I. Mục Tiêu:
1/Kiến thức:
Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, tính chất của các điểm nằm trên đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
2/Kĩ năng:
Vẽ một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Bước đầu biết cách chứng minh một điểm nằm trên một đường thẳng cho trước.
3/Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác.
II. Chuẩn Bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các định nghĩa tính chất, nhận xét.
2. HS: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ê ke, phấn màu.
III. Phương pháp:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 16: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho truớc - Trường THCS ĐăK’Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
08
Ngày soạn :
06/10/2013
Tiết :
16
Ngày dạy :
09/10/2013
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRUỚC
I. Mục Tiêu:
1/Kiến thức:
Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, tính chất của các điểm nằm trên đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
2/Kĩ năng:
Vẽ một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Bước đầu biết cách chứng minh một điểm nằm trên một đường thẳng cho trước.
3/Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận ,chính xác.
II. Chuẩn Bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các định nghĩa tính chất, nhận xét.
2. HS: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ê ke, phấn màu.
III. Phương pháp:
Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm
IV/Tiến trình
1. Ổn định lớp.(1p)
Kiểm tra sĩ số: 8a 1………………………..8a2……………………………
2/Bài cũ
3/Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song (10p)
Yêu cầu HS làm ? 1
Gợi ý: ABKH là hình gì?
Rút ra nhận xét:
Thế nào là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song?
Hs làm ? 1
ABKH là hình bình hành có 1 góc vuông nên
ABKH là hình chữ nhật nên BK = AH = h
Học sinh đọc định nghĩa
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
Định nghĩa: khoảng cách giữa hai đường thẳng là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia.
Hoạt động 2: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. (13p)
Hs hăy làm ?2.
Giáo viên vẽ hình 94 lên bảng phụ.
Chứng minh MÎa; M’Î a’
Sau khi HS chứng minh .
Vậy các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h thì nằm ở đâu?
?3 : giáo viên đưa hình 95 lên màn hình và hỏi:
Các đỉnh A có tính chất gì?
Vậy đỉnh A nằm trên đường nào?
GV nêu nhận xét.
Học sinh vẽ hình vàovở.
- Tứ giác AMKH là hình chữ nhật vì có: AH//KM(cùng vuông góc với b), AH = KM (=h)
Nên AMKH là hbh.
Lại có = 900. Þ AMKH là hình chữ nhật.
ÞAM // b ÞMÎ a (tiên đề Ơclit).
Các đỉnh A có tính chất cách đều đường thẳng BC cố định một khoảng không đổi bằng 2cm.
Các đỉnh A nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2cm.
2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
Tính chất: Các điểm cách đường thẳng b một khoảng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h.
Nhận xét:
Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h.
4/Củng cố (20p)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 68 SGK dưới sự gợi ý:
Đường thẳng nào cố dịnh, điểm nào cố định, điểm nào di động?
Mặc dù C di động nhưng nó có tính chất ǵ không đổi? Hăy chứng minh.
Vậy C di chuyển trên đường thẳng nào?
HS: Đường thẳng d cố định, điểm A cố định, điểm B di động.
C di động nhưng luôn cách đường thẳng d một khoảng bằng 2 cm.
Đường thẳng song song với d và cách d một khoảng 2cm.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 69 SGK
HS: 1 – 7; 2 – 5 ; 3 – 8 ; 4 – 6
5/ Hướng dẫn học ở nhà (1p)
Làm bài tại SBT trang: 126, 128, SGK bài 67, 71, 72 trang 103.
6/Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- hinhhoc8t16.doc