Giáo án hình học 9 Tuần 19-24 - Vũ Văn Hạnh

1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được góc ở tâm, biết được cung hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.

- Biết được về số đo cung và cách so sánh hai cung.

2. Kỹ năng : - Học sinh thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo(độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung nửa đường tròn. HS biết suy ra số đo(độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600).

- Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.

3. Vận dụng : Học sinh hiểu và vận dụng được định lý về “cộng hai cung”.

- Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ.

- Biết vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lô gic.

 

doc29 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hình học 9 Tuần 19-24 - Vũ Văn Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ 2 Soạn : 04/01/2008 Tuần : 19 Giảng : 17/01/2008 Tiết : 37 Chương III. Góc với đường tròn. Đ 1. Góc ở tâm. số đo cung. A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được góc ở tâm, biết được cung hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn. - Biết được về số đo cung và cách so sánh hai cung. 2. Kỹ năng : - Học sinh thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo(độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung nửa đường tròn. HS biết suy ra số đo(độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600). - Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng. 3. Vận dụng : Học sinh hiểu và vận dụng được định lý về “cộng hai cung”. - Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ. - Biết vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lô gic. B. Chuẩn bị của GV và HS : * GV : thước thẳng, thước đo góc, compa * HS : học bài cũ làm các bài tập được giao, thước thẳng, thước đo góc, compa… C. các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : * GV vào bài chương III. Góc với đường tròn. III- Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu góc ở tâm. GV vẽ hình 1 lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sau đó trả lời các câu hỏi : ? Góc ở tâm là gì ? ? Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm nó chia đường tròn thành mấy cung ? là những cung nào ? ? Số đo (độ) của góc ở tâm có thể là những giá trị nào ? ? Mỗi góc ở tâm ứng với mấy cung ? hãy chỉ ra cung bị chắn ở hình 1a,b ? - HS : vẽ hình theo giáo viên rồi quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi của giáo viên : - HS : góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm. - HS : nó chia đường tròn thành hai cung : cung lớn và cung nhỏ. - HS: cung nằm trong góc ∝ là cung nhỏ, cung nằm bên ngoài góc ∝ là cung lớn. - HS : có thể lớn hơn 00 và nhỏ hơn 1800 hoặc bằng 1800. - HS : mỗi góc ở tâm có hai cung. Cung AmB là cung bị chắn bởi góc AOB. Còn góc AOB chắn cung nhỏ AmB. Góc bẹt COD chắn nửa đường tròn. 1. Góc ở tâm Định nghĩa : Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm. a) 00 <∝ < 1800 cung AB được kí hiệu là : AB. Để phân biệt hai cung có chung các mút A và B ta kí hiệu : AmB, AnB b) ∝ = 1800. Với góc ∝=1800 thì mỗi cung là một nửa đường tròn. - Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về số đo cung : GV đưa ra định nghĩa, yêu cầu học sinh phát biểu lại ? ? Muốn tìm số đo của một cung ta đi đo yếu tố nào ? ? Số đo của nửa đường tròn bằng bao nhiêu độ ? ? Số đo của cung được kí hiệu như thế nào ? GV đưa ra ví dụ và cho học sinh tìm hiểu về ví dụ đó? GV đưa ra nội dung chú ý và yêu cầu học sinh phát biểu lại nội dung ? - HS : phát biểu nội dung của định nghĩa. - HS : ta đo góc ở tâm chắn cung đó . - HS : số đo của nửa đường tròn bằng 1800. - HS : số đo của cung được kí hiệu là : sđ - HS : cùng giáo viên đi tìm hiểu ví dụ như sách giáo khoa. - HS : phát biểu nội dung chú ý : - Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 1800. - Cung lớn có số đo lớn hơn 1800. - Khi hai mút của cung trùng nhau ta có cung “cung không” với số đo 00 và cung cả đường tròn với số đo 3600. 