1. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh qua đó rút ra kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh trong hoạt động dạy và học.
- Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài toán.
- Giáo dục cho các em tính trung thực, kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc.
2. Chuẩn bị
- Gv : Đề kiểm tra ( phôto cho học sinh ).
- Hs : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn.
3. Phương pháp
4.Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
- Giáo viên giao đề cho học sinh làm bài
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2007- 2008 Tiết 25 Kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2008
Ngày giảng: 8A (21/11/2008))
Bài soạn:
Tuần: 14
Tiết: 25
Kiểm tra chương I
1. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh qua đó rút ra kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh trong hoạt động dạy và học.
- Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài toán.
- Giáo dục cho các em tính trung thực, kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc.
2. Chuẩn bị
- Gv : Đề kiểm tra ( phôto cho học sinh ).
- Hs : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn.
3. Phương pháp
4.Tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A Sĩ số: Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
- Giáo viên giao đề cho học sinh làm bài.
Đề bài
phòng GD - ĐT thành phố móng cái
trường ptcs vĩnh trung
đề kiểm tra 1 tiết
Năm học: 2008 - 2009
Môn: Toán 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu dưới đây có kèm theo các câu trả lời A, B, C, D. Em hãy chọn câu trả lời đúng và ghi vào bài làm:
1. Tứ giác có nhiều nhất:
A. 4 góc nhọn B. 3 góc nhọn C. 2 góc nhọn D. 1 góc nhọn
2. Nếu hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì
A. Hai cạnh bên song song. B. Hai cạnh bên bằng nhau.
C. Hai cạnh bên song song hoặc hai cạnh bên bằng nhau.
D. Hai cạnh bên song song và hai cạnh bên bằng nhau.
3. Hình thang vuông là tứ giác
A. Có 2 góc vuông B. Có 2 góc kề một cạnh bằng nhau
C. Có hai góc kề với một cạnh bằng 900 D. Cả ba câu đều sai
4. Hình thang cân là hình thang
A. Có hai đường chéo vuông góc với nhau B. Có hai đường chéo bằng nhau
C. Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
D. Cả 3 câu trên đều đúng
5. Hình chữ nhật là
A. Một tứ giác có một góc vuông B. Một tứ giác có hai góc vuông
C. Một tứ giác có ba góc vuông D. Cả 3 câu đều đúng
6. Hình thoi là tứ giác có hai đường chéo
A. Bằng nhau B. Vuông góc C. Bằng nhau và vuông góc D. Vuông góc và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
7. Một hình vuông có cạnh bằng 3 (cm). Đường chéo của hình vuông đó bằng
A. 6 (cm) B.(cm) C. 5 (cm) D. 6 (cm)
8. Hình vẽ sau đây có mấy trục và mấy tâm đối xứng
A. Có một đối xứng và một tâm đối xứng.
B. Có vô số trục đối xứng và một tâm đối xứng.
C. Có một trục đối xứng và vô số tâm đối xứng.
D. Có vô số tâm đối xứng và vô số trục đối xứng
II. Tự luận (6 điểm)
1. Tính giá trị x và y trong hình 1,
biết AM = MP = PB,
AN = NQ = QC và PQ = 10 (cm)
2. Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, CD, DB.
a) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình bình hành.
b) Các cạnh AD và BC của tứ giác ABCD cần có điều kiện gì để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
-------------------Hết-----------------
phòng GD - ĐT thị xã móng cái
trường ptcs vĩnh trung
hướng dẫn chấm đề kiểm tra
Năm học: 2007 - 2008
Môn: Toán 8
Phần
Câu
Lời giải
Điểm
I. Trắc nghiệm
1
B
0,5
2
D
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
C
0,5
6
D
0,5
7
B
0,5
8
B
0,5
II. Tự luận
1
Xét có AM = MP, AN = NQ
nên x = MN = PQ : 2 = 10 : 2 = 5 (cm) và MN // PQ
Nối B và N cắt nhau tại I. Xét có BP = PM và MN // PI nên BI = IN.
Xét có NI = IB và NQ = QC nên IQ // BC.
Từ đó suy ra tứ giác MNCB là hình thang có PQ là đường trung bình nên x + y = 2PQ = 20 Do đó y = 15 (cm)
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Vẽ hình, ghi GT KL đúng
0, 5
a)
Tam giác ABD có AM = MB và QB = QD nên QM // AD và QM = AD.
Tương tự, ta có PN // AD và PN = AD.
Do đó, QM // PN và QM = PN.
Vậy tứ giác MNPQ là hình bình hành
b)
Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật khi và chỉ khi , mà QM // AD, MN // BC ADBC.
Tứ giác MNPQ là hình thoi khi và chỉ khi QM = MN, mà
MQ = AD, MN = BC, nên AD = BC.
Tứ giác MNPQ là hình vuông khi và chỉ khi và
QM = MN, nên ADBC và AD = BC.
1
0,75
0,75
0,75
Ghi chú : Trên đây là lời giải sơ lược, học sinh giải bằng cách khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa.
4.4. Củng cố
- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
4.5. Hướng dẫn về nhà
-Xem trước bài "Hàm số y = ax2 (a 0)
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………….…………………………………………………………………………………………….…………………………………………
…………………………………………………….…………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Tiết 25.doc