Giáo án Hình học 8 Tiết 14 Đối xứng tâm

A. Mục tiêu :

 - HS hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng qua 1 điểm. Nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng qua 1 điểm. Nhận biết hình bình hành là hình có tâm đối xứng.

 - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.

 - Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Bảng phụ ( vẽ các hình 77, 80, 83 ), thước thẳng.

 - HS : Thước thẳng, xem trước bài 8.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 14 Đối xứng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07, tiết : 14 Ngày soạn : ________ §8. ĐỐI XỨNG TÂM A. Mục tiêu : - HS hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng qua 1 điểm. Nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng qua 1 điểm. Nhận biết hình bình hành là hình có tâm đối xứng. - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm. - Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế. B. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ ( vẽ các hình 77, 80, 83 ), thước thẳng. - HS : Thước thẳng, xem trước bài 8. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Hai điểm đối xứng qua một dđường thẳng - Cho HS làm ?1 - Yêu cầu cả lớp thực hiện, 1 HS lên bảng. - GV giới thiệu hai điểm đối xứng qua một điểm. - Vậy hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một điểm khi nào ? - GV giới thiệu quy ước. ?1 - Cả lớp thực hiện, 1 HS lên bảng. - HS trả lời. §8. ĐỐI XỨNG TÂM 1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng : ?1 Định nghĩa : Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó. Quy ước : Điểm đối xứng với điểm O qua O cũng là điểm O. Hoạt động 2 : Hai hình đối xứng qua một điểm - Cho HS làm ?2 - Yêu cầu cả lớp thực hiện, 1 HS lên bảng. - Hai đoạn thẳng AB và A/B/ như trên gọi là đối xứng nhau qua điểm O. Vậy hai hình gọi là đối xứng nhau qua một điểm khi nào ? - GV đưa bảng phụ hình 77, giới thiệu hai tam giác đối xứng qua một điểm. - Có nhận xét gì về hai đoạn thẳng( góc, tam giác )đối xứng nhau qua một điểm. ?2 - Cả lớp thực hiện, 1 HS lên bảng. - HS trả lời. - Chúng bằng nhau. 2. Hai hình đối xứng qua một điểm : ?2 Kiểm nghiệm : C/ Ỵ A/B/ Định nghĩa : Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó. Người ta chứng minh được rằng : Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. Hoạt động 3 : Hình có tâm đối xứng ?3 - Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời. - Ta nói O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD. - Vậy 1 điểm được gọi là tâm đối xứng của một hình khi nào ? - GV giới thiệu định lí SGK. - Cho HS làm ?4 - Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. - Lưu ý : Khi quay các hình, các chữ có tâm đối xứng quanh tâm đối xứng một góc 1800 thì chúng trở lại vị trí ban đầu. ?3 - 1 HS đứng tại chỗ trả lời. - HS trả lời. ?4 - 1 HS trả lời. 3. Hình có tâm đối xứng : ?3 - AB và CD đối xứng nahu qua tâm O. - CB và AD đối xứng nhau qua tâm O. Vậy hình đối xứng với mỗi cạnh của hình bình hành ABCD qua O cũng là hình bình hành ABCD. Định nghĩa : Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua O cũng thuộc hình H. Trong trường hợp này, ta nói H có tâm đối xứng. Định lí : Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó. ?4. Chữ cái ( kiểu chữ in hoa ) có tâm đối xứng là : H, X, Z. Hoạt động 4 : Cũng cố - Yêu cầu HS lần lược nhắc lại các định nghĩa định lí vừa học. - Hai hình H và H/ / ( hình 78 ) nếu quay H/ / quanh tâm O một góc 1800 sẽ xảy ra điều gì ? - Có nhận xét gì về cấu trúc của bài đối xứng tâm và đối xứng trục. - Hãy tìm điểm đối xứng với H qua gốc toạ độ O và cho biết toạ độ của điểm đó. - HS lần lượt phát biểu. - H/ / trùng với H/ . - Có cấu trúc tương tự nhau. - Điểm đối xứng với H(2; 3) qua gốc toạ độ O là điểm K ( -2; 3 ) Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà HS học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài. Làm các bài tập 50, 51, 52, 53 SGK Tiết sau giải bài tập Ngày … tháng … năm 200.. Tổ trưởng Trương Thị Dung

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc