Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 21: Luyện tập

A. MỤC TIÊU:

- Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi, thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành

- HS có kĩ năng vẽ hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi, có kĩ năng trình bày lời giảI với các lập luận lôgíc, chặt chẽ.

 - Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.

B. CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng, bảng phụ, compa, êke, phấn màu

 HS: Thước thẳng, êke, compa.

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

 - Dạy học trực quan

 - Phương pháp vấn đáp, gợi mở

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 21: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 11/ 2007 Ngày giảng: / 11/ 2007 Tiết 21: luyện Tập A. Mục tiêu: - Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi, thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành - HS có kĩ năng vẽ hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi, có kĩ năng trình bày lời giảI với các lập luận lôgíc, chặt chẽ. - Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. B. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, bảng phụ, compa, êke, phấn màu HS: Thước thẳng, êke, compa. C. Phương pháp giảng dạy - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - Dạy học trực quan - Phương pháp vấn đáp, gợi mở D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A 8B 8C II. Kiểm tra bài cũ: HS: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi? III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - Đưa ra bài tập 74/SGK - Trong hình thoi hai đường chéo như thế nào với nhau? - Muốn tính được cạnh của hình thoi trong bài tập ta phải vận dụng kiến thức nào? - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tính cạnh của hình thoi. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 74/SGK-T106 - Để chứng minh MNPQ là hình thoi ta cần chỉ ra điều gì? - Chứng minh bốn cạnh của tứ giác MNPQ bằng nhau bằng cách nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài tập - Thống nhất cả lớp. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 76/SGK-T106 - MN có quan hệ như thế nào với ABC? - PQ có quan hệ như thế nào với ADC? - MNPQ có là hình bình hành không. Vì sao? - Hai đường chéo BD và AC như thế nào với nhau? - Hình bình hành có một góc vuông là hình gì? - Yêu cầu một HS lên bảng trình bày. - Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cách trình bày. - Đọc đề bài và nghiên cứu cách làm. - Hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - Để tính được cạnh của hình thoi ta vận dụng định lí Pitago. - Báo cáo kết quả, chọn phương án B - Vẽ hình ghi GT, KL của bài toán. - Ta cần chỉ ra bốn cạnh của tứ giác đó bằng nhau. - Chứng minh các tam giác MAN, PBN, MDQ, PCQ bằng nhau. - Thảo luận nhóm, trình bày lời giải ra bảng nhóm. - Nhận xét, bổ sung, ghi vở lời giải đúng. - Một HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL - MN là đường trung bình của ABC - PQ là đường trung bình của ADC - MNPQ là hình bình hành vì có các cạnh đối song song. - BD AC MN MQ - Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. - Một HS lên bảng trình bày lời giải, dưới lớp cùng làm và nhận xét. - Ghi vở lời giải đúng. Bài 74/SGK-T106 - Cạnh của hình thoi bằng: Vậy phương án B đúng. Bài 75/SGK-T106 GT ABCD là hcn NA=NB, PB=PC QC=QD, MA=MD KL MNPQ là hình thoi Chứng minh: Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB=CD, AD=BC NA=NB=QC=QD; PB=PC=MA=MD. Vậy 4 tam giác vuông: MAN, PBN, MDQ, PCQ bằng nhau MN=NP=PQ=MQ Vậy MNPQ là hình thoi . Bài 76/SGK-T106 GT ABCD là hình thoi MA=MB, NB=NC QA=QD, PD=PC KL MNPQ là hcn Chứng minh: MA=MB , NB=NC (gt) MN là đường trung bình của ABCMN//AC (1) PQ là đường trung bình của ADC PQ//AC (2) Từ (1) và (2) MN//PQ Chứng minh tương tự ta có MQ//NP MNPQ là hình bình hành ACBD (gt) mà MN//AC và MQ//BD MNMQ Hình bình hành MNPQ có nên là hình chữ nhật (đpcm) IV. Củng cố: - Yêu cầu HS phát biểu lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi. - Qua các bài tập trong giờ ta đã củng cố được các kiến thức nào? V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa, các kiến thức có liên quan - Làm bài tập 135, 136, 137, 138/SBT - Đọc trước bài “Hình vuông” E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGAH807-21.doc