Giáo án Hình học 8 Tiết 23 Luyện tập

A. Mục tiêu :

- Củng cố các kiến thức: định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình vuông.

 - Rèn kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình vuông.

 - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Thước thẳng, giáo án.

 - HS : Thước thẳng, làm các bài tập GV dặn ở tiết trước.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 23 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12, tiết : 23 Ngày soạn : __________ LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : - Củng cố các kiến thức: định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. - Rèn kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình vuông. - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế. B. Chuẩn bị : - GV : Thước thẳng, giáo án. - HS : Thước thẳng, làm các bài tập GV dặn ở tiết trước. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông. - Aùp dụng : Ở hình bên biết ABCD là hình vuông. Chứng minh rằng tứ giác EFGH là hình vuông. - Cho HS nhận xét. - Nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông theo SGK. - Aùp dụng : Vì ABCD là hình vuông nên DAEH = DBFE = DCGF =D DHG (c.g.c) Þ EF = FG = GH = HE (1) Ta có : Ê1 + Ê2 + Ê3 = 1800 Mà H1 + Ê1 = 900 (DAEH vuông tại A ) và Ê3 = H1 (DAEH = DBFE). Do đó : Ê2 = 1800 – (Ê1 + H1) = 1800 – 900 = 900 (2) Từ (1) và (2) suy ra : EFGH là hình vuông. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài tập 84-SGK : - Cho HS đọc đề bài, vẽhình. - AEDF là hình gì ? Vì sao ? - Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình thoi ? - Nếu DABC vuông tại A thì AEDF là hình gì ? Vì sao ? - Nếu DABC vuông tại A và điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình vuông ? - Cho 1 HS trình bày lời giải. Bài tập 85-SGK : a/ - Theo kí hiệu trên hình vẽ ADFE là hình gì ? Vì sao ? - Hình bình hành ADFE có gì đặc biệt ? - Hình chữ nhật ADFE có gì đặc biệt ? - Cho 1 HS trình bày lời giải. b/ - EMFN có phải là hình bình hành không ? Vì sao ? - Hình bình hành EMFN có gì đặc biệt ? - Hình chữ nhật EMFN có gì đặc biệt ? - Yêu cầu 1 HS lên trình bày lời giải. Bài tập 84-SGK : - AEDF là hình bình hành, vì có các cạnh đối song song ( AE//DF, AF//DE). - Khi D là giao điểm của tia phân giác  với cạnh BC thì AEDF là hình thoi. - Nếu DABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật, vì AEDF là hình bình hành có 1 góc vuông. - Nếu DABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác  với cạnh BC thì AEDF là hình vuông. Bài tập 85-SGK : GT Hình chữ nhật ABCD, AB=2AD, EA=EB (EỴAB), FD=FC(FỴDC), AFÇDE=M, BFÇCE=N KL a/ ADFE là hình gì ? Vì sao ? b/ EMFN là hình gì ? Vì sao ? a/ - Theo kí hiệu trên hình vẽ ADFE là hình bình hành, vì AE//DF, AE = DF. - Hình bình hành ADFE có  = 900 nên ADFE là hình chữ nhật. - Hình chữ nhật ADFE có hai cạnh kề bằng nhau ( AD = AE ) nên ADFE là hình vuông. b/ - EMFN là hình bình hành, vì : + DEBF là hình bình hành(EB//DF, EB=DF) Þ DE // BF hay EM // NF + AECF là hình bình hành( AE // CF, AE = CF) Þ AF // CE hay MF // EN - Hình bình hành EMFN có M = 900, vì ADFE là hình vuông nên AF ^ DE. Do đó : EMFN là hình chữ nhật. - Hình chữ nhật EMFN có ME = MF ( ADFE là hình vuông ). Do đó : EMFN là hình vuông. Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà HS xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập 144, 148, 149 – SBT. Xem trước “ Ôn tập chương I ”.

File đính kèm:

  • docTiet 23.doc
Giáo án liên quan