2. Số đo cung : Định nghĩa : ∙ Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó . ∙ Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn) ∙ Số đo của nửa đường tròn bằng 1800. Ví dụ : sđAnB = 3600-1000 = 2600. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cách so sánh hai cung : GV chú ý cho học sinh là ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau. Hãy nêu kí hiệu về hai cung bằng nhau hoặc lớn hơn, nhỏ hơn ? ? Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 : - HS : chú ý theo dõi để hiểu về cách so sánh hai cung. - HS : phát biểu về cách so sánh hai cung của một đường tròn hoặc hai cung của hai đường tròn bằng nhau. - HS : AB = CD EF EF. - HS : thực hiện ?1 : 3. So sánh hai cung : ∙ Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo góc bằng nhau. ∙ Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn. * Hoạt động 4 : Tìm hiểu khi nào thì sđAB = sđ AC + sđ CB ? ? Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 ? - HS : vẽ hình 3 và 4 sách giáo khoa và tìm hiểu đặc điểm của hình vẽ A C 0 B - HS : thực hiện ?2 theo sự hướng dẫn của GV và sự gợi ý của SGK. Cho C là 1 điểm nằm trên cung AB, khi đó điểm C chia cung AB thành hai cung AC và BC. Định lý : Nếu C là một đỉêm nằm trên cung AB thì : sđ AB = sđ AC + sđ CB IV- Củng cố : - GV yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài đã học . - Yêu cầu học sinh thực hiện tại lớp bài tập 1(SGK-Tr68) Tìm số đo độ do kim giờ và kim phút tạo thành góc ở tâm ở đồng hồ ? Đáp án : a) 900 b). 1500 c). 1800 d) 00 e) 1200. V- Hướng dẫn học ở nhà : - Học kỹ các nội dung lý thuyết đã học. - Làm các bài tập 2, 3, 4 ,5,6,7 sách giáo khoa trang 69. - Chuẩn bị thước thẳng, com pa, thước đo góc để tiết sau luyện tập. Soạn : 06/01/2008 Tuần : 19 Giảng : 18/01/2008 Tiết : 38 Luyện tập . A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh nhận biết và nắm vững được góc ở tâm, biết được cung hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn. - Biết, nắm vững được về số đo cung và cách so sánh hai cung. 2. Kỹ năng : - Học sinh thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, - Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng. - Biết nhìn hình vẽ để phân biệt, nhận dạng được cung và góc ở tâm. 3. Vận dụng : Học sinh hiểu và vận dụng được định lý về “cộng hai cung”. - Biết vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lô gic. - Biết giải bài tập có liên quan. - Làm được các bài tập 2, 4, 5, 6, 7, 8 (SGK-Tr69). B. Chuẩn bị của GV và HS : * GV : bảng phụ 1 (nội dung là hình 8-SGK-Tr69); bảng phụ 2 (nội dung là bài tập8 SGK-Tr70), thước thẳng, thước đo góc, compa… * HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, nháp, thước thẳng, thước đo góc, compa… C. Các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : GV yêu cầu học nhắc lại một số nội dung sau : ?1 : Thế nào là góc ở tâm ? Thế nào là cung bị chắn ? ?2 : Nêu định nghĩa số đo cung ? ?3 : Hãy nêu cách so sánh hai cung ? ?4 : Khi nào sđ AB = sđ AC + sđ CB ? III- Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò * Hoạt động 1 : Tổ chức cho học sinh chữa bài