Giáo án Hình học 8 Tiết 56 Hình hộp chữ nhật (tiếp)

A. Mục tiêu :

 - Nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song.

 - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song.

 - Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung qung của hình hộp chữ nhật.

 - HS đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ( hình 75, 76, 77, 78 ).

 - HS : Xem trước bài 2.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 56 Hình hộp chữ nhật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30, tiết : 56 Ngày soạn : 03/4/2009 §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiếp) A. Mục tiêu : - Nhận biết (qua mô hình) một dấu hiệu về hai đường thẳng song song. - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song. - Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung qung của hình hộp chữ nhật. - HS đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt. B. Chuẩn bị : - GV : Mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ ( hình 75, 76, 77, 78 ). - HS : Xem trước bài 2. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Quan sát hình bên. Hãy cho biết : a/ Các mặt của hình hộp. b/ BB/ và AA/ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không ? c/ BB/ và AA/ có điểm chung hay không ? - Cho HS nhận xét. GV cho điểm. - Trong không gian hai đường thẳng AA/ và BB/ như vậy gọi là hia đường thẳng song song. Vậy trong không gian khi nào hai đường thẳng song song nhau ? a/ Các mặt của hình hộp là : ABCD, AA/D/D, BB/C/C, A/B/C/D/, AA/B/B, CC/D/D. b/ BB/ và AA/ cùng nằm trong một mặt phẳng(AA/B/B). c/ BB/ và AA/ không có điểm chung. Hoạt động 2 : Đường thẳng song song trong không gian - Với hai đường thẳng a, b bất kì trong không gian có thể xảy ra những trường hợp nào ? - GV treo hình 76a,b,c giới thiệu, khắc sâu 3 trường hợp trên. - Nếu a // b, b // c Þ ? - Dựa vào các hình trên, hãy cho ví dụ minh họa về 2 đt // thông qua tính bắt cầu. - Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau : + a cắt b. + a // b. + a, b không cùng nằm trong 1 mặt phẳng. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Nếu a // b, b // c Þ a // c. - HS cho vài ví dụ minh họa. 1. Đường thẳng song song trong không gian: SGK Hoạt động 3 : Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai đường thẳng song song. - Cho HS làm ?2. - AB có // với đt nào thuộc mp(A/B/C/D/). - Đường thẳng AB như vậy được gọi là song song với mp(A/B/C/D/). Vậy 1 đt song song với 1 mp khi nào ? - Cho HS làm ?3. - GV giới thiệu hai mp song song theo SGK. - Ngoài mp(ABCD) // mp (A/B/C/D/) còn 2 mp nào khác song song không ? - Cho HS đọc ví dụ-SGK. - Cho HS làm ?4. - Cho HS đọc “ Nhận xét ” SGK. - 2 HS trả lời. - AB // A/B/. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 1 HS trả lời. - 1HS đọc. - 1HS trả lời. - 1 HS đọc. 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai đường thẳng song song : ?2. + AB // A/B/, vì : AB và A/B/ cùng nằm trong mp(ABB/A/) và không có điểm chung. + AB không nằm trong mp(A/B/C/D/). Khi đt AB không nằm trong mp (A/B/C/D/) mà AB song song với 1 đt của mp này, chẳng hạn AB // A/B/, thì ta nói AB song song với mp (A/B/C/D/) và kí hiệu : AB // mp (A/B/C/D/). ?3. Các đường thẳng song song với mp (A/B/C/D/) là : AB, BC, CD, DA. Nếu 2 đt cắt nhau thuộc mp(ABCD) lần lượt song song với 2 đt cắt nhau thuộc mp (A/B/C/D/) thì ta nói hai mp đó song song nhau và kí hiệu : mp(ABCD) // mp (A/B/C/D/). Ví dụ : SGK. ?4. Ở hình bên còn các cặp mp song song là : mp(BB/C/C) // mp(ILKH) mp(ADHI) // mp(AD/KL) mp(HKCC/) // mp(ILB/B), …… Nhận xét : SGK. Hoạt động 4 : Củng cố - Trong không gian, khi nào : + Hai đường thẳng song song nhau ? + Hai mp song song nhau ? + Hai mp cắt nhau ? + Hai đt chéo nhau ? BT 7-SGK : - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu đề bài. + Muốn tính diện tích cần quét voi của ngôi nhà, ta làm gì ? + Diện tích trần nhà và diện tích xung quanh ? + 1HS trả lời. + 1HS trả lời. + 1HS trả lời. + Hai đt không cùng nằm trong một mặt phẳng và không cắt nhau thì chéo nhau. BT 7-SGK : + Diện tích cần quét voi = diện tích trần nhà + diện tích xung quanh – diện tích các cửa. + Ta có : - Diện tích trần nhà : 4,5.3,7 = 16,65(m2). - Diện tích xung quanh : (4,5 + 3,7 ).2.3 = 49,2(m2). - Diện tích cần quét voi : 16,65 + 49,2 – 5,8 = 60,05(m2). Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà. Xem và nắm vữa các khái niệm vừa học. Làm các bài tập 5, 6, 8, 9 – SGK. Xem trước bài 3.

File đính kèm:

  • docTiet 56.doc
Giáo án liên quan