I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không tới được)
- 2. Kỹ năng:
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi đo đạc và tính toán.
- Giáo dục cho các em óc thẩm mĩ , lòng say mê và yêu thích toán học.
II. TRỌNG TÂM:
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.
III. CHUẨN BỊ:
1 . Giáo viên:
- Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng.
- Tranh vẽ sẳn hình 54; hình 55/SGK/T85, 86.
- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
2 . Hoc sinh:
- Vở ghi, SGK, thước kẻ, compa, ê ke, bảng nhóm.
- Ôn tập định lí về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng
của hai tam giác.
VI. TIẾN TRÌNH:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài §9 - Tiết CT : 50
Ngày dạy: …/……/2011- Tuần 28 (HKII)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không tới được)
2. Kỹ năng:
HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi đo đạc và tính toán.
Giáo dục cho các em óc thẩm mĩ , lòng say mê và yêu thích toán học.
II. TRỌNG TÂM:
HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.
III. CHUẨN BỊ:
1 . Giáo viên:
Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng.
Tranh vẽ sẳn hình 54; hình 55/SGK/T85, 86.
Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
2 . Hoc sinh:
Vở ghi, SGK, thước kẻ, compa, ê ke, bảng nhóm.
Ôn tập định lí về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng
của hai tam giác.
VI. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tố chức và kiểm diện:
Lớp 8A1:
Lớp 8A5:
2. Kiểm tra miệng: Không.
3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
Gv giới thiệu bài mới : Có thể đo chiều cao của một cây mà không cần lên đến ngọn ? Nội dung bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Đo gián tiếp chiều cao của vật.
GV đặt vấn đề: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong các ứng dụng đó là đo gián tiếp chiều cao của vật.
GV đưa hình 54/SGK/T85 lên bảng và giới thiệu bài toán:
GV: yêu cầu HS đọc các bước tiến hành SGK/T85.
- GV: Để tính được A’C’ ta cần biêt độ dài đoạn thẳng nào ?
(Cần biết độ dài đoạn thẳng AB, AC, A’B)
- Một HS lên bảng trình bày.
Giả sử đo được :
BA = 1,5 m.
BA’ = 7,8 m.
Cọc AC = 1,2 m
Hãy tính A’C’ ?
Hoạt động 3: Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới đựơc.
- GV đưa hình 55/SGK/T 85 lên bảng và nêu bài toán.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm , nghiên cứu SGK để tìm ra cách giải quyết.
- Sau 5 phút , cử đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải.
- GV hỏi: Trên thực tế, ta đo độ dài BC bằng dụng cụ gì ? Đo độ lớn bằng dụng cụ gì ?
- GV giả sử:
BC = a = 50 m
B’C’ = a’ = 5 m
A’B’ = 4,2 m
Hãy tính đoạn AB ?
- GV đưa hình 56 /T86 lên bảng, giới thiệu HS hai loại giác kế ( giác kế ngang và giác kế đứng).
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách dùng giác kế ngang để đo góc ABC trên mặt đất.
- GV cho HS đo thực tế một góc theo phương thẳng đứng bằng giác kế đứng.
Bài §9
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật:
Bài toán:
Giả sử cần xác định chiều cao của một cái cây, của một toà nhà hay một ngọn tháp nào đó, ta có thể tiến hành như sau:
Hình 54
a) Tiến hành đo đạc:
Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một chốt của cọc.
Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C của cây (hoặc tháp), sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’.
Đo khoảng ccách BA và BA’ .
b) Tính chiều cao của cây hoặc tháp:
Ta có ∆A’BC’ ∆ABC (Vì A’C’ // AC)
Thay số, ta có:
A’C’=
Vậy chiều cao của cây là 6,24(m)
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới đựơc:
Bài toán:
Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được .
(Hình 55), ta có thể làm như sau:
a) Tiến hành đo đạc:
Chọn một khoảng cách đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC và đo độ dài của nó
(BC = a).
Dùng thước đo góc (giác kế) đo các góc: = ;=
b) Tính khoảng cách AB:
- Vẽ trên giấy ∆ A’B’C’ có
B’C’ = a’
Suy ra: ∆ A’B’C’ ∆ ABC (g-g)
Đo A’B’trên hình vẽ.
AB =
* AB =
Ghi chú: (SGK/T86)
4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
Củng cố:
Làm thế nào để đo gián tiếp chiều cao của một cây, một toà nhà hay một ngọn tháp nào đó ?
Để đo khoảng cách giữa hai điểm AB trong đó điểm A ta không thể tới được ta tiến hành như thế nào?
Luyện tập:
Bài 53:(SGK/T 87)
* HS đọc đề bài SGK và quan sát hình vẽ .
- GV giải thích hình vẽ và hỏi:
Để tính đựơc đoạn AC, ta cần biết thêm đoạn thẳng nào ?
( Ta cần biết thêm đoạn BN)
Nêu cách tính BN ?
Giải:
Ta có ∆ BMN ∆ BED (Vì MN // ED)
* Có BD = 4(m) .Tính AC như thế nào?
Ta có ∆BED ∆BCA ( Hai tam giác vuông có chung)
* Vậy cây cao 9,5(m).
5. Hướng dẫn HS tự học :
Đối với bài học tiết học này:
Ôn lại hai bài toán học học hôm nay, xem lại cách sử dụng giác kế ngang
(Toán 6 tập 2).
Bài tập về nhà số 54; 55 /SGK/T 87.
Đối với bài học tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị hai tiết sau thực hành ngoài trời.
Nội dung thực hành:
Hai bài toán học tiết này là đo gián tiếp chiều cao của vật và đo khoảng cách
giữa hai địa điểm.
Mỗi tổ HS chuẩn bị :
Một thước ngắm .
Một giác kế ngang.
Một Sợi dây dài 10 m.
Một thước đo độ dài .(3 m hoặc 5 m)
Hai cọc ngắm mỗi cọc dài 0,3 m.
Giấy làm bài, bút thước kẻ, thước đo độ.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sư dụng ĐDDH, thiết bị dạy học:
Duyệt Tổ trưởng CM
Ngày…..tháng… ..năm 2011
Nguyễn Thị Thúy Hằng
File đính kèm:
- bai 9 Ung dung thuc te cua tam giac dong dangt.doc