A. Mục tiêu :
- Nắm được ( trực quan ) các yếu tố của hình lăng trụ đứng ( đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao ).
- Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
- Biết cách vẽ theo 3 bước ( vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai ).
- Củng cố được khái niệm “ song song ”.
B. Chuẩn bị :
- GV : Dụng cụ vẽ hình, mô hình hình lăng trụ đứng, bảng phụ ( hình 93, 95 ).
- HS : Dụng cụ vẽ hình, xem trước bài.
C. Tiến trình bài dạy :
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 59 Hình lăng trụ đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31, tiết : 59
Ngày soạn : 11/4/2009
§4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
A. Mục tiêu :
- Nắm được ( trực quan ) các yếu tố của hình lăng trụ đứng ( đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao ).
- Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
- Biết cách vẽ theo 3 bước ( vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai ).
- Củng cố được khái niệm “ song song ”.
B. Chuẩn bị :
- GV : Dụng cụ vẽ hình, mô hình hình lăng trụ đứng, bảng phụ ( hình 93, 95 ).
- HS : Dụng cụ vẽ hình, xem trước bài.
C. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Hình lăng trụ đứng.
- GV treo hình 93, giới thiệu hình lăng trụ đứng, các yếu tố ( đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao ) của hình lăng trụ đứng.
- Cho HS làm ?1.
- Lưu ý :
+ Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng được gọi là hình trụ đứng.
+ Hình lăng trụ đứng có hai đáy là hình bình hành gọi là hình hộp đứng.
- Cho HS làm ?2.
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- 3 HS trả lời.
- 1HS trả lời.
1. Hình lăng trụ đứng : SGK
?1.
- Ta có : AB cắt BC tại B, A1B1 cắt B1C1 tại B1 và AB // A1B1, BC // B1C1. Suy ra :
mp(ABCD) // (A1B1C1D1).
- Các cạnh bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy.
- Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy.
?2. HS nhìn hình 94 – SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 : Ví dụ
- GV treo hình 95, giới thiệu hình lăng trụ tam giác.
- GV giới thiệu “ chú ý ” SGK.
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhới.
2. Ví dụ: SGK
* Chú ý :
- BCFE là một hình chữ nhật, khi vẽ nó trên mặt phẳng, ta thường vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc ( EB và EF chẳng hạn).
Hoạt động 3 : Củng cố
BT 21 – SGK :
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hòi của bài toán.
- Cho HS nhận xét. GV uốn nắn sai sót của HS.
BT 21 – SGK :
a/ mp(ABC) // mp(A/B/C/).
b/ mp(ABCD) ^ mp(BB/C/C)
mp(BB/C/C) ^ mp(AA/C/C)
mp(ABCD) ^ mp(AA/C/C)
c/
CạnhMặt
AA/
C/C
BB/
A/C/
B/C/
A/B/
AC
CB
AB
ACB
^
^
^
//
//
//
A/C/B/
^
^
^
//
//
//
ABB/A/
^
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
- HS học bài, nắm chắc các yếu tố của hình lăng trụ đứng ( đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao ).
- Thực hành vẽ hình lăng trụ đứng.
- Làm các bài tập 19, 20, 22 – SGK.
- Xem trước bài 5.
File đính kèm:
- Tiet 59.doc