Giáo án Hình học 8 Tiết 59 Hình lăng trụ đứng

I. MỤC TIÊU

 1) Kiến thức: Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: Đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao.

 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai.

 3) Thái độ: Củng cố khái niệm liên quan đến quan hệ song song.

II. CHUẨN BỊ

1) Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị một bảng phụ, khi cho 2 đáy một hình hộp chữ nhật thay đổi, trở thành một tứ giác tùy ý để vào bài, kết hợp mô hình để giới thiệu cho HS hình lăng trụ đứng.

2) Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà, thước, ê ke, sưu tầm một số mô hình về hình lăng trụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (Trong phần nội dung)

3. Giảng bài mới:

* Giới thiệu bài: Gv dẫn nhập trực tiếp vào bài.

* Tiến trình bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 59 Hình lăng trụ đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 07/4/09 Tiết: 59 Bài dạy: §4.HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức: Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: Đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao. 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai. 3) Thái độ: Củng cố khái niệm liên quan đến quan hệ song song. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị một bảng phụ, khi cho 2 đáy một hình hộp chữ nhật thay đổi, trở thành một tứ giác tùy ý để vào bài, kết hợp mô hình để giới thiệu cho HS hình lăng trụ đứng. Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà, thước, ê ke, sưu tầm một số mô hình về hình lăng trụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong phần nội dung) 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Gv dẫn nhập trực tiếp vào bài. * Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG 31’ - (Kiểm tra bài cũ, phát hiện kiến thức mới) Trên hình vẽ sẵn một hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, chứng minh AE vuông góc với mặt phẳng EFGH. - GV cho 2 đáy ABCD, EFGH thay đổi, cho HS quan sát, từ đó giới thiệu hình lăng trụ đứng (Xem minh họa ở phần ghi bảng). A D C B G F E H - Tất cả HS đều làm bài trên phiếu học tập, GV thu và chấm điểm vài em. (Hình vẽ đưa bằng bảng phụ) Tiết 61: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. C B A D E F G H Hình A E F C B A D G H Hình B C B A D E F G H Hình C (A trùng B và E trùng F) - GV: Qua quan sát, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật, hãy nêu các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: Mặt đáy, mặt bên, cạnh bên , đỉnh. (Tìm kiếm kiến thức mới trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật). - HS quan sát trả lời các câu hỏi của GV liên quan đến các yếu tố về cạnh bên, đáy, mặt bên, trong mối quan hệ tương tự như đối với hình hộp chữ nhật. - HS làm trên vở nháp và trả lời miệng. Cần nêu được các ý: - Do các mặt bên là hình Trong hình lăng trụ trên, hãy chứng minh các cạnh bên vuông góc với hai đáy, các mặt bên vuông góc với hai đáy. chữ nhật nên các cạnh bên thỏa mãn điều kiện vuông góc với hai đường cắt nhau nằm trong hai mặt đáy, từ đó suy ra điều cần chứng minh. Trong các hình lăng trụ trên: - A, B, C .. là đỉnh - ABFE, BFGC, … là các mặt bên. - Hai mặt ABCD, EFGH GV: Theo trên, hình hộp chữ nhật có phải là hình lăng trụ đứng không? (Từ đó suy ra hình lập phương?) là hai đáy (trong hình C, có hai đáy là các tam giác) Hình lăng trụ có đáy là n – giác gọi là hình lăng trụ n – giác) - GV dùng mô hình giới thiệu hình hộp đứng (Hình lăng trụ đứng, có đáy là hình bình hành). - GV giới thiệu chiều cao hình lăng trụ đứng. -GV: * Chú ý vẽ một hình trong không gian: - Yếu tố song song được bảo toàn. - HS vẽ một hình lăng trụ đứng có đáy là một hình thang vào vở theo ba bước mà GV hướng dẫn: vẽ đáy thứ nhất, cạnh bên, đáy thứ hai: - Vẽ đáy EFGH - Vẽ các cạnh bên song song - Vẽ đáy ABCD Chú ý: Trong không gian: - Yếu tố song song được bảo toàn. - Các đoạn thẳng vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc (Hình chữ nhật có thể vẽ thành hình bình hành). - Các đoạn thẳng vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc (Hình chữ nhật có thể vẽ thành hình bình hành). * 1 HS lên bảng vẽ: Hình lăng trụ đứng có đáy là một hình thang. - VD: Hình lăng trụ đứng có đáy là một hình thang C B A D E F G H 10’ (Củng cố). - Hãy vẽ thêm vào các đường cho sẵn để có các hình lăng trụ đứng. (Cho in sẵn trên phiếu học tập, phát cho HS) . - Bài tập 21 SGK (Làm trên vở nháp, trả lời miệng khi GV yêu cầu). -HS làm trên phiếu học tập - HS làm Bài tập 21/108 C B A B’ C’ A’ * Bài tập 21 SGK - Những cặp mặt phẳng song song là ABC và A’B’C’. - Những cặp mặt phẳng vuông góc là: BCC’B’, ACC’A’,ABB’A’ vuông góc với hai mặt đáy. 4. Dặn dò Hs chuẩn bị cho tiết tiếp theo: 3’ - Học thuộc bài và làm bài tập 19, 22 SGK. - Hướng dẫn bài 22: Vẽ hình trên một tấm bìa cứng, có thể gấp lại thành hình lăng trụ đứng, chú ý đến các kích thước ghi trên hình vẽ để gấp lại chính xác. Sẽ mang lên lớp học để GV chấm, sử dụng trong tiết đến. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTiet 59.doc