A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:Học sinh hiểu khái niệm đa giác, đa giác lồi, đa giác đều, định nghĩa về góc, đường chéo, điểm trong, ngoài của đa giác.
2. Kỹ năng: Nhận biết đa giác lồi, đa giác đều, tính tổng số đo các góc của đa giác.
3.Thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phân tích trực quan.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng,hình minh họa, phấn màu.
2.Đối với học sinh :Thước thẳng, thước đo góc.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :( 5 phút) Trả bài kiểm tra
3/ Bài mới :(30 Phút)
Đặt vấn đề: “Tam giác, tứ giác, .được gọi chung là gì?”
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 từ tiết 26 đến tiết 30 Trường trung học cơ sở Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 26 Tên bài dạy: CHƯƠNG II ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
NGÀY SOẠN:3-12-2007 Đa giác – Đa giác đều.
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:Học sinh hiểu khái niệm đa giác, đa giác lồi, đa giác đều, định nghĩa về góc, đường chéo, điểm trong, ngoài của đa giác.
2. Kỹ năng: Nhận biết đa giác lồi, đa giác đều, tính tổng số đo các góc của đa giác.
3.Thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phân tích trực quan.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng,hình minh họa, phấn màu.
2.Đối với học sinh :Thước thẳng, thước đo góc.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :( 5 phút) Trả bài kiểm tra
3/ Bài mới :(30 Phút)
Đặt vấn đề: “Tam giác, tứ giác, ….được gọi chung là gì?”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
Khái niệm về đa giác : ( SGK)
?1.
ABCDE không phải đa giác vì ED và DC cùng thuộc một đường thẳng .
* Định nghĩa :
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
?2. Vì các đa giác không cùng nằm trên nửa mặt phẳng có bờ là 1 cạnh của đa giác đó.
¯ Chú ý : ( SGK )
?3. Các đỉnh:…, C, D, E, G
Các đỉnh kề nhau:
C và D, D và E,…..
Đường chéo: AE, AD, BE, BG, ……..
Các góc :
Điểm trong :M, N, P.
Điểm ngoài : R, Q.
2. Đa giác đều :
Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
?4. Hs vẽ.
GV : Giới thiệu nội dung chương II
Giới thiệu bài mới.
+ Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi ?
HS : Nêu định nghĩa.
GV : Sửa chữa, giới thiệu định nghĩa đa giác, đa giác lồi.
HS : Quan sát hình vẽ SGK, chỉ ra các đa giác lồi
Giải bài tập ?1
GV : Sửa chữa, củng cố định nghĩa đa giác.
HS : Giải bài tập ?2.
GV : Củng cố định nghĩa đa giác lồi
Chú ý.
HS : Giải bài tập ?3. theo nhóm. Báo cáo kêùt quả.
GV : Ghi bảng, phân tích hình vẽ, củng cố các yếu tố của đa giác.
+ Điểm trong và điểm ngoài của đa giác
* Nêu định nghĩa tam giác đều, hình vuông.
HS : Nêu định nghĩa.
GV :Phân tích Định nghĩa đa giác đều.
* Chú ý hs các yếu tố bằng nhau về cạnh , về góc của đa giác đều.
HS : Vẽ hình các trục đối xứng của các đa giác đều.
GV : Phân tích hình vẽ chỉ ra các trục đối xứng của các hình.
Củng cố :(8 phút) Nêu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều ?
Nêu các yếu tố của một đa giác ?
2. a. Hình thoi b. Hình chữ nhật.
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học: Học thuộc định nghĩa đa giác, đa giác đều, các yếu tố về cạnh, góc, đường chéo của đa giác, xem lại các ví dụ và bài tập đã giải.
Bài tập về nhà:3,4,5 SGK tr 115.
Bài 3. Hướng dẫn vẽ hình
HS : Giải, nêu các ví dụ minh họa.
* Bài sắp học :
“Diện tích hình chữ nhật”
Tìm hiểu khái niệm diện tích đa giác, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
D Phần kiểm tra :
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 27 Tên bài dạy: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
NGÀY SOẠN: 9-12-2007
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:Học sinh hiểu đơn vị diện tích, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
2. Kỹ năng:Tính diện tích các hình, vận dụng chứng minh công thức, tính diện tích các hình.
3.Thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy phân tích.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn,tranh vẽ hình 121, thước thẳng, phấn màu.
2.Đối với học sinh :tranh vẽ, kéo, thước thẳng.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :( 8 phút)Nêu định nghĩa đa giác, đa giác đều
Bài 3 tr116 SGK
3/ Bài mới :(25 Phút)
Đặt vấn đề: “ Có thể dùng diện tích hình chữ nhật để tính diện tích các đa giác khác ?”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
1 Khái niêm diện tích đa giác :
?1. ( sgk)
1) Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
2) Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của các đa giác đó.