tập GV yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện chữa bài tập 2 và 3 (SGK-Tr69) Yêu cầu học sinh vẽ hình, đo góc và đo cung thật chính xác? GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét, và đưa ra câu trả lời? I- Chữa bài tập : - HS : lên bản chữa bài tập 2 và 3 : Bài 2 : = 400; = 1400. Bài 3 : Học sinh lên bảng vẽ hình rồi dùng dụng cụ thước đo góc để thực hiện nội dung của bài toán. * Hoạt động 2 : Tổ chức cho học sinh luyện tập Yêu cầu học sinh thực hiện nhanh bài tập 4 (SGK-Tr69). GV vẽ hình, yêu cầu học sinh nhận dạng hình vẽ ? ? Tam giác OAT là tam giác gì ? ? Khi đó ta đã có hai góc nào bằng nhau? ? Điểm B có nằm trên đường thẳng OT không ? II- Luyện tập : Bài 4 : Tính số đo của góc ở tâm AOB và số đo cung lớn AB. ∆OAT vuông cân đỉnh A nên =450. suy ra góc ở tâm AOB = 450, khi đó số đo cung nhỏ AB bằng 450, số đo cung lớn AB bằng 3150. GV cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện bài tập 5 Yêu cầu các nhóm vẽ hình chính xác sau đó trả lời các câu a, b của bài tập ? ? Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau thì MO là đường gì ? ? Khi đó góc ở tâm tạo bởi hai bán kính sẽ gấp đôi góc nào ? Bài 5 : A M 350 O B * Các nhóm học sinh trình bày : a) góc AOB = 1800- 350 = 1450. b) sđ cung nhỏ AB = 1450 sđ cung lớn AB = 3600-1450= 2150. GV sử dụng bảng phụ là hình 8 sách giáo khoa treo lên bảng và yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 7 (SGK) để trả lời các nội dung của bài ? Nhận xét về các số đo cung nhỏ AM, CP, HN, DQ ? Hãy nêu tên các cung nhỏ bằng nhau ? Hãy nêu tên hai cung lớn bằng nhau. Bài 7 : Hình 8 * HS trả lời : a) các cung này đều có số đo(độ) bằng nhau. b) AM = HN = PC = QD c) AQ = MD IV- Củng cố : GV tiếp tục treo bảng phụ bài 8 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời theo câu hỏi của bảng phụ : Bài 8 : Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai ? Vì sao ? Hai cung bằng nhau thì có số đo bằng nhau. (Đáp án : đúng) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau (Đáp án : sai, vì nếu hai cung có số đo bằng nhau nhưng ở hai đường tròn không bằng nhau ) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn (Đáp án : sai, vì nếu hai cung có số đo bằng nhau nhưng ở hai đường tròn không bằng nhau ). Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.(Đáp án : đúng ) V- Hướng dẫn học ở nhà : - Yêu cầu học sinh học kỹ lại các phần lý thuyết của bài. - Xem lại nội dung các bài tập đã thực hiện trong tiết luyện tập. - Làm các bài tập 6, 9 (SGK-Tr70). - Đọc và tìm hiểu trước Đ2. Liên hệ giữa cung và dây. - Chuẩn bị thước thẳng, compa, nháp... Soạn : 10/01/2008 Tuần : 20 Giảng : Tiết : 39 Đ2. Liên hệ giữa cung và dây. A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh biết sử dụng các cụm từ “cung căng dây” và “dây căng cung” - Học sinh phát biểu và hiểu được các định lý 1 và 2 và biết cách chứng minh định lý 1, hiểu được vì sao các định lý 1 và 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau. 2. Kỹ năng : Học sinh thành thạo trong việc vẽ đường tròn, vẽ dây căng cung…học sinh có kỹ năng chứng minh định lý. 3. Vận dụng : Học sinh biết vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập, bài tập sách giáo khoa và biết ứng dụng các kiến thức vào thực tế. B. Chuẩn bị của GV và HS : *GV : thước thẳng, compa, phiếu học tập in sẵn cho các nhóm học sinh (nội dung của phiếu là bài tập 10sách giáo khoa trang 71). * HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, thước thẳng, com pa, nháp... C. Các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu