A. Mục tiêu
- HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.
- Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Thước, com pa. Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của hai đường tròn.
- HS: Thước, com pa.
C. Tiến trình dạy - học
I - Ổn định lớp (1)
II - Kiểm tra bài cũ (8)
HS1: Giữa hai đường tròn có các vị trí tương đối nào ? Nêu định nghĩa.
Phát biểu tính chất đường nối tâm của hai đường tròn.
HS2: Chữa bài 34 (SGK tr119) (GV vẽ sẵn hính hai trường hợp)
Đ/S : OO = 25cm (nếu O và O nằm khác phí đối với AB)
OO = 7cm (nếu O và O nằm cùng phía đối với AB).
III - Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 Tuần 16 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Ngày soạn: 17/12/07
Tiết: 31
Ngày dạy: 24/12/07
Đ8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
A. Mục tiêu
- HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong ; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.
- Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Thước, com pa. Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của hai đường tròn.
- HS : Thước, com pa.
C. Tiến trình dạy - học
I - ổn định lớp (1’)
II - Kiểm tra bài cũ (8’)
HS1: Giữa hai đường tròn có các vị trí tương đối nào ? Nêu định nghĩa.
Phát biểu tính chất đường nối tâm của hai đường tròn.
HS2: Chữa bài 34 (SGK tr119) (GV vẽ sẵn hính hai trường hợp)
Đ/S : OO’ = 25cm (nếu O và O’ nằm khác phí đối với AB)
OO’ = 7cm (nếu O và O’ nằm cùng phía đối với AB).
III - Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính (20’)
GV : Trong mục này ta xét hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r) với R > r.
a) Hai đường tròn cắt nhau.
? Em có nhận xét gì về đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R và r ?
GV : Đó chính là ?1.
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau
GV : Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A, khi đó điểm A và các điểm O , O’ quan hệ như thế nào ?
? Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì đoạn nối tâm OO’ quan hệ như thế nào với các bán kính ?
GV : Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong tại A, khi đó điểm A và các điểm O , O’ quan hệ như thế nào ?
? Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong thì đoạn nối tâm OO’ quan hệ như thế nào với các bán kính ?
c) Hai đường tròn không giao nhau
? Nếu hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau thì đoạn OO’ so với (R + r) như thế nào ?
? Nếu hai đường tròn (O) đựng đường tròn (O’) thì đoạn OO’ so với (R - r) như thế nào ?
? Đặc biệt O O’ thì đoạn nối tâm OO’ bằng bao nhiêu ?
GV : Ta cũng chứng minh được điều đảo lại của các khẳng định ở các mục a, b, c nói trên.
GV đưa bảng SGK tr121 và giải thích.
HS : Nhận xét tam giác OAO’ có :
OA - O’A < OO’ < OA + O’A
hay R - r < OO’ < R + r.
HS : Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’.
HS : OO’ = OA + O’A hay OO’ = R + r.
HS : Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong tại A thì điểm O’ nằm giữa O và A
OO’ + O’A = OA
OO’ = OA - O’A hay OO’ = R - r.
HS : OO’ = OA + AB + BO’
OO’ = R + AB + r
OO’ > R + r.
HS : OO’ = OA - O’B - AB
OO’ = R - r - AB OO’ < R - r.
HS : (O) và (O’) đồng tâm thì OO’ = 0.
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn (10’)
GV đưa hình 95 và hình 96 giới thiệu tiếp tuyến chung của hai đường tròn và các khái niệm tiếp tuyến chung trong, tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn.
GV yêu cầu HS làm ?3.
GV : Trong thực tế ta thường gặp các vật có hình dạng và kết cấu liên quan đến vị trí tương đối của hai đường tròn : .
HS quan sát hình vẽ và nghe GV giới thiệu.
HS làm ?3.
HS nghe GV giới thiệu và xem SGK tr122.
IV - Củng cố (4’)
- GV đưa bài tập 35 (SGK tr122). Học sinh lên bảng điền vào ô trống.
V - Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học lí thuyết theo SGK và vở ghi.
- Làm các bài 36, 37, 38 SGK tr123 và bài 68 (SBT tr138).
- Đọc mục “Có thể em chưa biết : Vẽ chắp nối trơn”.
______________________________
Tuần : 16
Ngày soạn: 19/12/07
Tiết: 32
Ngày dạy:
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm, tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.
- Cung cấp cho HS một vài ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn.
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Thước, com pa. Bảng phụ.
- HS : Thước, com pa.
C. Tiến trình dạy - học
I - ổn định lớp (1’)
II - Kiểm tra bài cũ (8’)
HS1: Điền vào ô trống bảng sau :
R
r
d
Hệ thức
Vị trí tương đối
4
2
6
3
1
Tiếp xúc trong
5
2
3,5
3
5
ở ngoài nhau
5
2
1,5
Giả sử C nằm giữa A và D (nếu D nằm giữa A và C chứng minh tương tự). Kẻ OH CD vậy OH cũng AB. Theo định lí đường kính và dây, ta có HA = HB và HC = HD
HA - HC = HB - HD hay AC = BD.
HS2: Chữa bài tập 37 tr123 SGK.
III - Luyện tập (26’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 38 (SGK tr123)
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV đưa hình vẽ sẵn trên bảng phụ để HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Bài 39 (SGK tr123)
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
a) Chứng minh góc BAC bằng 900.
GV gợi ý áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau.
b) Tính số đo góc OIO’.
c) Tính độ dài BC, biết OA = 9cm, O’A = 4cm.
GV : Hãy tính IA.
? Nếu bán kính của (O) bằng R và bán kính của (O’) bằng r thì độ dài BC bằng bao nhiêu ?
Bài 40 (SGK tr123)
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì hai bánh xe quay ntn?
(nếu HS không trả lời được thì GV gợi ý)
? Vậy quan sát các hệ thống bánh xe ở các hình 99a, b, c. Em hãy cho biết hệ thống nào chuyển động được ? Hệ thống nào không chuyển động được ?
HS đọc đề bài.
Giải
a) Tâm của các đường tròn có bán kính 1 cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O ; 3cm) nằm trên đường tròn (O ; 4cm).
b) Tâm của các đường tròn có bán kính 1 cm tiếp xúc trong với đường tròn (O ; 3cm) nằm trên đường tròn (O ; 2cm).
HS đọc đề bài, vẽ hình.
HS phát biểu :
a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có :
IA = IB ; IA = IC IA = IB = IC
ABC vuông tại A vì có trung tuyến AI bằng .
b) Có IO là phân giác góc BIA, có IO’ là phân giác góc AIC (theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).
Mà góc BIA và góc AIC kề bù.
.
c) Trong tam giác vuông OIO’ có IA là đường cao.
IA2 = OA. AO’ (hệ thức lượng trong tam giác vuông).
IA2 = 9. 4 = 36 IA = 6 (cm)
BC = 2 IA = 12 (cm).
HS : Khi đó IA = BC = 2
HS : Nếu hai đường tròn tiếp xúc ngoai thì hai bánh xe quay theo hai chiều khác nhau.
Nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì hai bánh xe quay cùng chiều.
HS : Hình 99a, 99b hệ thống bánh răng chuyển động được.
Hình 99c hệ thống bánh răng không chuyển động được.
IV - Củng cố (7’)
- GV yêu cầu HS đọc mục : “Có thể em chưa biết” (SGK tr124).
- Yêu cầu HS thực hành vẽ chắp nối trơn 1 số hình.
V - Hướng dẫn về nhà (3’)
- Làm các câu hỏi ôn tập chương II vào vở.
- Đọc và ghi nhớ tóm tắt kiến thức cần nhớ.
- Làm các bài tập 41 (SGK tr128), 70, 74, 75,76 (SBT tr138, 139)
______________________________
File đính kèm:
- Hinh 9(16).doc