A. Mục tiêu :
- Củng cố định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
- Rèn luyện kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng.
- HS : Thước thẳng, các bài tập GV dặn ở tiết trước.
C. Tiến trình dạy học :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 21 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11, tiết : 21
Ngày soạn : __________
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu :
- Củng cố định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
- Rèn luyện kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng.
- HS : Thước thẳng, các bài tập GV dặn ở tiết trước.
C. Tiến trình dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- HS1 :
+ Nêu định nghĩa, tính chất của hình thoi.
+ Aùp dụng : Giải bài tập 74-SGK.
- HS2 :
+ Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi.
+ Aùp dụng : Ở hình bên, biết toạ độ các điểm A, B, C, D như hình vẽ. Tứ giác ABCD là hình gì ? Vì sao ?
- GV cho HS nhận xét.
- HS 1 :
+ Nêu định nghĩa, tính chất của hình thoi theo SGK.
+ Aùp dụng : Vì hai đường chéo của hình thoi bằng 8cm và 10cm nên canh của hình thoi là :
- HS2 :
+ Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi theo SGK.
+ Aùp dụng : Tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là h.b.h. Hình bình hành ABCD có hai đường chéo vuông góc nhau nên ABCD là hình thoi.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 75-SGK :
- Muốn chứng minh EFGH là hình thoi ta dựa vào dấu hiệu nào ?
- 1 HS lên bảng.
Bài tập 76-SGK :
- Yêu cầu HS đọc đề bài, vẽ hình.
- Muốn chứng minh EFGH là h.c.n, ta làm gì ?
- Em nào có thể chứng minh được điều đó ?
- Cho HS nhận xét.
Bài tập 77-SGK :
- Muốn chứng minh O là tâm đối xứng của hình thoi ABCD ta vận dụng kiến thức nào ?
- Muốn chứng minh AC, BD, là trục đối xứng của hình thoi ABCD ta là gì ?
- Cho 1 HS lên bảng.
- Cho HS nhận xét.
Bài tập 75-SGK :
- Ta dựa vào dấu hiệu: tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
- Ta có : 4 tam giác vuông AHE, BFE, CFE, DHG bằng nhau ( hai cạnh góc vuông ).
Suy ra : HE = EF = FG = GH. Vậy EFGH là hình thoi.
Bài tập 76-SGK :
GT
A, B, C, D lần lượt là trung điểm 4 cạnh của hình thoi ABCD
KL
EFGH là hình chữ nhật.
- Ta chứng minh EFGH là h.b.h có 1 góc vuông.
- Ta có : EF là đường trung bình của DABD Þ EF//BD
GH là đường trung bình của DCBD Þ GH//BD
Suy ra : EF//GH
Tương tự : EH//FG. Do đó : EFGH là hình bình hành
Vì EF//BD và AC^BD(gt) nên AC^EF
EH//AC và EF^AC nên EF^EH
Hình bình hành EFGH có H = 900 nên là hình thoi.
Bài tập 77-SGK :
GT
ABCD là hình thoi, ACÇBD=O
KL
a/ O là tâm đối xứng của hình thoi ABCD.
b/ AC, BD, là trục đối xứng của hình thoi ABCD
- Ta vận dụng kiến thức : Giao điểm hai đường chéo của h.b.h là tâm đối xứng của h.b.h đó.
- Ta chứng minh : B đối xứng với D qua AC, A đối xứng với C qua AC.
a/ Vì h.b.h nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng. Hình thoi cũng là h.b.h nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
b/ Ta có: AC là đường trung trực của BD nên B đối xứng với D qua AC. A và C cũng đối xứng với nó qua AC.
Do đó: AC là trục đối xứng của hình thoi ABCD.
Tương tự : BD là trục đối xứng của hình thoi ABCD.
Hoạt động 3 : Kiểm tra 15/
A. Đề :
Câu 1(5đ) : Điền dấu “x” vào chỗ trống cho câu trả lời đúng.
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang.
2
Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
3
Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình bình hành.
4
Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
5
Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
6
Tứ giác có hai góc vuông là hình chữ nhật.
7
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
8
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
9
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi.
10
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Câu 2(5đ) : Ở hình bên, biết tứ giác ABCD là hình thoi, AC = 6cm, BD = 10cm.
Tính các cạnh của hình thoi ABCD.
B. Đáp án :
Câu 1(5đ) : 1.đ 2.s 3.s 4.đ 5.đ
6.s 7.đ 8.đ 9.s 10.đ
Câu 2 (5đ) : AB = BC = CD = DA = 10cm.
C. Nhận xét ưu, khuyết điểm :
______________________________________________________________________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
D. Tỉ lệ trên trung bình : _____________
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
HS xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập còn lại.
Xem trước bài 12.
File đính kèm:
- Tiet 21.doc