Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
A.Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía
B.Mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng
C.Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau
D.Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz có A thuộc Ox, I thuộc Oy, K thuộc Oz. Điểm K nằm giữa hai điểm A và I thì:
A.Tia Ox nằm giữa hai tia Oz và Oy
B.Tia Oy nằm giữa hai tia Oz và Ox
C.Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
D.Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Cho ba điểm M, N, P không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng d. Biết rằng đường thẳng d cắt đoạn thẳng MN nhưng không cắt đoạn MP. Kết luận nào sau đấy là đúng nhất?
A.Hai điểm M, P nằm cùng phía đối với đường thẳng d
B.Hai điểm M, N nằm khác phía đối với đường thẳng d
C.Điểm N và P thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ d
D.Cả A, B, C đều đúng
GV nhận xét, đánh giá, nhắc lại kiến thức qua trò chơi
GV: Dẫn dắt vào bài
8 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 16: Góc - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/1/2021
Ngày dạy: 28/01/2021
Tiết 16 - §2: GÓC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa góc, góc bẹt, số đo góc, góc vuông, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết các cách gọi tên và kí hiệu khác nhau của cùng một góc.
2. Về kĩ năng
- Biết vẽ góc, đặt tên góc, kí hiệu góc.
- Nhận biết được điểm nằm bên trong góc
3. Về thái độ
HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, biết bảo vệ quan điểm cá nhân.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, PHT, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ, thước kẻ.
2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức về nửa mặt phẳng
Hình thức DH: Tổ chức trò chơi
Thời gian: 5 phút
Nội dung hoạt động:
1, Trò chơi: Hoa quả nổi giận
+Luật chơi: Các loài sâu gây hại đang có ý định phá hoại vườn cây, hãy giúp các loại cây tiêu diệt chúng bằng cách trả lời các câu hỏi nhé!
Câu 1: Chọn câu đúng
A.Trang sách là hình ảnh của mặt phẳng
B.Sàn nhà là hình ảnh của mặt phẳng
C.Mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng
D.Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng:
A.P và Q thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a
B.P và Q thuộc hai nửa mặt phẳng bờ a
C.P nằm trên đường thẳng a
D.P và Q nằm trên đường thẳng a
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
A.Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía
B.Mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng
C.Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau
D.Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz có A thuộc Ox, I thuộc Oy, K thuộc Oz. Điểm K nằm giữa hai điểm A và I thì:
A.Tia Ox nằm giữa hai tia Oz và Oy
B.Tia Oy nằm giữa hai tia Oz và Ox
C.Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
D.Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Cho ba điểm M, N, P không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng d. Biết rằng đường thẳng d cắt đoạn thẳng MN nhưng không cắt đoạn MP. Kết luận nào sau đấy là đúng nhất?
A.Hai điểm M, P nằm cùng phía đối với đường thẳng d
B.Hai điểm M, N nằm khác phía đối với đường thẳng d
C.Điểm N và P thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ d
D.Cả A, B, C đều đúng
GV nhận xét, đánh giá, nhắc lại kiến thức qua trò chơi
GV: Dẫn dắt vào bài
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Góc – Góc bẹt
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được định nghĩa về góc – góc bẹt, biết cách kí hiệu góc.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút
* GV: Hãy vẽ hai tia chung gốc Ox và Oy.
( Chú ý có hai trường hợp là hai tia đối nhau và hai tia không đối nhau.)
*GV giới thiệu:
+ Hình vẽ trên gọi là góc, O là đỉnh của góc, hai tia Ox và Oy là hai cạnh của góc.
Thế nào là góc?
+ Đọc: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O
+ Kí hiệu: hoặc hoặc
Ngoài ra còn có các kí hiệu:
+ O gọi là đỉnh của góc, hai tia Ox và tia Oy gọi là cạnh của góc
* GV: Trên hình vẽ thứ nhất, GV lấy M Ox ; NOy và giới thiệu: khi đó ta có thể đọc thay góc xOy là : Góc MON hoặc góc NOM.
* Củng cố: Trên hình vẽ thứ hai, GV lấy E Ox ; KOy và yêu cầu HS đọc tên góc theo các cách khác nhau?
* Một học sinh lên bảng vẽ
*HS:
+ Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
+ Lắng nghe và ghi bài.
* HS lắng nghe.
* HS trả lời: hoặc hoặc hoặchoặc .
1. Góc.
* Ví dụ:
* Định nghĩa (SGK/73)
Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
+ Hình vẽ trên gọi là góc.
