Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 10: Đối xứng trục

A. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d

 - HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng, hình thang cân là hình thang có trục đối xứng.

 - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đoạn thẳng.

 - Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng

 - HS nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 10: Đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 10/ 2007 Ngày giảng: / 10/ 2007 Tiết 10: ĐốI XứNG TRụC A. Mục tiêu: - HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d - HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng, hình thang cân là hình thang có trục đối xứng. - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đoạn thẳng. - Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng - HS nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế. B. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ, tấm bìa chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang cân... HS: Thước thẳng, bảng nhóm, compa. C. Phương pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Thuyết trình - Dạy học trực quan - Vấn đáp, gợi mở D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A 8B 8C II. Kiểm tra bài cũ: HS: - Đường trung trực của đoạn thẳng là gì? - Cho đường thẳng d và một điểm A (A d). Hãy vẽ điểm A' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA' Lời giải: - Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó. - Hình vẽ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - Chỉ vào hình và giới thiệu: A' gọi là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d và A là điểm đối xứng với A' qua đường thẳng d. - Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d? - Cho HS đọc lại định nghĩa hai điểm đối xứng qua đường thẳng. - Cho đường thẳng d, M không thuộc d, B thuộc d. Hãy vẽ điểm M' đối xứng với M qua d, điểm B' đối xứng với B qua d? - Nêu nhận xét về B và B'? - Nêu quy ước SGK-T84 - Nếu cho điểm M và đường thẳng d. Có thể vẽ được mấy điểm đối xứng với M qua d? - Yêu cầu HS thực hiện ?2/SGK-T84 - Nêu nhận xét về điểm C'? - Hai đoạn thẳng AB và A'B' có đặc điểm gì? - Giới thiệu AB và A'B' là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua d. - Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d? - Đưa ra bảng phụ vẽ các hình 53, 54, giới thiệu về các hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. - Người ta chứng minh được rằng: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. - Hãy tìm trong thực tế các hình đối xứng với nhau qua một trục? - Yêu cầu HS làm?3 - Vậy điểm đối xứng với mỗi điểm của ABC qua đường cao AH nằm ở đâu? - AH gọi là trục đối xứng của tam giác ABC. - Giới thiệu định nghĩa trục đối xứng của hình H - Đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ. - Dùng các miếng bìa gấp theo các trục đối xứng để minh hoạ. - Đưa ra tấm bìa hình thang cân, hỏi: Hình thang cân có trục đối xứng không? là đường nào? - Gấp hình minh hoạ. Giới thiệu định lí. - Lắng nghe, có nhu cầu tìm hiểu - Hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. - Đọc và ghi nhớ định nghĩa. - Một HS lên bảng vẽ, dưới lớp vẽ vào vở và nhận xét. - Nhận xét: BB' - Đọc lại và ghi nhớ quy ước. - Chỉ vẽ được 1 điểm đối xứng với M qua d. - Đọc và vẽ hình theo yêu cầu ?2. - Điểm C' thộc đoạn thẳng A'B'. - Có A' đối xứng với A, B' đối xứng với B qua đường thẳng d. - Lắng nghe và ghi nhớ - Nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. - Lắng nghe Gv trình bày. - Ghi lại kết luận - Tìm được các ví dụ. - Đọc và trả lời. - Điểm đối xứng với mỗi điểm của ABC vẫn nằm trên ABC. - Hiểu và ghi nhớ. - Đọc lại định nghĩa. - Đọc, quan sát hình vẽ, trả lời ?4. - Quan sát và làm theo - Hình thang cân có trục đối xứng, là đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy. - Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, đọc lại định lí. 1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. Quy ước: (SGK-T7) 2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. - Đường thẳng d là trục đối xứng của hai hình đó. 3. Hình có trục đối xứng Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H. Định lí: đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. IV. Củng cố: - Hệ thống các kiến thức trong bài - Làm bài tập 41/SGK-T88 V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài, học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài. - Làm tốt các bài tập 35, 36, 37, 38. 39/SGK-T87,88 E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... .....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGAH807-10.doc
Giáo án liên quan