học sinh phân tích và trả lời bài tập 8(SGK-Tr70) : Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai ? Vì sao ? a) Hai cung bằng nhau thì có số đo bằng nhau. b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau. c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn. d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn. III- Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm “cung căng dây” và “dây căng cung”. ? GV hỏi : người ta dùng cụm từ : “cung căng dây” và “dây căng cung” để chỉ mối liên hệ gì ? - HS : chú ý lắng nghe, vẽ hình. - HS : để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung hai mút. Trong một đường tròn, mỗi dây căng hai cung phân biệt. Dây AB căng hai cung AmB và AnB. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu định lý 1 GV yêu cầu học sinh đọc nội dung định lý 1 ? GV vẽ hình 10(SGK) lên bảng sau đó điền tên các dây, rồi yêu cầu học sinh tóm tắt nêu giả thiết kết luận của định lý ? GV yêu cầu học sinh thực hiện ?1 : hãy chứng minh định lý 1 ? GV yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của SGK để chứng minh được định lý/. ? GV gợi ý : để chứng minh được∆OAB = ∆OCD thì ta đã có yếu tố nào ? ? Nếu biết cung AB bằng cung CD rồi thì ta sẽ biết hai góc nào bằng nhau ? - HS : đọc nội dung của định lý 1 - HS : tóm tắt và nêu giả thiết kết luận của định lý như sách giáo khoa. - HS : thực hiện ?1 : bằng cách đọc nội dung gợi ý của sách giáo khoa. ∆OAB = ∆OCD - HS : đã biết : cung AB bằng cung CD - HS : ta sẽ biết góc AOB bằng góc COD. 1. Định lý 1 : Nội dung : SGK-Tr71 Giả thiết kết luận của định lý : a) AB = CD =>AB = CD b) AB = CD =>AB = CD Giải : a) từ AB = CD => góc AOB bằng góc COD; mặt khác : OA=OB=OC=OD (gt) =>∆OAB = ∆OCD => AB = CD. b) ∆OAB = ∆OCD(c.c.c) => góc AOB bằng góc COD => a) AB = CD * Hoạt động 3 : Tìm hiểu định lý 2 : GV yêu cầu học sinh đọc nội dung định lý 2 ? GV vẽ hình 11(SGK) lên bảng sau đó điền tên các dây, rồi yêu cầu học sinh tóm tắt nêu giả thiết kết luận của định lý ? Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 ? GV lưu ý cho học sinh là không cần chứng minh định lý này, ta chỉ công nhận nội dung của định lý. - HS : đọc nội dung của định lý 1 - HS : hiểu nội dung của định lý rồi viết giả thiết kết luận của định lý và hoàn thành ?2 : a) AB > CD =>AB > CD b) AB > CD =>AB > CD - HS : hiểu được phần giả thiết và kết luận của định lý. 2. Định lý 2 : Nội dung : SGK-Tr71 Tóm tắt : a) AB > CD =>AB > CD b) AB > CD =>AB > CD (Không chứng minh) IV- Củng cố : Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 10(SGK-Tr71) : a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R = 2cm. Nêu cách vẽ cung AB có số đo bằng 600. Hỏi dây AB dài bao nhiêu xentimét? b) Làm thế nào để chia được đường tròn thành 6 cung bằng nhau như hình vẽ : Đáp án : a) vẽ tam giác đều OAB sao cho OA = OB = AB = R = 2cm Khi đó góc AOB = 600, => sđ AB = 600. b) Trên đường tròn tâm O vẽ các đường tròn bán kính 2cm, khi đó đường tròn được chia thành 6 cung bằng nhau (mỗi cung có độ dài 2cm; cả đường tròn dài 12cm) Thật vậy, gọi C là độ dài đường tròn ta có : C = 2R = 2.3,14.2 = 12cm V- Hướng dẫn học ở nhà : - Học thật kỹ và hiểu nội dung của hai định lý 1 và 2. - Làm các bài tập 11,12, 13, 14 (SGK-Tr72) - Chuẩn bị thước thẳng, compa… - Đọc và tìm hiểu trước nội dung của Đ3. Góc nội tiếp. Soạn : 15/01/2008 Tuần : 20 Giảng : 25/01/2008 Tiết : 40 Đ3. Góc nội tiếp. A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp. - Học sinh phát biểu được và chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp, chứng