O: đỉnh
Ox, Oy là hai cạnh
+ Đọc: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O.
+ Kí hiệu: hoặc hoặc
Ngoài ra còn có các kí hiệu:
* Chú ý :
Nếu M Ox ; NOy khi đó ta có thể đọc góc xOy là : Góc MON hoặc góc NOM
* GV : trở lại hình vẽ có góc mà hai cạnh của góc là hai tia đối nhau và giới thiệu góc còn được gọi là “góc bẹt”.
* Vậy: Góc bẹt là gì ?.
* GV : Nhận xét và khẳng định:
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
* Củng cố:
+ GV : Yêu cầu học sinh làm ?.
Hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt ?
+ HS nêu khái niệm góc là gì, thế nào là góc bẹt.
* HS lắng nghe.
* HS: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
*HS:
+ Một số hình ảnh thực tế: Góc bàn, góc bảng, tia sáng...
+ HS phát biểu.
2. Góc bẹt
Ví dụ:
* Định nghĩa (SGK/74)
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
HĐ2: Vẽ góc
Mục tiêu: Học sinh thao tác được cách vẽ góc.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút
* GV: Mỗi góc có một đỉnh và hai cạnh. Vậy làm thế nào để vẽ được một góc bất kì?
* GV khẳng định lại: Để vẽ được góc bất kì thì ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của góc.
* Củng cố: GV cho HS thực hành vẽ góc
a/ Vẽ góc bẹt zBk.
b/ Vẽ hình 5 trong SGK vào vở.
Trên hình có bao nhiêu góc? Kể tên
GV: + Góc xBk có đặc điểm gì về cạnh?
+ Để vẽ hình 5, ta vẽ điểm O, rồi vẽ các tia Ox, Oy, Ot.
+ GV phân tích bước làm và cùng thao tác với học sinh.
*GV: Trong trường hợp có nhiều góc, để phân biệt các góc người ta vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ để nối hai cạnh của góc. Ví dụ : và
*HS: Trả lời.
*HS tự vẽ vào vở, đại diện 2 HS lên bảng vẽ hình.
* HS: Hai cạnh Bx và Bk của góc là hai tia đối nhau.
* HS lắng nghe.
3. Vẽ góc
Ví dụ:
a/ Vẽ góc bẹt zBk.
b/ Vẽ hình 5 trong SGK vào vở.
Góc tOy còn kí hiệu là và góc yOx còn kí hiệu là
HĐ3: Điểm nằm bên trong góc
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được thế nào là điểm nằm bên trong góc, điều kiện để một hay nhiều điểm nằm bên trong góc.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút
* GV :Quan sát hình 6 (SGK–74) ,cho biết :
+ Góc xOy có phải là góc bẹt không ?.
+ Tia OM có vị trí như thế nào so với hai Ox và Oy ?.
* GV : Nhận xét và giới thiệu :
Ta thấy hai tia Ox và Oy không phải là hai tia đối nhau và tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy . Khi đó ta gọi điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy. Và tia OM là tia nằm bên trong góc xOy.
* GV : + Trong một góc bất kì, có bao nhiêu điểm nằm trong góc ?
+ Điều kiện gì để một hay nhiều điểm nằm bên trong góc ?.
* GV củng cố: khi nào điểm M là điểm nằm trong góc xOy ?
* HS : Trả lời.
* HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
* HS : Trả lời.
3. Điểm nằm bên trong góc
* Hình 6 (SGK/74)
Nhận xét:
Góc xOy khác góc bẹt.
Ta gọi điểm M là điểm nằm bên trong và tia OM là tia nằm bên trong .
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-Kiểm tra và đánh giá việc nắm bài tập trên lớp của HS.
-Năng lực làm việc: Năng lực tư duy, năng lực vẽ hình
Thời gian: 5 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND cần đạt
GV: Yc HS làm bài 6/SGK/75 vào vở
GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi HS nhận xét và sửa chữa (nếu có)
HS: Làm bài
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
Bài 6/SGK/75
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh. Hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc.
b) Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR và ST.
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức về góc để giải quyết các vấn đề thực tế
Thời gian: 4 phút
Nội dung hoạt động:
Bài 10/SGK/75
HS nhận xét và tìm cách giải. GV trợ giúp (nếu cần)
IV.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Học kỹ lại các kiến thức của bài
- Làm bài tập 7, 8, 9/SGK/75
- Chuẩn bị cho tiết tiếp theo
V.RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_16_goc_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx