A. Mục tiêu.
Qua bài này HS cần:
+ Hệ thống hoá các kiến thức về tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu
nhận biết).
+ Vận dụng các kiến thức trên đẻ giải các bài tập tính toán, chứng minh, nhận biết hình,tìm
điều kiện của hình.
+ HS Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng
B. Chuẩn bị
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn một số bài tập, sơ đồ nhận biết các loại tứ giác
Thước thẳng, compa, êke, phấn màu
+ HS: Câu hỏi ôn tập
C. Tiến trình dạy học
I. Bài cũ: ( Tiến hành trong quá trình ôn tập )
II Ôn tập
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2007- 2008Tiết 23, 24 Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23+24. ôn tập chương I
A. Mục tiêu.
Qua bài này HS cần:
+ Hệ thống hoá các kiến thức về tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu
nhận biết).
+ Vận dụng các kiến thức trên đẻ giải các bài tập tính toán, chứng minh, nhận biết hình,tìm
điều kiện của hình.
+ HS Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng
B. Chuẩn bị
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn một số bài tập, sơ đồ nhận biết các loại tứ giác
Thước thẳng, compa, êke, phấn màu
+ HS: Câu hỏi ôn tập
C. Tiến trình dạy học
I. Bài cũ: ( Tiến hành trong quá trình ôn tập )
II Ôn tập
Hoạt động của GV và HS
nội dung
A. Ôn tập lí thuyết.
GV: nêu các câu hỏi yêu cầu HS lần lượt trả lời
- Định nghĩa tứ giác? hình thang, hình thang cân? hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông ?
- Nêu tính chất về góc của tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
- Nêu tính chất về đường chéo của hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông ?
- Trong các tứ giác đã học hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng ?
GV: Đưa sơ đồ nhận biết các loại tứ giác yêu cầu HS nêu các dấu hiệu nhận biết và thể hiện bằng các mũi tên vào sơ đồ viết vào sơ đồ
B. Bài tập
* Bài tập 88 (SGK tr111)
GV: Yêu cầu 1hs đọc to bài tập 88 SGK
Vẽ hình, ghi GT, KL vào vở
GV: Với GT của bài toán đã cho thì tứ giác EFGH là hình gì ? Hãy chứng minh?
GV: Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật thì cần thêm điều kiện gì ? Vậy AC và BD phải như thế nào?
GV: Tương tự tìm điều kiện của CA và DB để EFGH là hình thoi, hình vuông ?
* Bài tập 89 (SGK tr111)
GV: Yêu cầu 1HS đọc to bài toán. GV vẽ hình ghi GT, KL của bài toán lên bảng, yêu cầu HS vẽ hình ghi GT, KL vào vở
GV: Ta cần chứng tỏ thêm điều gì để M đối xứng với E qua AB?
+ MD như thế nào với AC ? Vì sao ?
+ AB là đường trung trực của MD vì sao?
GV: Tứ giác AEMC là hình gì? Vì sao?
Tứ giác AEBM là hình gì? Vì sao?
* Bài tập 87 (SGK tr111)
GV: Đưa sơ đồ hình 109 SGK tr111, yêu cầu HS bổ sung các từ còn thiếu trong các câu
A. Ôn tập lí thuyết.
I. Các định nghĩa
II. Các tính chất
III. Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác
B. Bài tập
* Bài tập 88 (SGK tr111)
GT Cho tứ giác ABCD
EA = EB, FB = FC
GC = GD, HA = HD
KL Tìm điều kiện của AC và BD
để:
a, EFGH là hình chữ nhật ?
b, EFGH là hình thoi ?
c, EFGH là hình vuông ?
Bài làm.
Ta có: EA = EB (gt) => HE là đường trung bình
HA = HD (gt) của rABD
=> HE // DB và HE = BD (1)
Tương tự FG là đường trung bình của rCBD
=> FG // BD và FG = BD (2)
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình bình hành
a) Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật nếu có một góc vuông hay EF ^ EH
ú AC ^ BD ( vì EH // BD, EF // AC )
b, Hình bình hành EFGH là hình thoi nếu có hai cạnh kề bằng nhau hay EF = EH
ú AC = BD ( vì EF = AC, EH = BD)
c, Hình bình hành EFGH là hình vuông nếu EFGH là hình chữ nhật và EFGH là hình thoi hay
AC ^ BD và AC = BD.
* Bài tập 89 ( SGK tr111 )
GT Cho rABC vuông tại A
MB = MC. DA = DB
E đối xứng vơi M qua D
KL a, c/m: E đối xứng với
M qua AB
b, AEMC, AEBM là hình
gì? Vì sao?
c, Cho BC = 4cm, tính chu
vi tứ giác AEBM.
d, Tìm điều kiện của rABC để AEBM là
hình vuông
Bài làm
a, MD là đường trung bình của rABC nên MD // AC mà AC ^ AB => MD ^ AB
Ta có AB là đường trung trực của ME nên E đối xứng với M qua AB.
b, TA có ME // AC, ME = AC ( vì cùng bằng 2MD)
nên MEAC là hình bìmh hành.
Tứ giác AEBM có hai đường chéo AB và EM cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên AEBM là hình thoi.
* Bài tập 87 (SGK tr111)
a, Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình bình hành, hình thang.
b, tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình thang, hình bình hành,
c, Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp các hình vuông.
III. Hướng dẫn về nhà.
+ Ghi nhớ các nội dung đã ôn tập
+ Bài tập: 89(c,d), 90 SGK tr111,112
159, 160, 163 SGK tr 76, 77.
+ Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- Tiet23+24.doc