§6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. MỤC TIÊU:
• Kiến thức: - Hiểu được khái niệm tia phân giác, đường phân giác của một góc.
• Kỹ năng : - Nhận biết được đâu là tia phân giác của một góc.
- Biết cách vẽ tia phân giác của một góc, vận dụng để giải bài tập.
• Thái độ : - Cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ, chính xác khi đo đạc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, giấy trong, thước đo góc.
- Học sinh : SGK, vở ghi bài, thước đo góc, thước kẻ, bút chì.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 6 tiết 21: Tia phân giác của góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Phượng Hồng
Họ và tên sinh viên : Trần Nguyễn Việt Hằng GIÁO ÁN HÌNH HỌC LỚP 6
Trường: THCS Đoàn Thị Điểm Ngày soạn: 02/03/2013
Lớp : 6A4 Ngày dạy :
Tiết: 21 - Tuần:.
§6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: - Hiểu được khái niệm tia phân giác, đường phân giác của một góc.
Kỹ năng : - Nhận biết được đâu là tia phân giác của một góc.
- Biết cách vẽ tia phân giác của một góc, vận dụng để giải bài tập.
Thái độ : - Cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ, chính xác khi đo đạc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, giấy trong, thước đo góc.
- Học sinh : SGK, vở ghi bài, thước đo góc, thước kẻ, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho xOy = 1200 , xOz = 600 .
a. Tia Oz có nằm giữa tia Ox và tia Oy không?
b. Tính yOz , so sánh : yOz và xOz ?
Đáp án: a. Ta có: xOy = 1200 và xOz = 600
Do xOz < xOy
Nên tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy
b. Ta có : xOz + zOy = xOy
Từ đó : 600 + zOy = 1200
Suy ra: zOy = 600
Vậy : xOz = zOy = 600
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tia phân giác của một góc là gì? (10 phút)
- Trình bày hình vẽ lên bảng (bảng phụ).
- Trong hình vẽ bên, tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Các em hãy quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu vị trí của tia Oz đối với 2 tia Ox và Oy?
2. Với ký hiệu trên hình vẽ, các em hãy so sánh 2 góc tạo bởi tia Oz với 2 cạnh Ox và Oy?
- Vậy thế nào là tia phân giác của một góc, các em đọc định nghĩa tia phân giác SGK/ 85. Gọi HS đứng tại chỗ phát biểu.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 1.
- Đặt câu hỏi:
1. Tại sao Oz là tia phân giác của góc xOy?
2. Tại sao On là tia phân giác của góc mOl?
3. Ok có phải là tia phân giác của góc iOp không?
- Sau mỗi câu trả lời gọi HS nhận xét.
- Nhận xét cuối cùng.
- Chú ý theo dõi.
- Chú ý lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1. Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
2. xOy = yOz
- HS phát biểu định nghĩa, cả lớp chú ý lắng nghe.
- HS trả lời: Các hình có chứa tia phân giác là: hình a, b. Hình a có Oz là tia phân giác của góc xOy. Hình b có tia phân giác là On của góc mOp.
- Oz là tia phân giác của góc xOy vì góc xOz và yOz có kí hiệu góc giống nhau.
- On là tia phân giác của góc mOl vì:
mOn + nOl = mOl
Vì: mOn + 450 = 900
Nên:mOn = 450
Vậy: mOn = nOl = 450
- Ok không là tia phân giác của góc iOp vì góc iOk và kOp có kí hiệu góc khác nhau.
1. Tia phân giác của một góc là gì ?
y
x
z
O
Hình 36
- Định nghĩa tia phân giác: SGK/ 85.
- Bài tập 1: (Bảng phụ)
Hãy chỉ ra các hình có chứa tia phân giác, gọi tên các tia phân giác ấy?
z
x
a)
O
y
b)
O
450
m
n
l
i
c)
O
k
p
Hoạt động 2: Cách vẽ tia phân giác của một góc (10 phút)
- Có mấy cách vẽ tia phân giác của một góc? Kể tên (gọi 1 HS).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho thêm 1 ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 800
. Cách 1: trình bày bằng bảng phụ.
x
O
z
y
400
400
. Cách 2: Gấp giấy
Vẽ góc xOy lên giấy trong. Gấp giấy sao cho cạnh Ox trùng với cạnh Oy. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác. Vẽ tia phân giác theo nếp gấp đó.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, 4HS/ nhóm. Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập 2.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ hình.
