A. MỤC TIÊU
- Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết: HS hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về trục đối xứng (Hai điểm đối xứng nhau qua trục, hai hình đối xứng qua trục, trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng).
- Kĩ năng: HS thực hành vẽ hình đối xứng của một điểm, của một đoạn thẳng qua trục đối xứng; vận dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toán thực tế.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Bảng phụ, compa, thước thẳng.
HS: Compa, thước thẳng.
3. PHƯƠNG PHÁP
- Gợi mở
- Vấn đáp
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1. Ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- HS:
+ Phát biểu định nghĩa về hai điểm đối xứng qua một đường thẳng d.
+ Cho một đường thẳng d và một đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
4.3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2007- 2008 Tiết 11 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/09/2008
Ngày giảng: 8A (03/10/2008)
Bài soạn:
Tuần: 7
Tiết: 11
6. luyện tập
A. Mục tiêu
- Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết: HS hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về trục đối xứng (Hai điểm đối xứng nhau qua trục, hai hình đối xứng qua trục, trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng).
- Kĩ năng: HS thực hành vẽ hình đối xứng của một điểm, của một đoạn thẳng qua trục đối xứng; vận dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toán thực tế.
b.chuẩn bị của gv và hs
gV: Bảng phụ, compa, thước thẳng.
HS: Compa, thước thẳng.
3. Phương pháp
- Gợi mở
- Vấn đáp
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- HS:
+ Phát biểu định nghĩa về hai điểm đối xứng qua một đường thẳng d.
+ Cho một đường thẳng d và một đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
4.3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
hoạt động 1
(luyện tập)
GV cho HS làm bài tập 36 SGK
GV cho lớp nhận xét về cách trình bày và kết quả làm bài của bạn, sau đó có thể nhắc lại cách giải
GV cho một HS đọc đề bài 39, giáo viên vẽ hình 60 SGK lên bảng
Gv cho HS lớp làm việc theo nhóm sau đó xuống lớp quan sát xem các nhóm hoạt động
GV cho HS cả lớp nhận xét, rồi có thể nhắc lại các bước làm trên bảng và đưa ra lời giải mẫu trên bảng phụ
GV cho HS đọc đề bài 41
- Giải thích cho câu a (dựng vào hình 52 SGK đã học và thừa nhận)
- Giải thích cho câu b (mỗi cặp đoạn thẳng đối xứng với nhau qua d thì bằng nhau do đó có độ dài bằng nhau. Hai tam giác đối xứng nhau qua d có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau do đó chu vi chủ của chúng cũng bằng nhau)
- Giải thích câu d (đưa ra hình vẽ một đoạn thẳng AB có hai trục đối xứng. Đó là đường trung trực của AB và đường chứa AB.
HS (thực hiện theo yêu cầu của giáo viên)
- HS1 đọc đề bài
- HS2 lên bảng trình bày lời giải với các nội dung công việc như sau:
+ Dùng thước đo góc vẽ góc
+ Vẽ các điểm B, C đối xứng với A qua Ox, Oy
+ Trả lời câu hỏi a), b)
HS (nêu ý kiến nhận xét):
- HS1 phát biểu
- HS2 phát biểu
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- HS1 đọc đề bài
- HS cả lớp vẽ hình 60 vào vở
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- Các nhóm làm việc tại chỗ, trả lời hai câu hỏi a, b trong SGK
- Sau vài phút các nhóm trưởng đưa bảng phụ treo trên bảng
HS lớp nêu nhận xét góp ý rồi ghi vào vở bài tập hoặc sửa chữa chỗ sai nếu có
HS (thực hiện theo yêu cầu của giáo viên):
- HS1 đọc đề bài
- HS2 trả lời câu a
- HS3 trả lời câu b
- HS4 trả lời câu c
- HS5 trả lời câu d
Khi trả lời cần giải thích rõ ràng
Bài tập 36 (SGK – T87)
a) Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy ta có:
- Ox là đường trung ttrực của AB do đó cân tại O.
(1)
- Oy là trung trực của AC, do đó cân tại O.
(2)
- Từ đẳng thức (1) và (2):
OB = OC.
b) Xét hai tam giác cân OAB và OAC, ta có:
= 500 (gt)
Vậy
= 2.50
= 1000
Hay
Bài tập 39 (SGK – T88)
a) Gọi C là điểm đối xứng với A qua d, D là giao điểm của d và BC. d là đường trung trực của AC (theo cách dựng điểm C).
Ta có:
AD = CD (vì D d)
AE = CE (vì E d)
Do đó:
AD + DB = CD + DB = CB (1)
AE + EB = CE + EB (2)
Mà CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác)
nên từ các hệ thức (1), (2)
b) với mọi vị trí của E (ED) thuộc d.
Vậy con đường ngắn nhất mà bạn Tú đi từ A đến bờ sông d rồi về B là con đường A đến D rồi D đến B (nói ngắn gọn lại là con đường ADB).
Bài tập 41 (SGK – T88)
a) Đúng
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
4.4. Củng cố
- Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
- Định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
- Định nghĩa hình có trục đối xứng.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Bài tập 40, 42 (SGK – T88, 89).
- Bài tập cho HS khá: Bài 63,67, 71, 72 SBT – T66, 67).
5. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Tiết 11.doc