d và cách d một khoảng bằng 2cm. Hoạt động 2.2: Bài tập 70.sgk - Gv hướng dẫn học sinh vẽ hình và ghi gt/kl? GT xy = 900; B Ox; A Oy; CA = CB; B di chuyển trên Ox KL C chạy trên đường nào? A E O L B y C x - Học sinh vẽ hình - Học sinh thảo luận nhóm tìm lời giải và trình bày bảng nhóm. - Nếu B trùng O thì C trùng E là trung điểm của AC - Nếu B không trùng O thì CE luôn là đường trung bình của ABO CE // Ox với mọi điểm B trên Ox - Vậy khi B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển tên đường thẳng song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng 1cm. K A B C M E H D O Hoạt động 2.3: Bài tập 71 .sgk - Giáo viên gợi ý học sinh vận dụng cách làm trên để tìm đường lối chứng minh a. A, O, M thẳng hàng. O là trung điểm của AM O là giao điểm hai đường chéo hình bình hành ADME ADME là hình chữ nhật = = = 900 b. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm cách làm - Học sinh vẽ hình nghiên cứu bài toán, phân tích tìm đường lối chứng minh - 1 học sinh trình bày phần chứng minh câu a. - Có: = = = 900 ADME là hình chữ nhật O là giao điểm hai đường chéo AM và DE. Mà O là trung điểm DE O là trung điểm AM A, O, M thẳng hàng. b. Kẻ AH BC; OK BC Do ABO cố định AH cố định AMH có: OK là đường trung bình vì …. OK = AH không đổi Và O chạy trên đường trung bình của ABC - Nếu M trùng C O là trung điểm AC - Nếu M trùng B O trùng P (P là trung điểm AB) Hoạt động 3:Củng cố - HDVN (1’) Học kĩ lí thuyết và xem lại các bài tập đã chữa Làm bài tập 126; 131; 130.sbt Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2') - Nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình bình hành? - 1 học sinh lên bảng nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành - Học sinh dưới lớp nghe, nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Bài mới Hoạt động 2.1: Định nghĩa (6’) - Giáo viên đặt vấn đề: “Tứ giác có bốn góc bằng nhau gọi là hình chữ nhật vậy tứ giác có bốn cạnh bằng nhau gọi là hình thoi A B C D - Giáo viên hường dẫn học sinh vẽ hình thoi bằng compa - Tứ giác ABCD là hình thoi khi nào? - Yêu cầu học sinh làm?1.sgk - Giáo viên nhấn mạnh hình thoi là một hình bình hành đặc biệt - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu - Học sinh vẽ hình vào vở theo sự hướng dẫn của giáo viên - Tứ giác ABCD là hình thoi AB = BC = CD = DA - Học sinh làm ?1 và đứng tại chỗ trình bày lời giải - Tứ giác ABCD là hình thoi và cùng là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. Hoạt động 2.2: Tính chất (15’) - Căn cứ vào nhận xét ở trên cho biết hình thoi có những tính chất gì? - Hai đường chéo hình thoi còn có tính chất gì khác so với hai đường chéo của hình bình hành không? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung định lí. A B C D O 1 1 2 - Yêu cầu học sinh nêu gt/kl của định lí. 1 2 1 2 2 - Yêu cầu học sinh chứng minh định lí - Yêu cầu học sinh nhắc lại định lí - Hình thoi có tâm đối xứng, trục đối xứng không vì sao? - Hình thoi có đầy đủ các tính chất của một hình bình hành. - Học sinh nêu dự đoán AC BD và đồng thời là phân giác các góc trong hình thoi - 1hs nêu gt/kl GT ABCD là hình thoi AC BD tại O KL AC DB; = ; = ; = ; = - 1 học sinh trình bày miệng phần chứng minh - ABC cân vì AB = BC OA = OC ( tính chất hình bình hành) BO là trung tuyến của ABC cân BO đồng thời là phân giác, đường cao AD AC; = - Chứng minh tương tự ta có các kết quả: = ; = ; = - 1 học sinh nhắc lại nội dung định lí - Hình thòi là hình bình hành nên hình thoi cũng có tâm đối xứng là gia điểm hai đường chéo, trục đối xứng là AC và BD Hoạt động 2.3: Dấu hiệu nhận biết hình thoi (8’) - Hình bình hành có thêm điều kiện gì trở thành hình thoi? - Yêu cầu học sinh CM dấu hiệu 2; 3 D B C A O - Yêu cầu học sinh làm ?3 - Gọi 1 học sinh chứng minh ABCD là hình bình hành - Yêu cầu học sinh nêu cách chứng minh khác? - Học sinh thảo luận nhóm tìm dấu hiệu nhận biết hình thoi - Học sinh làm ?3. nêu gt/kl GT ABCD là hình bình hành; AC BD KL DABC là hình thoi 1 học sinh nêu phương pháp chứng minh AOB = COB (c.g.c) AB = AC. Mà AB = DC; BC = AD (tính chất hình bình hành) ABCD là hình thoi Hoạt động 3:Củng cố - Luyện tập (12') - Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình bài tập 73.sgk - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và cho biết tại đó là các hình thoi? * Bài tập 76.sgk - Giáo viên treo bảng phụ có ghi đề bài và hình vẽ. D A E B F C H G - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trình bày bảng nhóm - Học sinh quan sát hình vẽ và lần lượt trả lời câu hỏi. - Hình a. ABCD là hình thoi vì theo định nghĩa - Hình b. EFGH là hình thoi vì EFGH là hình bình hành và có EG là phân giác của - Hình c; e là hình thoi vì …. - Hình d không là hình thoi vì … - Học sinh hoạt động nhóm ghi lời chứng minh ra bảng nhóm - Cách 1: Chứng minh EFGH là hình bình hành và EH = EF = AC = BD - Cách 2: Chứng minh các cặp tam giác bằng nhau: AEH = BEF EF = EH BEF = CGF EF = FG CGF = DGH GF = GH HE = FE = FG = EFGH là hình thoi Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (2') Ôn tập lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi Làm bài tập 74; 76; 78. sgk

File đính kèm:

  • docHinh 8 Tiet 1420.doc