- Gọi đại diện 2 nhóm khác đứng tại chỗ nhận xét bài làm.
- Nhận xét cuối cùng.
- Có 2 cách vẽ tia phân giác của một góc:
. Dùng thước đo góc
. Gấp giấy
- Chú ý lắng nghe, theo dõi
- Chú ý lắng nghe, theo dõi
- Chú ý quan sát.
- Làm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS 1: Giải:
Ta có: xOy = yOz
Mà : xOy + yOz = 600
Suy ra: xOz = = 600
Vẽ tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy sao cho xOz = 600
- HS2: Giải:
Ta có: mOk = kOp
Mà : mOk + kOp = 540
Suy ra: mOk = = 270
Vẽ tia Ok nằm giữa tia Om và Op sao cho mOk = 270
- Đại diện 2 nhóm nhận xét, lớp lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc:
- Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 800
. Cách 1: Dùng thước đo góc
Giải:
Ta có: xOy = yOz
Mà : xOy + yOz = 800
Suy ra: xOz = = 400
Vẽ tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy sao cho xOz = 400
. Cách 2: Gấp giấy (h.38)
- Bài tập 2: (Bảng phụ)
Hãy chứng minh tia Oz và tia Ok lần lượt là tia phân giác của góc xOy và góc mOp.
x
a) Biết xOy = 1200
O
y
z
b) Biết mOk = 540
m
p
O
k
Hoạt động 3: Chú ý (5 phút)
- Sử dụng hình 36. Gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
. Gọi tên tia phân giác của góc xOy ?
. Giải thích.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Tháo phần giấy bị che ra, đặt câu hỏi:
. Tia Oz và tia Om ở vị trí như thế nào với nhau?
. Tia Om và tia On ở vị trí như thế nào với nhau?
. Tia Ox và tia Oy ở vị trí như thế nào với nhau?
- Kết luận: Vậy đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
- Yêu cầu HS phát biểu lại định nghĩa đường phân giác.
- Gọi 2 HS đứng tại chỗ đọc tên các đường phân giác ở hình 39 SGK/ 86.
- Gọi 2 HS nhận xét.
- Nhận xét cuối cùng.
- 1 HS trả lời. Cả lớp chú ý lắng nghe.
. Oz là tia phân giác của góc xOy.
. Oz là tia phân giác của góc xOy vì góc xOz và yOz có kí hiệu góc giống nhau.
- Lớp chú ý lắng nghe.
- Tia Oz là tia đối của tia Om.
- Tia Om là tia đối của tia On.
- Tia Ox là tia đối của tia Oy.
- Chú ý lắng nghe, ghi chép.
- Phát biểu định nghĩa.
- HS phát biểu:
. Ở hình a, có mn là đường phân giác của góc xOy.
. Ở hình b, có mn là đường phân giác của góc xOy và xy là đường phân giác của góc mOn.
3. Chú ý:x
O
z
y
x
Hình 39
y
z
O
m
a)
m
b)
x
n
O
y
- Định nghĩa: SGK/ 86
Hoạt động 4: Củng cố (13 phút)
- Gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm bài tập.
- Gọi 3 HS nhận xét.
- Nhận xét cuối cùng.
z
x
y
1.
i
O
2. Cách vẽ:
Ta có: xOy = yOz
Mà : xOy + yOz = 1260
Suy ra: xOz = = 630
Vẽ tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy sao cho xOz = 630.
- 3 HS nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
1. Vẽ góc xOy có số đo 1260.
2. Vẽ tia phân giác của góc xOy ở câu 1, nêu cách vẽ.
3. Vẽ đường phân giác của góc xOy.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học định nghĩa tia phân giác, đường phân giác và cách vẽ tia phân giác của một góc.
- Làm bài 30, 31, 32 SGK/ 87.
- Làm các bài tập trong phần luyện tập SGK/ 87.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...
...
...
...
File đính kèm:
- Bài 6.doc