3) Hình vuông có cạnh 1cm,1dm,1m, thì diện tích tương ứng là1cm2, …2.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S = a.b b
a
3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông:
S = a2
a
a
S = a.b b
a
?3.> Tính chất 2.
GV:Sửa bài kiểm tra, củng cố định nghĩa, đặt vấn đề giới thiệu bài mới.
+ cho HS quan sát hình 121
HS làm ?1.
GV: giải thích các tính chất của diện tích
Hình vuông có cạnh bằng 10m,100m thì diện tích tương ứng là1a, 1ha. Hình vuông có cạnh dài 1km có diện tích là 1km2.
Diện tích đa giác ABCDE thường được ký hiệu là SABCDE hoặc S.
GV: diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?
HS: dài nhân rộng.
GV: Từ diện tích hình chữ nhật hãy suy ra diện tích hình vuông, tam giác ?
Xét hình vuông là hình chữ nhật có hai kích thước bằng nhau và tam giác bằng hcn.
HS : Nêu công thức tính :S = a2
S =ab
GV : Khẳng định công thức.
HS : Giải bài tập ?3, làm rõ tính chất đã áp dụng.
Xét sự tăng giảm diện tích của tam giác vuông khi hai cạnh góc vuông thay đổi. Tìm công thức thể hiện sự tăng giảm đó.
Củng cố :(10 phút)Nêu các tính chất của diện tích đa giác ?
* Phát biểu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
6. a. Diện tích tăng 2 lần. S1=2a.b =2S
b. Diện tích tăng 9 lần S1=3a.3b=9S
c . Diện tích không thay đổi.
S1= 4a.b = S
8. SGK.
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học:
Ôn công thức tính diện tích các hình đã học, xem lại các bài tập đã giải, chú ý việc vận dụng tính chất để tính diện tích.
Bài tập về nhà: 7, 9,12 SGK tr 118-119.
Vận dụng các bài tập đã giải.
HS : Đọc đềø bài 6, nêu yêu cầu bài toán.
GV : Xét sự thay đổi của diện tích khi kích thước của chúng thay đổi.
HS : Giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết quả, trình bày bài giải.
GV : Sửa chữa, phân tích làm rõ diện tích thay đổi bằng tích số lần thay đổi của hai kích thước.
HS : Giải bài tập 8 theo nhóm, báo cáo kết quả.
* Bài sắp học : “LUYỆN TẬP”
Tìm hiểu bài tập luyện tập tr 119
*Bài 9: Thiết lập CT tính SABE Và SABCD
x.
Bài 13: Vận dụng tính chất diện tích đa giác.
D Phần kiểm tra :
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 28 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
NGÀY SOẠN:9-12-2007
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
1.Kiến thức :HS nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông,
tam giác vuông.
2.Kỹ năng : Vận dụng các tính chất của diện tích đa giác để chứng minh các công thức
tính diện tích, áp dụng công thức để tính diện tích.
3.Thái độ : tính cẩn thận chính xác, tư duy logic.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng,bìa hình 124, phấn màu.
2.Đối với học sinh :Bìa cứng, kéo, thước thẳng.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :(8 phút) Phát biểu các tính chất diện tích đa giác, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác + Bài 7 SGK tr 118.
3/ Bài mới :(30 Phút)
Đặt vấn đề:
“Có thể tính diện tích đa giác qua diện tích hình chữ nhật và tam giác không ?”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
1. Bài 9:
Ta có : SABCD = 144cm2
SABE= AB.AE
= 6AE = .144
AE = 8 cm.
2. Bài 10 :
Gọi ba cạnh hình vuông là : a, b, c.
Ta có :
S1 = b2.
S2 = c2
S3 = a2
Suy ra :
S3 = S1 + S2
(Định lí Pitago)
3.Bài 12:Tính diện tích các hình dưới đây
S = 6 (Đvdt)
4.Bài 14:
Diện tích là: 700 . 400 = 280000 (m2)
= 2800 a
= 28 ha
= 0,28 km2
GV:Sửa bài kiểm tra, củng cố các tính chất của diện tích.
HS: Đọc đề bài 9/119 SGK.
GV : Tính SABE ? SABCD = ?
HS : Trình bày cách tính.
SABE=1/3. 122 =144 : 3 = 48 (cm)
Mặc khác :SABE=1/2. 12.x =6x.
Hãy tính x?
HS: 6x= 48 Þ x= 8(cm)
HS: đọc đề bài tập 10 SGK
GV: treo bảng phụ có vẽ sẵn hình bài tập 10
Tính S1+S2 theo a và b ?
Tính S3 theo c?
