1. Kiến thức : Hiểu được định nghĩa đường trung bình của tam giác , của hình thang và hai định lý trong bài .
2. Kỹ năng : Vận dụng được các định lý trên để tính độ dài , chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau , hai đường thẳng song song .
3. Thái độ : Rèn cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào các bài toán thực tế .
2 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tuần 3, Tiết 5 - Vũ Hải Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/09/2013
Ngày dạy : 04/09/2013
Tuần : 03
Tiết : 05
§4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Hiểu được định nghĩa đường trung bình của tam giác , của hình thang và hai định lý trong bài .
2. Kỹ năng : Vận dụng được các định lý trên để tính độ dài , chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau , hai đường thẳng song song .
3. Thái độ : Rèn cách lập luận trong chứng minh định lý và vận dụng các định lý đã học vào các bài toán thực tế .
II. Chuẩn bị:
1. GV : Bộ thước, bảng phụ , giáo án .
2. HS : SGK , bảng con, bảng phụ.
III. Phương pháp :
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp :(1’)
Kiểm tra sĩ số :8A1:…………………………….............
8A3 :……………………………............
8A5:……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ :
Xen vào lúc học bài mới
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG - TRÌNH CHIẾU
Hoạt động 1: Đường trung bình của tam giác.(20’)
Vẽ rABC, vẽ đường thẳng qua D là trung điểm của AB và song song với BC cắt AC tại E. Em hãy dự đoán vị trí của E so với AC.
Từ đây, GV giới thiệu định lý 1.
GV vẽ hình và hướng dẫn HS ghi GT, KL.
Hình thang DEFB là hình thang có hai cạnh bên như thế nào với nhau?
Hai cạnh bên của hình thang song song thì ta suy ra được điều gì?
So sánh AD và EF.
GV hướng dẫn HS chứng minh rADE = EFC (g.c.g)
GV giới thiệu như thế nào là đường trung bình của tam giác.
Hoạt động 2: Định lí 2(15’)
GV giới thiệu định lý và yêu cầu HS nhắc lại.
GV vẽ hình và hướng dẫn HS ghi GT, KL.
Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF.
Em có nhận xét gì về hai tam giác rAED và rCEF?
GV yêu cầu HS chứng minh
So sánh AD và DB; hai góc và .
So sánh DB và CF
DB như thế nào so với CF?
DBCF là hình gì?
Hình thang có hai đáy bằng nhau thì hai cạnh bên như thế nào ?
HS làm bài tập ?1.
HS chú ý theo dõi và nhắc lại định lý.
HS vẽ hình, ghi GT, KL
DB//EF
DB = EF
AD = EF
HS chứng minh theo sự hướng dẫn của GV
HS chú ý theo dõi và nhắc lại định nghĩa.
HS theo dõi và nhắc lại định lý.
HS vẽ hình, ghi GTKL
HS trả lời
HS chứng minh.
AD = CF và
DB = CF
DB//CF
DBCF là hình thang
DF//BC và DF = BC
1. Đường trung bình của tam giác:
?1:
Định lý 1: SGK/t76.
GT rABC, AD = DB
DE//BC
KL AE = EC
Chứng minh:
Kẻ EF//AB (FAB). Hình thang DEFB là hình thang có hai cạnh bên song song nên DB = EF.
Mặt khác: DB = AD (gt) nên AD = EF
Xét rADE và rEFC ta có:
(đồng vị)
AD = EF (chứng minh trên )
(cùng bằng )
Do đó: rADE = EFC (g.c.g)
AE = EC ( Hai cạnh tương ứng )
Vậy, E là trung điểm của AC.
Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
Định lý 2: SGK/t77.
GT rABC, AD = DB
AE = EC
KL DE//BC, DE = BC:2
Chứng minh:
Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF
Ta dễ thấy rAED = rCEF (c.g.c)
Suy ra: AD = CF và
Mặt khác: AD = DB (gt) nên DB = CF
Vì nên AD//CF DB//CF
Do đó: DBCF là hình thang.
Hình thang DBCF có hai đáy DB = CF nên DF//BC và DF = BC
Do đó: DE//BC và DE = DF = BC
4. Củng cố : (7’)
- GV cho HS làm bài tập ?3
- GV cho HS nhắc lại hai định lý vừa học .
5. Hướng dẫn về nhà : (2’)
- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
- Làm các bài tập 20, 21.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………....
File đính kèm:
- giao an tuan 3(2).doc