minh được các hệ quả của các định lý trên. 2. Kỹ năng : Học sinh có kỹ năng nhận biết hình, vẽ hình và chứng minh hình vẽ được, biết cách phân chia trường hợp, biết phân biệt các góc nội tiếp. 3. Vận dụng : Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập sách giáo khoa và các bài tập thực tế. B. Chuẩn bị của GV và HS : * GV : thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ (nội dung của bảng phụ là bài tập ?1 sách giáo khoa trang 73). * HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao thực hiện các nhiệm vụ đã phân công, chuẩn bị thước thẳng, compa, thước đo góc... C. Các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : ?1 : Thế nào là góc ở tâm ? ?2 : Góc ở tâm có quan hệ gì với cung bị chắn ? III- bài mới : GV đặt vấn đề như sách giáo khoa ! Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu định nghĩa. GV thông báo với học sih định nghĩa. Yêu cầu học sinh phát biểu lại nội dung của định nghĩa ? ? Nhìn vào hình vẽ bên đâu là các góc nội tiếp ? ? Đâu là các cung bị chắn? - HS : chú ý lắng nghe giáo viên thông báo về định nghĩa và tiếp nhận nội dung thông tin này. - HS khác xung phong phát biểu lại nội dung của định nghĩa. - HS : xem hình vẽ rồi trả lời. 1. Định nghĩa : SGK-Tr72. A A B . . C O O B C Góc BAC là góc nội tiếp. Cung BC là cung bị chắn. GV dùng bảng phụ(nội dung của bảng phụ là bài tập ?1) treo lên bảng và yêu cầu học sinh lên bảng quan sát để thực hiện bài ?1 : Vì sao các góc ở trong bảng phụ không phải là các góc nội tiếp ? GV tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện ?2 theo nhóm bàn : GV yêu cầu học sinh đọc nội dung của bài toán ? - HS : quan sát bảng phụ kết hợp theo dõi sách giáo khoa để trả lời. - HS : đọc nội dung của bài toán. - HS : thực hiện bài tập ?2 theo nhóm bàn : sử dụng thước đo góc để đo các góc nội tiếp BAC rồi so sánh với số đo của cung bị chắn BC trong mỗi hình 16, 17, 18 (SGK_Tr74). ?1 : đáp án Vì các hình đó đều không thoả mãn 2 điều kiện : có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. Bài ?2 : Kết quả học sinh có thể báo cáo : số đo của các góc nội tiếp BAC đều bằng một nửa số đo của cung bị chắn BC. GV từ kết quả của bài ?2 người ta phát biểu thành định lý. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu định lý. GV yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định lý ? GV hướng dẫn học sinh chứng minh. Phân chia làm ba trường hợp cụ thể. GV yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở và đồng thời giáo viên cũng vẽ hình lên bảng. ? Nếu tâm O nằm trên một cạnh của góc BAC. Ta áp dụng định lý nào để biết góc BAC bằng một nửa của góc BOC ? ? Nếu tâm O nằm bên trong góc BAC ? GV hướng dẫn học sinh vẽ hình. ? Tâm O nằm nên ngoài góc BAC ? GV hướng dẫn : kẻ đường kính AE, nối BO, CO Khi đó : góc BAC = góc BAE – góc CAE. Mà BAE = sđ BC CAE = sđ CE Nên : BAC = sđ BC - HS : phát biểu nội dung của định lý. Nắm rõ nội dung của định lý. - HS : áp dụng định lý về góc ngoài của tam giác . - HS : dựa vào hướng dẫn và gợi ý của GV để tự chứng minh phần này. 2. Định lý SGK-Tr74 Chứng minh : Ta phân biệt ba trường hợp : - Tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc. - Tâm đường tròn nằm bên trong của góc. - Tâm đường tròn nằm bên ngoài của góc. a) Tâm O nằm trên một cạnh của góc BAC. Tam giác OAC cân, ta có BAC = BOC nhưng góc ở tâm BOC chắn cung nhỏ BC. Vậy BAC =sđ BC. b) Tâm O nằm bên trong góc BAC. Vì O nằm bên trong góc BAC nên tia OA nằm giữa hai tia AB và AC, điểm D nằm trên cung BC, ta có các hệ thức : BAD + DAC = BAC sđ BD + sđ DC = sđ BC ta có : BAD = sđ BD DAC = sđ DC Nên : BAC = sđ BC * Hoạt động 3 : Tìm hiểu các hệ quả của định lý. GV nêu hệ quả và yêu cầu học sinh phát biểu các hệ quả /? GV yêu cầu học sinh vẽ hình minh hoạ cho các tính chất trên ? hoàn thành bài tập ?3 ? - HS : theo dõi và tiếp nhận hệ quả. - HS : phát biểu hệ quả. - HS : thực hiện ?3 : 3. Hệ quả : (SGK-Tr74,75) IV- Củng cố : GV cho học sinh thực hiện bài 15 ngay tại lớp : Các khẳng định sau đúng hay sai ? a) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau. (Đ) b) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung.(S) V- Hướng dẫn ở nhà : - Học thật kỹ các phần lý thuyết về góc nội tiếp. - Nội dung của định lý và các phần chứng minh; - Nội dung các hệ quả - Làm các bài tập 16,17,18,19 (SGK-Tr75) Chuẩn bị thước thẳng, compa, thước đo góc … và chuẩn bị các bài tập cho tiết sau luyện tập. Soạn : Tuần : 21 Giảng : Tiết : 41 Luyện tập . A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và nắm rõ được định nghĩa về góc nội tiếp. - Học sinh vận dụng được định lý về số đo của góc nội tiếp, vận dụng được các hệ quả của các định lý trên. 2. Kỹ năng : Học sinh có kỹ năng nhận biết hình, vẽ hình và chứng minh hình vẽ được, biết cách phân chia trường hợp, biết phân biệt các góc nội tiếp. 3. Vận dụng : Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập sách giáo khoa và các bài tập thực tế. - Làm được tốt các bài tập 16, 18 (SGK-Tr75) - Hiểu được các bài tập 19, 20, 21, 22 (SGK-Tr75, 76) B. Chuẩn bị của GV và HS : * GV : thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ (nội dung của bảng phụ là bài tập 16,17,18 sách giáo khoa trang 75). * HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao thực hiện các nhiệm vụ đã phân công, chuẩn bị thước thẳng, compa, thước đo góc... C. Các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : (xen kẽ trong quá trình luyện tập) III- bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tổ chức cho học sinh chữa bài tập. GV tổ chức cho học sinh lên bảng chữa bài tập 16 (SGK-Tr75) ? Yêu cầu đứng tại chỗ để trả lời bài tập 17 và 18 (SGK-Tr75). Cho học sinh chữa bài tập 18 (SGK-Tr75). - HS : chuẩn bị bài đã làm ở nhà. - 1HS xung phong lên bảng chữa bài tập 16. - HS khác xung phong phát biểu trả lời bài tập 17 và 18. - HS : thực hiện bài tập 18, quan sát hình vẽ 20. I- Chữa bài tập : Bài 16 : Hình 19(SGK-Tr75) a) góc MAN = 300 => góc MBN = 600 => góc PCQ = 1200 b) góc PCQ = 1360 => góc MBN = 680 => góc MAN = 340. Bài 18 : Các góc PAQ, PBQ, PCQ bằng nhau vì chúng cùng là góc nội tiếp và cùng chắn một cung PQ. * Hoạt động 2 : Tổ chức cho học sinh luyện tập. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 19, giáo viên vẽ hình lên bảng Yêu cầu một học sinh lên bảng nêu giả thiết kết luận ? Bài toán yêu cầu ta phải chứng minh vấn đề gì ? ? Ta đã biết có những cạnh nào vuông góc với nhau ? hay có bao nhiêu góc vuông trong hình ? ? Trong một ta giác có ba đường nào đồng quy tại một điểm ? GV : yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện hai bài tập bài 20 và bài 22 (SGK) Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu giả thiết kết luận của bài toán. Yêu cầu học sinh ở dưới lớp thực hiện vào nháp, sau đó nhận xét và kiểm tra bài tập của hai học sinh đã thực hiện trên bảng ? - HS : đọc nội dung của bài tập 19. - HS : khác lên bảng nêu giả thiết, kết luận của bài toán. - HS : ở dưới lớp theo dõi và vẽ hình vào vở. - HS : ta phải chứng minh SH ⊥ AB. - HS : góc BMA là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn. góc ANB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn. - HS : ba đường đồng quy là ba đường phân giác, trung trực, trung tuyến, phân giác, ba đường cao. - HS : lên bảng trình bày hình vẽ, nêu giả thiết kết luận của bài toán. - HS : ở dưới lớp thực hiện làm nhanh bài tập. - HS : tổ chức nhận xét và kiểm tra bài tập. C M A O B II- Luyện tập : Bài 19 : A M S H 0 N B Ta có : BM ⊥ SA Và BN ⊥ SB Như vậy BM và BN là hai đường cao cuả tam giác SAB và H là trực tâm. Suy ra SH ⊥ AB (trong một tam giác, ba đường cao đồng quy). Bài 21 : A 0 0’ C B D Nối B với ba điểm A, C, D ta có : góc ABC bằng 900 (vì là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn). Tương tự ta có ABD = 900 vậy ABC + ABD= 1800 => ba điểm C, B, D thẳng hàng. Bài 22 : trong tam giác vuông CAB, với đường cao AM, ta có hệ thức : MA2 = MB.MC (hệ thức lượng trong tam giác vuông) IV- Củng cố : Bài 24 : Đáp án : Ta gọi MN = 2R là đường kính của đường tròn chứa cung tròn AMB . Ta có : KA. KB = KM. KN Hay KA. KB = KM(2R – KM). Thay số, ta có 20. 20 = 3(2R-3). Do đó 6R = 400 + 9 = 409 Vậy R = ≈ 68,2 (m). V- Hướng dẫn học ở nhà. - Học kỹ nội dung lý thuyết của bài. - Làm các bài tập còn lại sau tiết luyện tập. - Đọc trước nội dung bài Đ4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Chuẩn bị thước thẳng, com pa, thước đo góc, thước vuông. Soạn : Tuần : 21 Giảng : Tiết : 42 Đ4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh nhận biết được góc tạo bởi tia tia tiếp tuyến và dây cung. - Học sinh phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. 2. Kỹ năng : - Học sinh có kĩ năng vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Học sinh biết phân chia các trường hợp để tiến hành chứng minh định lý, và tiến hành làm các bài tập trong thực tế. 3. Vận dụng : Học sinh có thái độ tích cực trong học tập, cẩn thận trong việc vẽ hình, biết vận dụng các kiến thức vào việc giải bài tập sách giáo khoa và trong thực tế. B. Chuẩn bị của GV và HS : * GV : thước thẳng, com pa, thước đo góc, êke… * HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, thước thẳng, com pa, thước đo góc, êke… C. Các hoạt động dạy học : I- ổn định tổ chức : sĩ số : vắng : II- Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là góc nội tiếp ? Nêu mối quan hệ giữa góc nội tiếp và số đo cung bị chắn? III- Bài mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. GV yêu cầu học sinh vẽ và quan sát hình 22 SGK ? ? Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là gì ? ? Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết có mấy góc tạo bởi tia tiếp tiếp tuyến và dây cung ? ? Góc BAx có cung bị chắn là cung nào ? ? Góc BAy có cung bị chắn là cung nào ? - HS : vẽ và quan sát hình 22(SGK) vào vở : x A B 0 y - HS : có hai góc là góc BAx và góc Bay. - HS : Góc BAx có cung bị chắn là cung nhỏ AB - HS : Góc BAy có cung bị chắn là cung lớn AB. 1. Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Góc BAx có đỉnh A nằm trên đường tròn, cạnh Ax là một tia tiếp tuyến còn cạnh kia chứa dây cung AB, góc như vậy gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Cung nằm bên trong góc là cung bị chắn. Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 SGK ? GV nhận xét và chính xác kết quả. - HS : thực hiện ?1 * Hoạt động 2 : Phát hiện định lý về số đo góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm để hoàn thiện ?2 . Vẽ góc BAx tạo bởi tia tiếp tuyến Ax và dây cung AB khi : BAx = 300, BAx = 900, BAx = 1200. ? Trong mỗi trường hợp, cho biết số đo của cung bị chắn tương ứng ? Từ đó giáo viên đưa ra nội dung của định lý, yêu c

File đính kèm:

  • docH×nh häc 9.3.doc