So sánh a2+ b2 với c2?
GV: cho cả lớp làm ít phút. Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
+ Sửa chữa, phân tích các tính chất đã áp dụng.
GV: Cho HS đọc đề bài 12 /119
Tính diện tích các hình dưới đây?
HS:Quan sát hình vẽ, phân tích các hình tính diện tích, kiểm tra bằng ráp hình.
Diện tích các hình lần lượt là:
6, 6, 6 đơn vị diện tích
GV : Sửa chữa, phân tích hình vẽ làm rõ tính chất diện tích đã áp dụng.
GV: cho HS đọc đề bài 14
Nhắc lại : 1a= 1dam2, 1ha = 1 hm2
Cho cả lớp làm ít phút
Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
Củng cố :(5 phút) Củng cố qua bài tập.
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học:
Ôn các tính chất của diện tích, học thuộc các công thức tính diện tích đã học, xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà:13, 15 SGK tr 119
Xét các tam giác có cùng diện tích.
* Bài sắp học :
“DIỆN TÍCH TAM GIÁC”
Tìm hiểu công thức tính diện tích tam giác,
mối quan hệ giữa diện tích tam giác và hình chữ nhật.
D Phần kiểm tra :
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 29 Tên bài dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ I
NGÀY SOẠN:15 -12-2007
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
Kiến thức : Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương I ( về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết), chương II về diện tích đa giác.
Kỹ năng : Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
Thái độ : Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng,bảng phụ, phấn màu.
2.Đối với học sinh :Ôn tập các nội dung đã học.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra qua bài học.
3/ Bài mới :(40 Phút)
Đặt vấn đề: “Phân tích, tìm mối liên hệ giữa các loại tứ giác ?”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
KHÁI NIỆM
ĐỊNH NGHĨA
TÍNH CHẤT
Tứ
Giác
Tổng số đo 4 góc của tứ giác bằng 3600
Hình
Thang
IJ//AB//CD
IJ=(AB+CD)
Hình
Thang cân
AD = BC
AC = BD
Hình bình hành
AB//=CD
AD//=BC
OA=OC,
OB=OD
Hình chữ
nhật
có các tính chất của hình bình hành.
OA=OB=OC
=OD
Hình thoi
Có các tính chất của hình bình hành. Ngoài ra còn có:hai đường chéo vuông góc, mỗi đường chéo là phân giác của một góc.
Hình vuông
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
2.Diện tích đa giác:
GV: phát phiếu học tập cho HS có kẻ sẵn khung và hình vẽ.
HS :Thảo luận nhóm lần lượt điền vào các ô trống định nghĩa, tính chất thích hợp.
GV:Các nhóm cử đại diện đọc bài làm của nhóm mình.
HS : Thảo luận. nhận xét, bổ sung.
GV :dùng bảng phu ïcủng cố định nghĩa và tính chất của các loại tứ giác .
GV: Phát biểu dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác?
HS : Phát biểu dấu hiệu nhận biết, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Sửa chữa, củng cố.
GV: Dùng bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ các tứ giác đặc biệt, có ghi sẵn độ dài.
HS : Điền công thức tính diện tích .
GV : Phân tích mối liên hệ về diện tích của các hình.
Củng cố :(3 phút) Củng cố từng phần.
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học: Ôn lại các kiến thức đã học, xem lại các dạng bài tập đã giải.
* Bài sắp học :
“Trả bài kiểm tra học kì I”
Xem lại bài thi học kì, các sai sót khi làm bài kiểm tra, cách khắc phục các sai sót đó.
D Phần kiểm tra :
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 30 Tên bài dạy: DIỆN TÍCH TAM GIÁC
NGÀY SOẠN:22-12-2007
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
Kiến thức :HS nắm vững công thức tính diện tích tam giác
Kỹ năng : Vận dụng các tính chất của diện tích đa giác để chứng minh các công thức tính diện tích, áp dụng công thức để tính diện tích.
Thái độ : tính cẩn thận chính xác, tư duy logic.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, phấn màu.
2.Đối với học sinh :Bìa cứng, kéo, thước thẳng.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :( 8 phút)
Phát biểu các tính chất của diện tích đa giác + Bài 15 SGK
3/ Bài mới :(25 Phút)
Đặt vấn đề: “Nếu tam giác ABC thường, tìm cách tính diện tích tam giác ? ”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
S =a.h
Định lí :
Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
Chứng minh : GT có diện tích S
AHBC
KL S=ah
D a. Điểm H B ( hoặc C )
D b. Điểm H nằm giữa B và C:
SABC = SABH + SAHC
= AH.BH +AH.HC =h.a
D c. Điểm H nằm ngoài B và C:
SABC = SABH - SAHC
= AH.BH -AH.HC =h.a
?.
