Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì?
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kỹ năng
- Sử dụng com pa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
- Phân biệt được đường tròn, cung tròn.
3. Thái độ, tình cảm
- Cẩn thận, chính xác khi sử dụng com pa
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 6 tiết 25: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/03/2011
Ngày giảng: 25/03/2011
Tiết 25: Đường tròn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì?
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kỹ năng
- Sử dụng com pa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
- Phân biệt được đường tròn, cung tròn.
3. Thái độ, tình cảm
- Cẩn thận, chính xác khi sử dụng com pa
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Thước kẻ, com pa
- HS: Thước kẻ, com pa
III. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề..
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức: Lớp 6A ( / 35); Vắng: .
Lớp 6B ( / 35); Vắng: .
2. Khởi động:
3. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động 1: (17 phút) Tìm hiểu đường tròn, hình tròn
- Mục tiêu: Hiểu đường tròn là gì? hình tròn là gì?
- Đồ dùng dạy học: Compa, thước thẳng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì
- Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm
- GV vẽ đoạn thẳng đơn vị quy ước, vẽ đường tròn
- GV lấy các điểm A, B. C... bất kỳ trên đường tròn
? Các điểm A, B, C cách điểm O một khoảng là bao nhiêu
- GV đường tròn tâm O bán kính 2 cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2 cm
? Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm như thế nào
- GV giới thiệu hình tròn tâm O bán kính R
? Điểm nằm trên đường tròn
?Điểm nằm trong đường tròn
? Điểm nằm ngoài đường
tròn
? So sánh độ dài các đoạn
thẳng
+,ON và OM
+, OP và OM
? Làm thế nào để so sánh
được các đoạn thẳng đó
? Các điểm nằm trên, nằm
bên trong, nằm bên ngoài
cách tâm một khoảng như
thế nào so với bán kính?
- GV: Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn
? Thế nào là hình tròn
- Để vẽ đường tròn ta dùng com pa
- HS vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm
- HS lắng nghe
- HS quan sát
+ Các điểm A, B, Ccách điểm O một khoảng là 2cm
- HS lắng nghe
+ (O,R) là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R
- HS lắng nghe
+ M, A, C thuộc đường tròn (O, R)
+ Điểm N
+ Điểm P
- HS đo và so sánh
+, ON < OM
+, OP > OM
+ Dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng
+ Các điểm nằm trên cách tâm một khoảng bằng bán kính
+ Các điểm nằm bên trong cách tâm một khoảng nhỏ hơn bán kính
+ Các điểm nằm bên ngoài cách tâm một khoảng lớn hơn bán kính
- HS quan sát
+ HS nêu định nghĩa SGK
1. Đường tròn, hình tròn
* Định ngĩa (SGK - 89)
* Kí hiệu: (O,R)
- Ta có : (O,2)
- M, A, C thuộc đường tròn (O, R)
- Điểm N nằm bên trong (O,R)
- Điểm P nằm bên ngoài (O,R)
* Định nghĩa (SGK - 90)
Hoạt động 2: (13 phút) Cung và dây cung
- Mục tiêu: Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, compa
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát H44, H45
- GV yêu cầu HS vẽ (O,R) và 2 điêm A, B nằm trên (O,R)
? Cung là gì
? Dây cung là gì
? Thế nào là đường kính của hình tròn
? Gọi AB là đường kính, đường kính như thế nào với bán kính
- HS đọc và quan sát
- HS vẽ
+ Lấy 2 điểm A, B thuộc đường tròn, 2 điểm này chia đường tròn thành 2 phần => mỗi phần là 1 cung
+ Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung
+ Đường kính của đường tròn là một dây đi qua tâm
+ Đường kính dài gấp đôi bán kính
2. Cung và dây cung
- Hai điểm A, B chia đườn tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn. Hai điểm A, B là hai mút của cung
- Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung
- Đường kính của đường tròn là một dây đi qua tâm
Hoạt động 3: (8 phút) Một công dụng khác của com pa
- Mục tiêu: Sử dụng com pa thành thạo.
- Đồ dùng dạy học: Compa, thước thẳng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
- Com pa có công dụng chính dùng để vẽ đường tròn ngoài ra còn công dụng để so sánh 2 đoạn thẳng
- Yêu cầu HS dùng com pa so sánh O’M, ON,
- Com pa cũng được dùng để đặt đoạn thẳng rồi tính tổng
- GV nhận xét và chốt lại
- HS lắng nghe
- Dùng com pa đặt vào đoạn thẳng ON rồi đặt vào đoạn thẳng O’M
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và ghi vở
3. Một công dụng khác của com pa
* Ví dụ 1:
ON < O’M
* Ví dụ 2:
AB = 3cm; CD = 4cm
ON = OM + MN
= AB + CD = 3 + 4
= 7 cm
Hoạt động 4: (6 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: HS làm được các bài tập SGK
- Đồ dùng dạy học: Compa, thước thẳng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc bài 39
? Bài tập cho biết gì và yêu cầu gì
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời phần a
? I là trung điểm của AB => I thoả mãn mấy điều kiện
- Yêu cầu HS về nhà làm tiếp phần c
- GV nhận xét và chốt lại
- Đọc bài 39
*Cho: (A,3cm); (B,2cm)
Tìm:
a) CA, CB, DB, DA
b) I là trung điểm AB không
c) IK = ?
- HS đứng tại chỗ trả lời
+ I là trung điểm của
AB =>+ I nằm giữa A, B
+ IA = IB
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe
4. Luyện tập
Bài 39( SGK - 92)
a, CA = 3cm; CB = 2cm
Da = 3cm; DA = 2cm
b, Có I nằm giữa A và B nên: AI + IB = AB
=> AI = AB - IB = 2cm
=> AI = IB = = 2cm
=> I là trung điểm của AB
V. Tổng kết (1 phút)
- Học bài và xem lại các bài tập đã chữa
- BTVN: 38, 39c, 40, 41, 42 (SGK - 92, 93)
VI. hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Đọc và chuẩn bị trước bài 9: Tam giác.
File đính kèm:
- Tiet 25.doc