GV: Hãy nêu công thức tính diện tích tam giác ?
HS : Diện tích tam giác bằng đáy nhân với chiều cao
HS: Đọc định lý , vẽ hình và ghi GT, KL
GV: có ba trường hợp xảy ra, cho HS vẽ hình cả ba trường hợp.
*H trùng B thì S = ?
HS: S = 1/2BC . AH ( theo công thức tính diện tích tam giác vuông )
*H nằm giữa B và C thì S được tính như thế nào?
So sánh SABC và SABH + SAHC?
HS: Trình bày chứng minh, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Sửa chữa, củng cố cách chứng minh.
*Trường hợp H nằm ngoài B và C thì S được tính như thế nào?
HS : S = SAHB - SABC
GV : cho HS làm ?1 SGK
+ Cắt theo đường trung bình của tam giác và đường cao .
HS : Dùng bìa cứng cắt, ráp hình và báo cáo kết quả.
Củng cố :(10 phút) Phát biểu công thức tính diện tích tam giác?
16.
17. Vì SAOB =
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học:Ôn công thức tính diện tích tam giác, xem lại cách chứng minh công thức và các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà : 18, 19 SGK tr 121, 122
Bài 18: Chú ý độ dài đường cao của hai tam giác.
HS : Giải thích
GV : Khẳng định.
HS : Nêu khẳng định, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Sửa chữa, củng cố công thức tính diện tích tam giác.
* Bài sắp học : “LUYỆN TẬP”
20 . So sánh chiều cao của tam giác và kích thước còn lại của hình chữ nhật.
21. Vận dụng bài 20.
D Phần kiểm tra :
BÀI SOẠN:HÌNH HỌC 8
TIẾT: 31 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
NGÀY SOẠN:22-12-2006
A- Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
Kiến thức :HS nắm vững công thức tính diện tích tam giác trong các trường hợp.
Kỹ năng : Vận dụng các tính chất của diện tích đa giác để chứng minh các công thức tính diện tích, áp dụng công thức để tính diện tích.
Thái độ : tính cẩn thận chính xác, tư duy logic, tính trực quan.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, phấn màu.
2.Đối với học sinh : Thước thẳng, eke.
3. Đối với nhóm học sinh :Phiếu học tập .
C- Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp :( 2 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ :( 8 phút)
Phát biểu công thức tính diện tích tam giác + Bài 18 SGK tr 121
3/ Bài mới :(30 Phút)
Đặt vấn đề: “Có thể dựng được ? tam giác có diện tích cho trước? Cách dựng ?”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Bổ sung
19a.Các tam giác 1, 3, 6 có cùng diện tích: 4 ô vuông
Các tam giác 2,8 có cùng diện tích 3 ô vuông.
b. Không.
20. Cho ABC, đường cao AH.
Dựng hình chữ nhật BMNC:
BM=AH
Ta có :
SAIE = SBME
SAIF = SCNF
Nên SABC = SBMNC
4Vậy diện tích tam giác bằng diện tích hình chữ nhật có 1 cạnh bằng cạnh của tam giác và cạnh còn lại bằng chiều cao tương ứng của cạnh đó.
21. x=3cm
22. a. Nếu I thuộc đường thẳng qua A và song song với PF
thì SAPF=SPIF
b. c Tương tự.
24. Gọi h là chiều cao của
Ta có : h =
SABC = a.h = .
GV : Sửa bài kiểm tra, chú ý HS kết quả bài toán được xem như định lí .
HS : Đọc đề bài 19, giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết quả và lập luận của nhóm.
GV : Sửa chữa.
HS : Giải bài tập 20.
GV : Sửa chữa, liên hệ với bài ? đã học.
Cách chứng minh khác về diện tích tam giác
*Giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài .
HS : Giải, trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Sửa chữa, củng cố công thức tính S.
HS : Giải bài tập 22 theo nhóm.
GV : Gọi các nhóm cử đại diện trình bày các trường hợp.
* Chú ý học sinh diện tích tam giác phụ thuộc vào chiều cao ứng với cạnh PF.
GV : Sửa bài tập 24, hướng dẫn HS vận dụng giải bài tập 25.
Củng cố :(5 phút) Củng cố từng phần.
Hướng dẫn học ở nhà :
*Bài vừa học:
Ôn công thức tính diện tích các hình đã học, xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà : 23, 25 tr 132
Vận dụng các bài tập đã giải.
* Bài sắp học :
“ÔN TẬP HỌC KÌ I”
Ôn định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác, cách chứng minh hình tính của tứ giác, công thức tính diện tích các hình đã học, tính chất của hai đường thẳng song song.
D Phần kiểm tra :
File đính kèm:
- H26-H30.doc